Đóng cửa bảo tàng đông khách nhất thế giới
Bảo tàng Louvre (Pháp) buộc phải đóng cửa theo kiến nghị của hơn 300 nhân viên, do lo ngại lây nhiễm dịch bệnh từ khách tham quan.
Ngày 1/3, nhiều du khách đã xếp hàng dài dưới mưa trước mô hình kim tự tháp của bảo tàng Louvre. Tuy nhiên, cánh cửa vẫn đóng im ỉm. Một nhóm du khách Italy cho biết họ đã rất thất vọng khi đến nơi mà không được vào. Nhiều khách quốc tế khác cũng phàn nàn vì không được thông báo trước ngày đóng cửa.
Nhân viên của bảo tàng Louvre đồng loạt đình công, và khoảng 300 người đã bỏ phiếu kiến nghị Ban quản lý đóng cửa. Họ cũng yêu cầu được cung cấp đầy đủ trang thiết bị để phòng dịch như nước rửa tay sát khuẩn, lắp đặt thêm rào chắn nhằm hạn chế tiếp xúc với khách tại quầy thu ngân…
Hiện chưa có thêm thông tin về ngày bảo tàng mở cửa lại, song Ban quản lý xác nhận hoàn tiền vé cho khách. Ban quản lý cũng chưa thể thuyết phục nhân viên đi làm trở lại.
Du khách xếp hàng dài đứng đợi dưới mưa, nhiều người quay về vì bảo tàng Louvre đóng cửa vào sáng 1/3. (Ảnh: AFP)
Christian Galani, đại diện Tổng liên đoàn Lao động Pháp, nhận định về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh viêm phổi: “Bảo tàng Louvre là một không gian chật hẹp, đón hơn 5.000 khách mỗi ngày. Đó là nỗi lo có thực của nhân viên”.
Trên website chính thức, Ban quản lý Louvre cho biết đã họp để xem xét “tình hình sức khỏe cộng đồng, liên quan đến các biện pháp phòng ngừa Covid-19″.
Ngày 29/2, chính phủ Pháp công bố một số biện pháp nhằm cố gắng ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ở quốc gia này. Một trong số đó là hủy bỏ mọi hoạt động tập trung đông người trong không gian hạn chế. Tính đến ngày 1/3, Pháp có 130 ca nhiễm Covid-19, theo thông báo từ Bộ trưởng Y tế Jerome Salomon.
Không chỉ Pháp, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác tại châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ đã ban hành lệnh cấm các sự kiện đông người, hạn chế đi lại nghiêm ngặt do các ca nhiễm bệnh ngày một gia tăng.
Là bảo tàng nghệ thuật đông khách nhất thế giới, Louvre đã đón 9,6 triệu lượt tham quan vào năm 2019, phần lớn là khách nước ngoài. Với tuổi đời 227 năm, nằm gần sông Seine ở trung tâm Thủ đô Paris, bảo tàng từng bị phá hủy gần như hoàn toàn bởi hỏa hoạn năm 1871.
Video đang HOT
Anh Minh/VNE
Theo infonet.vietnamnet.vn
Kỷ niệm 75 năm giải phóng Trại tử thần Auschiwitz
75 năm sau ngày giải phóng Auschwitz, những người sống sót sau thời kỳ Holocaust quay trở lại trại tử thần của Đức Quốc xã trước đây để tưởng nhớ 1,1 triệu nạn nhân chủ yếu là người Do Thái và chia sẻ những cảnh báo về chủ nghĩa bài Do thái đang trỗi dậy.
Tới từ khắp nơi trên thế giới, hơn 200 người ngày 27/01 đã tụ họp về nơi xưa kia là trại tập trung Auschwitz, miền Nam Ba Lan. Auschwitz là trại tập trung lớn nhất do Đức Quốc xã cho dựng lên. Hiện nay, Auschwitz có công trình tưởng niệm và bảo tàng do chính quyền Ba Lan quản lý.
Người sống sót và là cựu tù nhân của trại tử thần Đức Quốc xã, Auschwitz-Birkenau, Miriam Ziegler (Friedman), cầm một bức ảnh của cô và các tù nhân khác được chụp ngay sau khi trại được giải phóng.
Những người sống sót đội mũ và khăn quàng cổ sọc xanh trắng tượng trưng cho đồng phục tù nhân mặc trong trại, cùng nhau đi qua "Arbeit macht Frei" (tiếng Đức nghĩa là "Công việc giúp bạn tự do").
Cùng với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, họ đã đặt vòng hoa tại Bức tường tử thần ở Auschwitz nơi Đức quốc xã bắn chết hàng ngàn tù nhân.
"Chúng tôi muốn thế hệ tiếp theo biết những gì chúng tôi đã trải qua và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa", David Marks, 93 tuổi, người sống sót ở Auschwitz, nói trong sự vỡ òa cảm xúc.
35 thành viên của gia đình người Do Thái Rumani của ông đã bị giết ở Auschwitz, trại lớn nhất của Đức Quốc xã đã trở thành biểu tượng cho sáu triệu người Do Thái châu Âu đã chết trong Holocaust.
Từ giữa năm 1942, Đức quốc xã đã tập trung người Do Thái một cách có hệ thống từ khắp châu Âu đến sáu trại - Auschwitz-Birkenau, Belzec, Chelmno, Majdanek, Sobibor và Treblinka.
Các nhà tổ chức lễ tưởng niệm ngày 27/01 ở Auschwitz muốn buổi lễ tập trung vào những lời kể của các nạn nhân hơn là hướng đến những cuộc tranh luận mang tính chính trị.
"Lễ tưởng niệm này là dành cho những người sống sót kể lại những câu chuyện của mình, không phải dành cho chính trị", Ronald Muff, người đứng đầu Đại hội Do Thái thế giới, nói tại buổi lễ trong trại Auschwitz, hiện là một đài tưởng niệm và bảo tàng nhà nước do Ba Lan điều hành. "Chúng tôi thấy chủ nghĩa bài Do Thái đang trỗi dậy và chúng tôi không muốn quá khứ của họ là tương lai của con cái họ, hoặc tương lai của con cháu họ," ông nói thêm.
Ông Ronald Muff, người đứng đầu Đại hội Do Thái thế giới và những người sống sót sau thảm họa Holocaust đi bộ qua cổng trại tử thần của Đức Quốc xã, Auschwitz-Birkenau
Hoàng gia, tổng thống và thủ tướng từ gần 60 quốc gia sẽ tham dự buổi lễ, nhưng không có nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, một số người đã chọn tham dự một diễn đàn Holocaust cao cấp ở Israel vào tuần trước được coi là "đối thủ" của các nghi lễ ở Ba Lan.
Tổng thống Duda của Ba Lan đã tẩy chay diễn đàn Jerusalem sau khi ông bị từ chối cơ hội phát biểu tại đó trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin được phát biểu, mặc dù trước đó đã cáo buộc Ba Lan thông đồng với nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler và góp phần vào sự bùng nổ của Thế chiến II. Ông đã chọn tham dự buổi lễ thứ hai ở Auschwitz cùng với những người sống sót.
Trong khi thế giới chỉ biết hết mức độ kinh hoàng của Trại tập trung Auschwitz sau khi Hồng quân Liên Xô tiến vào trại ngày 27 tháng 1 năm 1945, quân Đồng minh đã có thông tin chi tiết về nạn diệt chủng của Đức Quốc xã đối với người Do Thái trước đó.
Vào tháng 12 năm 1942, chính phủ lưu vong của Ba Lan lúc đó đã gửi một tài liệu cho quân Đồng minh, có tiêu đề "Nạn diệt chủng người Do Thái ở Ba Lan do Đức chiếm đóng". Tài liệu này bao gồm các thông tin chi tiết về Holocaust, nhưng đã nhận được sự hoài nghi và phản ứng im lặng từ cộng đồng quốc tế.
Để thông báo cho quân Đồng minh, các chiến binh kháng chiến Ba Lan Jan Karski và Witold Pilecki nổi tiếng liều mạng trong các hoạt động riêng biệt để xâm nhập và sau đó trốn thoát khỏi các trại tử thần của Đức Quốc xã bị chiếm đóng, bao gồm cả Auschwitz.
Auschwitz-Birkenau là trại lớn nhất trong tất cả các trại tập trung của Đức Quốc xã
Được coi là cường điệu và tuyên truyền chiến tranh Ba Lan, "rất nhiều trong số các báo cáo này bị coi là không đáng tin", giáo sư sử học nổi tiếng Oxford, Norman Davies nói với AFP.
Bất chấp "yêu cầu mạnh mẽ" của quân kháng chiến Ba Lan và Do Thái đối với quân Đồng minh đánh bom các tuyến đường sắt dẫn đến Auschwitz và các trại tử thần khác, "thái độ của quân đội là chúng ta phải tập trung vào các mục tiêu quân sự, chứ không phải vào những việc dân sự'", Davies nói.
"Một trong những mục tiêu mà quân đội (Anh) đã ném bom là một nhà máy nhiên liệu tổng hợp gần Auschwitz" vào năm 1943-44, ông nói thêm.
Mặc dù máy bay chiến đấu của quân Đồng minh đã bay qua trại tử thần, nhưng không có lệnh nào được đưa ra để đánh bom nó.
"Đó là một trong những tội ác lớn nhất được gây ra bởi những người thờ ơ, bởi vì họ (Đồng minh) biết những gì đang xảy ra ở đây, họ có thể đã làm gì đó và họ đã cố tình không làm như vậy", David Lenga, 93 tuổi, người sống sót của Auschwitz nói.
"Mọi người trên thế giới này cần được giáo dục về hậu quả khi họ trở nên thờ ơ với cái ác; nếu bạn để cái ác chiếm giữ cái đầu xấu xí của mình, thì đây (Holocaust) chính xác là những gì sắp xảy ra", Lenga, một người Do Thái Ba Lan hiện đang nói sống ở California.
Auschwitz-Birkenau là trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã và là nơi mà hầu hết mọi người bị giết, chủ yếu là người Do Thái châu Âu, nhưng cũng có người Roma, tù nhân chiến tranh và người Ba Lan thuộc Liên Xô.
Được điều hành bởi Đức quốc xã từ năm 1940 cho đến năm 1945, Auschwitz là một phần của một mạng lưới trại rộng lớn trên khắp châu Âu được thiết lập cho "Giải pháp cuối cùng" của Hitler về tội diệt chủng đối với 10 triệu người Do Thái ước tính ở châu Âu.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly.vn
Người biểu tình bao vây Tổng thống Pháp Hàng chục người biểu tình vây quanh nhà hát Les Bouffes du Nord, nơi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân Brigitte đến xem kịch. Cảnh sát đã nỗ lực ngăn cản người biểu tình, song một số đã lẻn được vào nhà hát, nơi Tổng thống Macron có mặt vào tối 17/1. Trong khi đó, người biểu tình ở bên ngoài...