Dòng chữ bí ẩn nhất thế giới đã được giải mã
Tiến sĩ Gerard Cheshire từ Đại học Bristol đã giải mã thành công bản thảo Voynich, cho thấy nguồn gốc nhiều từ trong nhóm ngôn ngữ Roman.
“Quá ồn ào”, “trơn trượt” và “mất kiên nhẫn” là những chú thích cho một cảnh tắm rửa, theo mô tả trên bản thảo Voynich.
Cuốn sách dày 240 trang này được các nữ tu Dominican thực hiện theo yêu cầu từ Nữ hoàng Maria xứ Castille – cô của Nữ hoàng Anh Catherine.
Trong quá khứ, các nhà mật mã học giỏi nhất, bao gồm cả Alan Turing, vẫn không thể giải thích những thông điệp được ghi chép bằng loại mã phức tạp trong cuốn sách Trung Cổ này.
Thiên tài toán học người Anh Alan Turing là người từng giải mã thành công máy Enigma – thiết bị được phát xít Đức sử dụng để mã hoá những thông điệp quan trọng như ý đồ tác chiến, vị trí đặt tàu, thời gian bắt đầu chiến dịch…
Alan Turing là một trong những nhà toán học và mật mã học nổi tiếng nhất lịch sử. Ảnh: Britanica.
Tuy nhiên, không phải Alan Turing thuở đó, phải đến ngày nay, nhà ngôn ngữ học Gerard Cheshire mới giải thích được thông điệp bị ẩn giấu. Theo ông, đoạn ghi chép trên không thể giải mã vì nó… không phải mật mã. Thực tế, đó là một phiên bản nguyên thuỷ của những ngôn ngữ thuộc nhóm Roman như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.
Tiến sĩ tuyên bố bản thảo Voynich là ví dụ duy nhất cho ngôn ngữ Ischia, một hòn đảo núi lửa ở Vịnh Naples – nơi lâu đài Aragonese của Nữ hoàng Maria toạ lạc.
Chân dung tiến sĩ Gerard Cheshire, người giải mã thành công bản thảo Voynich. Ảnh: Academic.
Video đang HOT
Bản thảo sử dụng ngôn ngữ phát sinh từ sự pha trộn tiếng Latin, hoặc Vulgar Latin, với các ngôn ngữ Địa Trung Hải trong thời kỳ đầu Trung Cổ, sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
Do đó, loại ngôn ngữ này có nét tương đồng với nhóm Roman, bao gồm tiếng Ý và Pháp. Ví dụ, cụm từ “orla la”, nghĩa là “gần như mất kiên nhẫn”, được sử dụng để mô tả cảnh người mẹ đang tắm cho con có thể là từ gốc của cụm cảm thán “oh la la” phổ biến trong tiếng Pháp.
Tương tự như vậy, cụm “oleios” trong bản thảo gần giống với “olei” – “trơn trượt” trong tiếng Bồ Đào Nha. Trong khi “tolora”, nghĩa là “ngu ngốc”, hẳn có ảnh hưởng đến từ “tozos” của xứ Catalan.
Tiến sĩ Cheshire cho biết: “Thuộc nhóm Roman nguyên thuỷ, bản thảo Voynich là tài liệu duy nhất ghi chép loại ngôn ngữ vốn dành cho người bình dân này”.
Cụm từ được chú thích bên dưới người phụ nữ thứ 2 từ trái qua là “orla la”, nghĩa là “sắp mất kiên nhẫn”. Ảnh: Telegraph.
“Tại Ischia, nó được dùng tại các vùng bị cô lập về địa lý và văn hoá, vì vậy được Nữ hoàng Maria sử dụng”, ông cho biết thêm. “Dù bà thành thạo tiếng Latin”.
Giải mã thành công bản thảo đã mở ra cơ hội quan sát cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Châu Âu thời Trung Cổ. Ngoài ra, bản thảo còn ghi chép các phương thuốc thảo dược, tắm trị liệu và bài đọc chiêm tinh, chủ yếu về cơ thể và tinh thần phụ nữ, việc sinh sản và nuôi dạy con cái.
Thậm chí, văn bản còn hướng dẫn cách phá thai. Cụm từ “omor néna, nghĩa là “em bé chết”, vẫn còn tồn tại trong tiếng Rumani dưới dạng “omor” – “giết chết”.
Một bản đồ cũng được vẽ lại trong các trang sách, cho thấy chi tiết cuộc giải cứu do Nữ hoàng Maria chỉ đạo. Cuộc giải cứu nhắm tới những người sống sót sau vụ núi lửa phun trào ngày 4/2/1444.
Hình vẽ mô tả một người đang tắm, với chú thích “tu sĩ tắm”. Ảnh: Telegraph.
Tiến sĩ Cheshire cho biết đã trải qua khoảnh khắc “eureka” khi giải mã, sau đó là hoài nghi và phấn khích. “Không có gì quá đáng khi nói tác phẩm này đại diện cho một trong những cột mốc quan trọng nhất của nhóm ngôn ngữ Roman”.
Bản thảo Voynich, có niên đại từ giữa thế kỷ XV, được đặt theo tên Wilfrid Voynich – một người buôn sách từ Ba Lan – đã mua nó năm 1912. Hiện bản thảo được lưu trữ tại Đại học Yale, trong thư viện Beinecke dành riêng cho những cuốn sách quý hiếm.
Nghiên cứu trên của Gerard Cheshire được công bố trên tạp chí Romance Studies.
The zing
Bé gái tí hon chỉ bằng quả táo, đặt gọn trong bàn tay bác sĩ
Bé gái chào đời khi mới được 23 tuần tuổi với cân nặng 245 g, được cho là trẻ sơ sinh nhỏ nhất thế giới.
Saybie - bé gái sinh non nhỏ nhất thế giới cuối cùng cũng được về nhà sau 5 tháng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện.
Saybie chào đời vào tháng 12/2018 tại BV nổi tiếng Sharp Mary ở San Diego, California, Mỹ khi mới được 23 tuần 3 ngày tuổi với cân nặng vẻn vẹn 245 g, chỉ bằng quả táo, nhưng đến giữa tháng 5 vừa qua, cân nặng của bé đã tăng lên 2,54 kg.
Bé Saybie chào đời với cân nặng chỉ bằng quả táo.
Mẹ của Sabie chia sẻ, 1 tuần trước khi đến bệnh viện cấp cứu, cô luôn cảm thấy khó chịu trong người, tuy nhiên bà mẹ trẻ chủ quan, nghĩ đó chỉ là những dấu hiệu bình thường khi mang thai.
Khi thấy cơ thể ngày càng mệt mỏi, cô đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ kết luận, cô mắc chứng tiền sản giật và chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp. Nếu cố giữ, thai cũng sẽ không lớn thêm trong khi mẹ có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
"Tôi đã rất thảng thốt nói với bác sĩ rằng nếu mổ ngay lập tức, con tôi sẽ chết mất. Cái thai mới 23 tuần tuổi. Đó là ngày đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi", mẹ Saybie nhớ lại.
Dù là trẻ sinh non nhỏ nhất thế giới nhưng cô bé đã may mắn sống sót, lớn lên từng ngày. Trong ảnh là lúc Saybie được 3 tháng tuổi với cân nặng 1,36 kg.
Thời điểm trước khi xuất viện, bé đã được hơn 2 kg
BS Paul Wozniak, Giám đốc chuyên môn về sơ sinh tại hệ thống Sharp Heath cho biết, khi Saybie được sinh ra, cô bé nhỏ hơn nhiều so với dự đoán của bác sĩ khi chỉ nặng 254 g. Cô bé nhỏ đến mức có thể đặt gọn trong lòng bàn tay của bác sĩ.
Nghiêm trọng hơn, sức khoẻ của cô bé rất yếu, tim đập nhanh nên ngay lập tức bác sĩ phải đặt ống thở để duy trì hô hấp và chuyển đến trung tâm chăm sóc đặc biệt.
Do tiên lượng dè dặt, bác sĩ nói với cha mẹ rằng sẽ có khoảng 1 giờ để ngắm con gái, trước khi cô bé rời xa cuộc sống vĩnh viễn. Tuy nhiên điều kỳ diệu đã đến, 1 giờ, 2 giờ rồi 1 ngày, 1 tuần trôi qua, cô bé vẫn sống mạnh mẽ... Bất ngờ hơn, cô bé không gặp bất thường nào ở tim, không chảy máu não và không bị nhiễm trùng.
Và lúc xuất viện đã đạt 2,54 kg
Saybie hiện giữ kỷ lục là trẻ sinh non nhỏ nhất thế giới được cứu sống
Dù vậy, BS Wozniak cho biết, ngay cả khi đã ra viện, cô bé vẫn cần phải quay lại khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sự phát triển của trí não, thị giác, thính lực cũng như phát hiện sớm những bất thường khác nếu có.
Theo tổ chức Tiniest Babies, đến nay Saybie là trẻ sinh non nhỏ nhất thế giới được cứu sống. Kỷ lục trước đó được xác lập vào năm 2015 cho một bé gái nặng 252 g, chào đời tại Đức.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, nhờ những tiến bộ không ngừng về y học cũng như những cải thiện trong chăm sóc trẻ sơ sinh, tỉ lệ sống sót của trẻ sinh non đã tăng từ 5 - 9% trong 3 thập kỷ qua. Trong khi trước đó, những trẻ sinh non 28 tuần gần như không có cơ hội sống sót.
"Công nghệ đã làm thay đổi tất cả. Trường hợp của Saybie thực sự là một phép màu, kết hợp giữa kỹ năng và may mắn. Chắc chắn, không phải em bé nào có cân nặng như cô bé cũng sẽ được cứu sống mà không hề có bất kỳ biến chứng nào", BS Wozniak cho hay.
Theo Vietnamnet
Sự thật về những lời đồn đoán kì bí xoay quanh ngôi nhà cô quạnh nhất thế giới ở Iceland Tại một hòn đảo hoang sơ thuộc quần đảo Vestmannaejar ngoài khơi Iceland, nhiều năm nay đã tồn tại một căn nhà trắng trên sườn đồi xanh ngắt. Với khung cảnh giống hệt như trong phim trinh thám cổ điển, các lời đồn đã không ngừng được thêu dệt về ngôi nhà nhỏ bí ẩn này. Nằm lạc lõng giữa thảm cỏ xanh...