Đóng cửa nơi mệnh danh là ‘cánh cổng địa ngục’ trên Trái Đất
Cổng địa ngục rực cháy suốt gần nửa thế kỷ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của khách du lịch và những người ưa mạo hiểm, nhưng nó sẽ đóng cửa trong thời gian tới.
Nơi mệnh danh là cánh cổng địa ngục trên Trái Đất thực chất là một miệng núi lửa Darvaza rộng ngang sân bóng đá, sâu 20 mét, có tổng diện tích 5.350 m2 đã rực cháy suốt gần nửa thế kỷ qua.
Đóng cửa nơi mệnh danh là ‘cánh cổng địa ngục’ trên Trái Đất
Câu chuyện bắt đầy từ trung tâm sa mạc Karakum của Turkmenistan, là một phần của Liên bang Xô viết hồi năm 1971. Người Liên Xô khi đó theo đuổi tìm kiếm các mỏ dầu và phát hiện ra thứ mà họ cho là có nguồn dồi dào trên sa mạc.
Các chuyên gia đã lắp đặt một trạm nghiên cứu khai thác gồm có một mũi khoan lớn và nặng. Sau khi khoan, các kỹ sư nhanh chóng nhận ra rằng họ đã đánh giá sai bản chất của mỏ khí.
Thay vì khoan vào dầu, họ đã kích hoạt hoạt động bên trên một túi khí tự nhiên khổng lồ. Giàn khoan nhanh chóng sụp đổ, tạo ra một cái hố khổng lồ mà ngày nay được gọi là miệng núi lửa Darvaza.
Video đang HOT
Lo ngại khí metan trong miệng hố thoát ra sẽ hút hết lượng oxy trong không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng địa phương, các nhà khoa học đã quyết định đốt cháy nó.
Ban đầu các chuyên gia cho rằng chỉ cần mất vài tuần là sẽ xử lý xong, sau đó chất lượng không khí của sa mạc Karakum sẽ tiếp tục như bình thường. Nhưng dự đoán của họ là sai lầm. Cho đến nay, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sáng kể từ lần đầu tiên cách đây nửa thế kỷ.
Nhiều năm qua, khu vực kỳ lạ ở Turkmenistan là điểm thu hút nhiều khách du lịch. Tính trong 5 năm gần đây nhất, khoảng 50.000 khách du lịch đã đến thăm địa điểm này.
Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống Turkmenistan đã quyết định đưa ra lệnh đóng cửa địa điểm mệnh danh là ‘cánh cổng địa ngục’.
Một trong những lý do dẫn tới việc đưa ra quyết định dập tắt đám cháy là do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân đại phương sống gần đó, lãng phí tài nguyên khí thiên nhiên, hủy hoại môi trường.
Chính phủ Turkmenistan ra chỉ thị tập hợp các nhà khoa học, và nếu cần sẽ mới thêm các chuyên gia tư vấn nước ngoài để tìm giải pháp dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Ông Berdymukhamedov trở thành Tổng thống Turkmenistan từ năm 2006, nổi tiếng với niềm yêu thích đối với kiến trúc bằng vàng và đá cẩm thạch. Nhà lãnh đạo đang cho xây dựng các tòa nhà chính phủ mới đồ sộ hơn, tượng đài và các công trình kiến trúc, chủ yếu tập trung ở thủ đô.
Một trong công trình gây ấn tượng là bức tượng một con chó chăn cừu Turkmen khổng lồ bằng vàng. Đây là giống chó mà ông Berdymukhamedov yêu thích, đồng thời là một trong những biểu tượng chính thức của đất nước.
Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Big Ben, mạnh hơn bom hạt nhân sượt qua Trái Đất
Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA cho biết tiểu hành tinh 1994 WR12 tiếp cận Trái Đất vào những ngày cuối năm 2021.
Tiểu hành tinh có kích thước hơn tòa tháp Big Ben do nhà thiên văn học người Mỹ Carolyn S. Shoemaker phát hiện khi quan sát Đài thiên văn Palomar vào ngày 28/11/1994.
Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất cho biết tiểu hành tinh 1994 WR12 liệt vào danh sách rủi ro tác động hành tinh từ năm 2016. Tuy nhiên, kể từ đó, mức độ đe dọa của nó đã giảm dần sau nhiều lần quan sát.
Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Big Ben, mạnh hơn bom hạt nhân sượt qua Trái Đất
1994 WR12 có kích thước khoảng 131 mét, nếu va vào Trái Đất sẽ tạo ra một vụ nổ tương tự hơn 77 megaton TNT, mạnh hơn 1/2 lần so với Tsar Bomba, vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm.
Tiểu hành tinh sẽ đi qua Trái Đất ở khoảng cách 6 triệu km, do vậy, hành tinh xung quanh vẫn an toàn.
Để tránh những lo ngại về an toàn cho Trái Đất, hiện tại, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thử nghiệm sứ mệnh DART, có nhiệm vụ làm chuyển hướng tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại cho hành tinh.
Đây là thử nghiệm đầu tiên về công nghệ mới nhằm ngăn chặn các vụ va chạm trong tương lai. Một số ý kiến cho rằng tiểu hành tinh va vào Trái Đất trong quá khứ chính là nguyên nhân dẫn đến việc khủng long tuyệt chủng.
Vì vậy, việc nghiên cứu theo dõi tiểu hành tinh gần Trái Đất vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học. Theo dự kiến, DART có thể 'đấm' một tiểu hành tinh đi chệch hướng, kỹ thuật tác động động học làm thay đổi chuyển động của một tiểu hành tinh trong không gian.
Nếu thành công, các nhà khoa học có thể thay đổi quỹ đạo của bất kỳ mảnh vỡ nào trong vũ trụ một cách hiệu quả. Đánh bật tiểu hành tinh lớn ra khỏi con đường của chúng trước khi nó gây ra nguy hiểm.
Kể từ năm 1968, các nhà khoa học đã theo dõi hơn 1.000 tiểu hành tinh đã đi qua gần hành tinh bằng cách sử dụng radar. Kỹ thuật này cho phép cơ quan vũ trụ lập bản đồ chính xác quỹ đạo, kích thước và hình dạng của những tảng đá không gian.
Thông qua kính thiên văn, NASA cũng đã phát hiện ra 27.323 tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất. Chỉ dưới 10.000 trong số này có kích thước khoảng 140 mét và 891 có kích thước hơn một km.
Khoảnh khắc ấn tượng về bình minh trên Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS có cơ hội nhìn thấy 16 lần bình minh trong một ngày. Các phi hành gia đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đôi khi chia sẻ những hình ảnh thú vị về Trái Đất khi nhìn từ vũ trụ. Mới đây, những hình ảnh về 16 lần bình...