Động cơ ô tô phản ứng chậm nên ‘cầu cứu’ thợ sửa chữa ngay lập tức
Động cơ ô tô phản ứng chậm trong quá trình lưu thông chứng tỏ ở nhiều bộ phận ô tô đang gặp vấn đề cần phải được xử lý ngay lập tức.
Động cơ là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng hoặc dầu thành động năng. Về cơ bản, chúng ta có thể chia động cơ nhiệt ra làm 2 loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
Mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ với những ưu nhược điểm khác nhau. Các loại động cơ đốt trong có thể kể đến như động cơ chạy xăng, động cơ chạy diesel, động cơ tuabin khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,… Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 đại diện là động cơ hơi nước và động cơ Stirling.
Nhờ có hiệu suất cao hơn, cùng có kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ đốt ngoài nên động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến ngày nay cho nhiều phương tiện và xe hơi, xe máy chính là đại diện tiêu biểu nhất.
Tuy nhiên trong quá trình vận hành động cơ ô tô cũng rất hay gặp sự cố. Một trong những sự cố thường xảy ra chính là động cơ phản ứng chậm. Một khi lỗi này xuất hiện chứng tỏ ở nhiều bộ phận khác trên xe cũng đang có vấn đề cần phải được xử lý ngay lập tức:
Động cơ ô tô phản ứng chậm là lỗi thường gặp cần phải khắc phục ngay
Hãy nghĩ tới nguyên nhân này nếu thường xuyên chạy xe trong môi trường nhiều bụi bẩn. Bụi bẩn cản trở không khí nạp vào buồng đốt. Vì thế cần vệ sinh lọc gió định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần.
Tắc lọc xăng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi máy yếu, thậm chí động cơ có thể chết giữa chừng, nhưng nếu dừng xe một thời gian có thể khởi động lại được.
Video đang HOT
Bơm xăng mòn hoặc bộ điều chỉnh áp suất rò rỉ
ECU kiểm soát lượng xăng theo thời gian đóng mở kim phun. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống được duy trì ổn định trong khoảng 2,0-5,8 atm nhờ bơm xăng làm việc liên tục và bộ điều chỉnh. Áp suất thấp làm giảm lượng xăng cấp vào buồng đốt.
Bơm nhiên liệu rất khó hỏng, tuổi thọ trung bình lên tới 6 năm và thường bị thay oan. Khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Thực tế nhiều trường hợp lại do bộ điều áp rò rỉ hoặc bị két, xăng hồi về bình chứa không tạo ra áp suất.
Áp suất phun đảm bảo nhưng lượng xăng vào buồng đốt vẫn có thể thấp hơn yêu cầu. Nguyên nhân là do cảm biến lưu lượng không khí (MAF) hoặc cảm biến áp suất không khí tuyệt đối (MAP) phản ứng chậm, truyền tín hiệu sai, ECU điều khiển thời gian mở kim phun ngắn.
Điện cực bu-gi mòn
Để quá trình cháy diễn ra hoàn hảo, bu-gi phải tạo ra tia lửa khỏe và đúng thời điểm đảm bảo áp suất cháy là lớn nhất khi pít-tông ở điểm chết trên. Bu-gi mòn, khe hở giữa 2 điện cực lớn, hỗn hợp hòa khí cháy không hiệu quả làm giảm công suất. Việc điều chỉnh khe hở cần phải được thực hiện theo khuyến cáo riêng của từng loại xe.
Tỷ số nén thấp
Vấn đề này thường xuất hiện trên xe ít thay dầu hoặc sử dụng lâu năm. Trong kỳ cháy giãn nở, khí áp suất cao lọt qua khe hở giữa pít-tông và xi-lanh hoặc giữa xu-pap và đế làm triệt tiêu áp suất nén vào pít-tông. Trường hợp nặng dầu có thể vào buồng đốt làm bẩn bu-gi. Dầu máy cũng nhanh bẩn hơn. Đây là hư hỏng nặng cần phải đại tu, để xác định chính xác vấn đề này có thể kiểm tra bằng cách bơm khí nén vào buồng đốt qua cổng lắp bu-gi và đo mức sụt áp trong kỳ nén (tất các các van của hệ thống phân phối khí đều đóng).
Tắc đường ống xả
Bộ chuyển đổi xúc tác giúp giảm lượng khí độc thải ra môi trường. Nhưng sử dụng lâu ngày nó lại trở thành tác nhân tác đường ống xả. Khí thải ùn ứ trong đường ống, động cơ mất nhiều năng lượng hơn để đẩy chúng ra ngoài. Áp suất xả lớn còn làm giảm lượng khí nạp dẫn tới hiện tượng tổn hao công suất.
Theo VietQ
Ô tô bị ì máy- dấu hiệu ô tô mắc loạt 'bệnh' gây mất an toàn không nên bỏ qua
Theo các chuyên gia ô tô, xe chạy không bốc, ì máy là dấu hiệu ô tô đang gặp nhiều lỗi nếu không xử lý ngay sẽ vô cùng nguy xe Ô tô bị ì máyxe Ô tô bị ì máyhiểm.
Lọc gió bám bẩn
Khi lọc gió bám nhiều bụi bẩn sẽ khiến lượng không khí cung cấp cho động cơ không đủ khiến xe hoạt động yếu. Do đó, chủ xe có thể tự kiểm tra, vệ sinh và thay thế bộ lọc gió mới để động cơ trở lại bình thường.
Thừa hoặc thiếu xăng khiến động cơ hoạt động không ổn định
Áp xăng có nhiệm vụ giữ cho sự chênh lệch áp suất của xăng trong ống phân phối và của không khí bên trong cổ hút luôn ở một giá trị không đổi. Khi đó ECU điều khiển kim phun mở ở một thời gian nào đó sẽ phun ra một lượng xăng giống như ECU "tính toán". Nếu sự chênh lệch áp suất khác đi (do van điều áp hỏng) thì khi mở kim cũng ở thời gian đó nhưng lượng xăng phun ra sẽ khác với tính toán. Điều này sẽ gây ra thừa hoặc thiếu xăng khiến động cơ hoạt động không ổn định, có thể yếu đi trông thấy.
Ô tô bị ì ạch là báo hiệu ô tô đang gặp nhiều vấn đề
Bơm xăng mòn hoặc bộ điều chỉnh áp suất rò rỉ
ECU kiểm soát lượng xăng theo thời gian đóng mở kim phun. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống được duy trì ổn định trong khoảng 2,0-5,8 atm nhờ bơm xăng làm việc liên tục và bộ điều chỉnh. Áp suất thấp làm giảm lượng xăng cấp vào buồng đốt.
Bơm nhiên liệu rất khó hỏng, tuổi thọ trung bình lên tới 6 năm và thường bị thay oan. Khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Thực tế nhiều trường hợp lại do bộ điều áp rò rỉ hoặc bị két, xăng hồi về bình chứa không tạo ra áp suất.
Áp suất phun đảm bảo nhưng lượng xăng vào buồng đốt vẫn có thể thấp hơn yêu cầu. Nguyên nhân là do cảm biến lưu lượng không khí (MAF) hoặc cảm biến áp suất không khí tuyệt đối (MAP) phản ứng chậm, truyền tín hiệu sai, ECU điều khiển thời gian mở kim phun ngắn.
Bugi bị ăn mòn
Trước khi cháy, có nghĩa là ở thời điểm cuối kỳ nén, nhiên liệu được nén lên đỉnh điểm và bugi bắt đầu đánh lửa để sinh công. Lúc này nhiên liệu cần được đốt cháy phải nhận được nguồn năng lượng lớn từ khe hở điện cực của bugi để chúng hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khe hở giữa 2 điện cực này cũng bị ăn mòn khiến cho tia lửa điện không còn hiệu suất cao làm giảm công suất quá trình cháy.
Đánh lửa không đúng thời điểm
Khi động cơ hoạt động mà có hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chế độ không tải nổ không ổn định, xe chạy hao xăng, máy nhanh nóng, lâu lâu có hiện tượng như nổ ngược. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bộ phận đánh lửa quá sớm.
Khi hệ thống đánh lửa tạo tia lửa điện quá muộn so với thời điểm động cơ cần, thường thì sẽ gây các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, có tiếng nổ trong ống xả do xăng không được đốt hết và tiếp tục cháy khi ra đường xả, gây tiêu hao nhiên liệu, động cơ bị "ngợp" xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không tăng tốc được. Ngoài ra động cơ còn khó khởi động. Nguyên nhân của tình trạng này do đặt lửa sai, khe hở má vít quá nhỏ. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
Tỷ số nén thấp
Vấn đề này thường xuất hiện trên xe ít thay dầu hoặc sử dụng lâu năm. Trong kỳ cháy giãn nở, khí áp suất cao lọt qua khe hở giữa pít-tông và xi-lanh hoặc giữa xu-pap và đế làm triệt tiêu áp suất nén vào pít-tông. Trường hợp nặng dầu có thể vào buồng đốt làm bẩn bu-gi. Dầu máy cũng nhanh bẩn hơn. Đây là hư hỏng nặng cần phải đại tu, để xác định chính xác vấn đề này có thể kiểm tra bằng cách bơm khí nén vào buồng đốt qua cổng lắp bu-gi và đo mức sụt áp trong kỳ nén (tất các các van của hệ thống phân phối khí đều đóng).
Nguyên nhân hỏng IC là do tụ điện và đi ốt trong IC bị hỏng. Điều này sẽ làm cho cao áp đến bu-gi yếu do đó thì xe máy của bạn khó nổ máy và tay ga không đều. Piston bị bào mòn theo thời gian chính bởi vậy mà lượng khí nén sẽ bị giảm theo tần suất. Động cơ sẽ hoạt động bị yếu đi.
Trục trặc ở đường dẫn khí xả
Khi đường xả bị tắc, khí xả không thể thoát ra được và dẫn đến tình trạng sinh ra một dòng áp ngược cho xe. Dòng áp lực này sẽ bị dội ngược lại động cơ và gây ra nhiều tác động xấu khác tới động cơ.
Theo VietQ
Lý do quan trọng phải súc rửa động cơ ô tô Qua thời gian sử dụng ô tô, bộ phận trong máy sẽ xuất hiện nhiều cặn bẩn nếu tài xế không bảo dưỡng, súc rửa động cơ ô tô thường xuyên sẽ làm xe nhanh hỏng, hao nhiên liệu. Động cơ hiểu một cách đơn giản là "trái tim" quyết định tới khả năng vận hành, chi phí hoạt động, độ bền thậm...