Đóng cửa ba trại tị nạn lớn nhất Hy Lạp
Ngày 20/11, giới chức Hy Lạp thông báo sẽ đóng cửa 3 trại tạm giữ người di cư lớn nhất nước này trên các hòn đảo ở vùng biển Aegean, đối diện với Thổ Nhĩ Kỳ.
Người di cư đợi lên tàu tại cảng Mytilene trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 2/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Chính phủ Hy Lạp khẳng định sẽ đóng của các trại tị nạn đông đúc và tồi tàn hiện nay trên các đảo Lesbos, Chios và Samos. Những khu trại này sẽ được thay bằng các cơ sở mới có sức chứa 5.000 người mỗi trại.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy tại Hy Lạp, hơn 32.000 người di cư đang phải sống trong điều kiện khó khăn ở các khu trại vốn chỉ có sức chứa tổng cộng khoảng 6.200 người. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đánh giá tình trạng hiện nay ở các trung tâm tiếp nhận ở Lesvos, Samos và Kos là “khẩn cấp”.
Tại trung tâm Moria ở Lesvos, số người tị nạn ở đây đã quá tải gấp 5 lần với tổng số người tị nạn lên tới 12.600 người, trong khi tại một khu tiếp nhận không chính thức gần đó bình quân 100 người phải chung một nhà vệ sinh. Ở Samos, trung tâm Vathy có 5.500 người tị nạn, quá tải gấp 8 lần và ở Kos, khoảng 3.000 người chen chúc trong một khu chỉ dành cho khoảng 700 người.
Để giảm bớt gánh nặng cho các trại tị nạn, đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thông báo sẽ đưa khoảng 20.000 người di cư từ đảo vào đất liền vào cuối tháng 12 tới.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Mỹ sẽ trừng phạt quyết liệt tàu dầu Iran
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ hành động chống lại bất cứ cá nhân, tổ chức nào hỗ trợ tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1.
Tàu Adrian Darya 1 treo cờ Iran trên eo biển Gibraltar ngày 18/8. Ảnh: Reuters.
Các công ty vận tải hàng hải quốc tế đã được thông báo về quyết tâm thực thi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Adrian Darya 1, con tàu chở 2,1 triệu thùng dầu của Iran, quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ngày 22/8.
Dữ liệu theo dõi "siêu tàu dầu" Adrian Darya 1, trước đây là Grace 1, cho thấy con tàu đang hướng tới Hy Lạp, dù Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khẳng định nước này không phải điểm đến của con tàu.
Quan chức trên cảnh báo Mỹ sẽ có biện pháp nhắm vào bất cứ thực thể nào giúp đỡ tàu dầu Iran, dù trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, ông không nói rõ những biện pháp này là gì.
"Toàn bộ các bên trong ngành vận tải đường biển nên thẩm định một cách chính xác để đảm bảo rằng họ không hợp tác, cũng như không tạo điều kiện kinh doanh, cho các bên bị trừng phạt hoặc hàng hóa bị trừng phạt, dù là trực tiếp hay gián tiếp", quan chức này nói.
"Siêu tàu dầu" Grace 1 của Iran bị thủy quân lục chiến Anh cùng cảnh sát biển Gibraltar bắt hồi đầu tháng 7 với cáo buộc chở dầu tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Sau nhiều nỗ lực đàm phán và trao đổi tài liệu song phương, tàu được Gibraltar thả hôm 15/8, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và lệnh bắt từ Mỹ. Grace 1 được đổi tên thành Adrian Darya 1, rời Gibraltar vào ngày 18/8 và đang trong hành trình tới Địa Trung Hải.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sau đó cho biết họ đang thuê con tàu thuộc sở hữu của Nga này và không cần phải cử tàu chiến hộ tống Adrian Darya 1. Đây được coi là động thái cứng rắn của Iran sau khi Mỹ phát lệnh bắt với con tàu.
Theo Ngọc Ánh (VNE)
Hy Lạp - cửa ngõ cho tham vọng châu Âu của Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm chính thức Hy Lạp hôm 11/11, đánh dấu "kỷ nguyên mới" của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, vốn đang được EU và Mỹ theo dõi sát sao. "Hy Lạp không chỉ công nhận Trung Quốc là siêu cường, mà còn là một quốc gia đã tự mình giành chiến thắng, vượt...