Đóng cửa, di dời nhà máy quặng gây ô nhiễm
Trước sự việc nhà máy sản xuất quặng molipden của Công ty CP Kinh doanh và chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng tại phường Anh Dũng – Dương Kinh (Hải Phòng) gây ô nhiễm, UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu nhà máy dừng hoạt động, lập kế hoạch di dời.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Quang Sản – Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP Hải Phòng cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc hàng chục hộ dân phường Anh Dũng, quận Dương Kinh chốt chặn tại nhà máy sản xuất quặng molipden của Công ty CP Kinh doanh và chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường nhà máy này gây ra, Sở TN&MT TP Hải Phòng đã vào cuộc giải quyết dứt điểm.
Đến thời điểm hiện tại, UBND TP Hải Phòng và Sở TN&MT đã thống nhất yêu cầu phía nhà máy phải dừng hoạt động, di dời toàn bộ số chất thải rắn còn tồn đọng và lập kế hoạch di dời nhà máy khỏi khu vực dân cư.
Nhà máy sản xuất quặng molipden gây ô nhiễm môi trường sẽ phải di dời khỏi khu dân cư.
Video đang HOT
Ông Sản cũng cho biết, việc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy sản xuất quặng moliphen là do UBND quận Dương Kinh cấp. Sở TN&MT TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu UBND quận Dương Kinh thực hiện giám sát một cách nghiêm túc bản cam kết này của nhà máy.
Việc công ty CP Kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng được thuê gần 3ha đất để xây dựng khu thương mại dịch vụ vật tư xuất nhập khẩu và xưởng sản xuất bao bì carton nhưng không sử dụng đất đúng mục đích sản xuất mà lại xây dựng nhà máy sản xuất quặng molipden, Sở TN&MT TP Hải Phòng đã cho lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, rà soát để xử phạt theo quy định pháp luật.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, bức xúc trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden tại phường Anh Dũng – Dương Kinh – Hải Phòng, hàng chục người dân đã dựng lều bạt bao vây khiến nhà máy tê liệt hoàn toàn.
Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden này bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Suốt từ khi hoạt động tới nay, với công nghệ nung chảy quặng lạc hậu, đốt bằng than và các hoá chất khác, nhà máy đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng về cả nguồn nước đến không khí, khiến người dân sống gần nhà máy “sống dở chết dở”.
Theo Dantri
Đấu giá đất di dời của các bộ, ngành
Trụ sở mới của Bộ Nội vụ tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, TP.Hà Nội - Ảnh V.S
Kiến nghị di dời 17 đơn vị ra khỏi nội đô, một số đất của bộ, ngành sau khi di dời sẽ đấu giá tạo nguồn vốn xây dựng các trụ sở mới... là những thông tin trong báo cáo của Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ.
Theo báo cáo "Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở các bộ, ngành và các cơ quan đoàn thể TW tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030" của Bộ Xây dựng trình Chính phủ, số bộ, ngành TW được kiến nghị di dời là 17 đơn vị (trước đó Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội kiến nghị 19 đơn vị). Theo Bộ Xây dựng, sau khi rà soát 36 cơ quan trong diện quy hoạch, Bộ Xây dựng đã đưa ra kiến nghị di dời các bộ, ngành dựa trên 4 tiêu chí về vị trí, đất đai, cơ sở vật chất và hạ tầng hỗ trợ.
Cụ thể, số lượng cơ quan di dời trụ sở làm việc dự kiến khoảng 11 bộ, một cơ quan thuộc Chính phủ và năm cơ quan TW các đoàn thể. Trong đó, hiện đã có tám bộ, bốn cơ quan ngang bộ, bảy cơ quan thuộc Chính phủ và một cơ quan TW đoàn thể đã ổn định vị trí.
Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành tại các hội nghị góp ý kiến, để đảm bảo yêu cầu đáp ứng về diện tích làm việc, cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng bến bãi đỗ xe, dự kiến quỹ đất xây dựng các bộ, ngành khoảng 3 - 5 ha/trụ sở, tương đương 1.200 - 1.500 người/cơ quan theo quy mô số người làm việc của từng bộ và vị trí bố trí trụ sở mới. Đối với các cơ quan TW, các đoàn thể khoảng 1 - 2 ha/trụ sở. Tổng nhu cầu đất dành cho 17 đơn vị khoảng 45 - 50 ha.
Vị trí di dời các đơn vị trên cũng là vị trí mà Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã kiến nghị trước đó. Khu vực Tây Hồ Tây dành 27 ha đất để xây dựng trụ sở của tám bộ, ngành. Khu vực Mễ Trì dự kiến xây dựng trụ sở ba bộ và năm cơ quan TW các đoàn thể với tổng quỹ đất 20 - 50 ha.
Ưu tiên công cộng và cây xanh
Tại báo cáo, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều phương án sử dụng quỹ đất sau khi di dời của các bộ, ngành. Tuy nhiên Bộ Xây dựng cũng khuyến khích chuyển đổi chức năng các cơ sở cũ sang các mục đích công cộng, không gian xanh phục vụ cho cộng đồng và giảm sự mất cân đối về cơ cấu đất theo từng khu vực. Các trụ sở có công trình mang giá trị về kiến trúc sẽ được ưu tiên sử dụng cho các mục đích văn hóa.
Đáng chú ý, các trụ sở bộ, ngành nằm ở các khu vực có cơ sở hạ tầng tốt, có vị trí xa trung tâm được Bộ Xây dựng kiến nghị cho phép chuyển đổi sang các mục đích thương mại để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi chức năng cụ thể của từng lô đất sẽ được UBND TP.Hà Nội, Bộ Tài chính đề xuất cụ thể ở các bước tiếp theo, làm cơ sở cho công tác định giá cho thực hiện đấu giá công khai theo quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng cũng trình ra ba phương án xây dựng trụ sở mới gồm: phương án 1, giao cho các bộ, ngành làm chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng phương án 2, giao cho UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư xây dựng hoàn thiện và bàn giao lại cho các cơ quan sử dụng phương án 3, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành sử dụng. Sau khi đầu tư xây dựng xong giao các cơ quan tiếp quản sử dụng.
Theo TNO
Phản đối các cây xăng trong khu dân cư Ngày 24.9, UBND tỉnh Quảng Nam đã chuyển đơn kiến nghị tập thể của 13 hộ dân ở khối phố Sơn Phô, P.Cẩm Châu (Hội An) về Trạm xăng dầu số 263 Cửa Đại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ mất an toàn cháy nổ... cho Sở Công thương kiểm tra. Trước đó, cửa hàng bán lẻ xăng dầu...