Động cơ xe quá nóng, chủ xe ô tô cần làm ngay điều này để tránh hư hỏng
Động cơ quá nóng có thể khiến cho một số bộ phận trên xe bị biến dạng, độ bền của xe cũng bị ảnh hưởng, do đó chủ xe cần lưu ý những điều dưới đây.
Thời điểm này tại các tỉnh miền Nam bắt đầu vào mùa nắng nóng với nền nhiệt độ cao. Theo đó, việc đi xe ô tô để xảy ra tình trạng động cơ bị nóng cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều chủ xe quan tâm. Nhiều chủ xe nhầm tưởng rằng do thời tiết nóng nên việc động cơ bị nóng là chuyện bình thường.
Trên thực tế, khi xe chạy nóng máy có mùi khét, kim báo nhiệt độ động cơ chạm vạch đỏ, lúc này động cơ đang bị quá nhiệt. Một khi bị quá nhiệt thì các bộ phận của động cơ sẽ bị biến dạng, các bộ phận này sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Điều cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân và cách xử lý.
Nguyên nhân khiến động cơ xe quá nóng
Theo các chuyên gia, việc để động cơ xe quá nóng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc không bảo dưỡng, kiểm tra các bộ phận trên xe khiến cho một số loại dung dịch bị thiếu, bộ điều nhiệt bị hỏng, quạt tản nhiệt hỏng hoặc thậm chí xe chở quá tải cũng là lý do khiến động cơ bị nóng.
Chủ xe cần tìm nguyên để xử lý ngay khi động cơ xe quá nóng. Ảnh: TN
Trong đó, chất làm mát mất đi có nghĩa là lượng dung môi không đủ để tản nhiệt. Điều này xảy ra do vòi nước bị vỡ hoặc bộ tản nhiệt bị rò rỉ, nơi nước và chất làm mát thoát ra khỏi hệ thống. Khi gặp tình huống này, chủ xe nên thay thế ngay lập tức. Ngoài ra, bộ điều nhiệt, bộ tản nhiệt hoặc máy bơm nước bị lỗi có thể hạn chế dòng nước làm mát hoặc chỉ cho phép dòng nước làm mát một phần.
Một lý do khác có thể là do bộ điều chỉnh nhiệt bị hư hỏng. Bộ điều chỉnh nhiệt nằm giữa bộ tản nhiệt và động cơ, nó có tác dụng điều tiết, kiểm soát nhiệt độ. Bộ điều nhiệt có tác dụng ngăn không cho dung dịch làm mát đi qua khối động cơ cho đến khi nhiệt độ của động cơ tăng đến mức vừa đủ thì van của bộ điều nhiệt sẽ mở để dung dịch làm mát đi qua và làm mát động cơ.
Video đang HOT
Khi bộ điều chỉnh nhiệt bị hỏng, van sẽ không mở ra và nước làm mát sẽ không thể làm mát được động cơ. Lúc này nhiệt độ của động cơ sẽ tăng nhanh chóng và xảy ra hiện tượng quá nhiệt.
Hoặc xe bị lỗi ở quạt tản nhiệt. Quạt tản nhiệt được đặt ở phía sau hoặc phía trước bộ tản nhiệt và được dùng để thổi không khí đi qua bộ trao đổi nhiệt để làm mát. Nhiều xe sử dụng hệ thống điều khiển quạt bằng điện, quạt sẽ tự bật khi động cơ đạt đến mức nhiệt độ nhất định. Nếu hệ thống điện tử bị hỏng hoặc cánh quạt bị hỏng thì lượng không khí thổi qua bộ trao đổi nhiệt sẽ không đủ để làm mát và gây ra hiện tượng quá nhiệt. Trên những ô tô đời cũ sử dụng hệ thống dây đai quạt, nếu dây đai bị hỏng thì hiện tượng tương tự sẽ xảy ra.
Đáng chú ý, đối với những xe chở quá tải, khi xe leo dốc thì động cơ sẽ đuối và nóng lên nhiều hơn bình thường, lúc này két nước bị sôi sùng sục, kéo theo động cơ bị nóng lên.
Theo các chuyên gia, dầu động cơ bị rò rỉ lâu ngày cũng khiến nhiệt độ của động cơ tăng dần vượt quá khả năng làm mát của hệ thống làm mát. Thiếu dầu sẽ khiến các bộ phận của động cơ như piston và xéc măng bị mài mòn.
Cách ngăn ngừa động cơ xe bị quá nhiệt
Nhằm khắc phục động cơ bị nóng, các tài xế cần lưu ý đầu tiên là không nên chở vượt quá định mức của xe. Người lái cần tìm hiểu về giới hạn của xe và đừng để nó quá tải. Đồng thời, cũng không nên tạo áp lực quá lớn cho động cơ, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Chủ xe cần bảo dưỡng xe thường xuyên để đảm bảo độ bền của xe. Ảnh: TN
Người lái cần bảo dưỡng phương tiện thường xuyên, kiểm tra hệ thống làm mát và các bộ phận trên xe để luôn đảm bảo rằng các bộ phận không quá hạn, phát hiện các dấu hiệu rò rỉ được sửa chữa, thay thế kịp thời.
Các chuyên gia cũng lưu ý, chủ xe tránh việc lắp các bộ phận làm ảnh hưởng đến hệ thống tản nhiệt. Ví dụ như lắp các biển số, đèn chiếu sáng và những thứ tương tự, chúng có thể cản trở luồng không khí vào bộ tản nhiệt có thể làm giảm khả năng làm mát của ô tô. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại xe có yêu cầu cao về hệ thống làm mát của chúng.
Trường hợp, trong quá trình di chuyển, động cơ xe gặp tình trạng quá nóng, chủ xe cần dừng hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và mở mui xe để làm dịu bớt sức nóng đó.
Đừng tiếp tục điều khiển xe nếu không biết mức độ thiệt hại. Sau ít nhất 30 phút, chủ xe hãy mở nắp bộ tản nhiệt để giải phóng một số áp lực, đồng thời đề phòng hơi nước có thể bị nén.
Tại sao cần thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ?
Khi bộ phận lọc gió bị bẩn sẽ làm mất khả năng lọc không khí, có thể dẫn đến tốn nhiên liệu và làm giảm công suất động cơ.
Hỏi:
Tôi sử dụng chiếc Honda HR-V được khoảng 3 tháng, tôi thấy lọc gió động cơ vẫn chưa bẩn, liệu có cần phải thay định kỳ hay không? Vì sao?
Doãn Trung Phú (Cầu Giấy, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Kỹ thuật viên Hồ Kỳ Nam, Đại lý ô tô Honda ở Hà Nội tư vấn:
Lọc gió động cơ dùng để lọc gió và giữ lại bụi trong động cơ. Khi bộ phận lọc bị bẩn sẽ làm mất khả năng lọc không khí, có thể dẫn đến tốn nhiên liệu và làm giảm công suất động cơ, giảm sự ổn định của tốc độ không tải và tăng khí thải ra môi trường.
Do đó, chủ xe cần đưa xe đến các trung tâm dịch vụ của các đại lý để kiểm tra và thay thế định kỳ lọc gió bởi theo thời gian, tác dụng lọc bụi của bộ phận này sẽ giảm đi.
Đối với những xe chạy thường xuyên trong điều kiện bụi bẩn, lọc gió có thể cần thay thế thường xuyên, thậm chí trước cả thời gian định kỳ quy định.
Nếu không, bụi sẽ lọt vào động cơ làm xước các chi tiết cũng như giảm chất lượng dầu bôi trơn, giảm tuổi thọ của động cơ. Trường hợp tắc nghiêm trọng có thể dẫn đến biến dạng màng lọc gió.
Theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất, nên vệ sinh lọc gió 5.000km/lần và thay mới sau mỗi 20.000 - 30.000km tuỳ từng mẫu xe và thương hiệu. Đối với xe của Honda được khuyến cáo thay mới sau 30.000km sử dụng.
Tuy nhiên, nếu xe hoạt động trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sớm hơn, có thể 4.000km một lần và thay mới sau khoảng 15.000km. Nếu lọc gió bị rách, ẩm hay khó vệ sinh thì nên thay mới.
Trường hợp khách hàng nhận định lọc gió động cơ vẫn còn tốt, còn sạch có thể đưa xe đến các đại lý để kỹ thuật viên kiểm tra, đánh giá để tư vấn chi tiết.
Tài xế chia sẻ mẹo tiết kiệm nhiên liệu khi điều khiển xe Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm thói quen và cách vận hành của tài xế góp phần không nhỏ quyết định mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Sau khi Báo Giao thông công bố Bảng xếp hạng ô tô tiết kiệm nhiên liệu nhất Việt Nam và tổ chức tọa đàm "Vì sao cần chú ý đến mức tiêu hao...