Dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu vẫn ổn định
Sáng 27/6, dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và lãnh thổ Ukraine vẫn ổn định.
Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo số liệu của công ty vận hành Dòng chảy phương Bắc 1, dòng chảy khí đốt vận chuyển qua tuyến đường ống này vượt biển Baltic sang Đức ở mức 29.289.697 kWh/h, phù hợp với mức trên 29.000.000 kWh/h được ghi nhận vào cuối tuần qua. Đầu tháng này, Gazprom thông báo sẽ giảm 40% công suất vận chuyển qua đường ống do việc trì hoãn trả lại thiết bị bảo trì do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada tiến hành.
Trong khi đó, Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga cho biết nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua Ukraine qua trạm cửa khẩu Sudzha không thay đổi trong ngày 27/6, ngày thứ 4 liên tiếp, ở mức 42,1 triệu m3. Trong khi đó, dòng khí đốt vào Slovakia trung chuyển qua Ukraine thông qua trạm biên giới Velke Kapusany là 36,9 triệu m3/ngày, thay đổi chút ít so với ngày 26/6.
Dữ liệu của công ty vận hành đường ống Gascade cho thấy dòng khi đốt chảy về phía Đông qua đường ống Yamal-châu Âu đến Ba Lan qua Đức cuối tuần qua đã được nối lại. Dòng chảy ra tại trạm đo Mallnow ở biên giới Đức với Ba Lan là 1.863.429 kW/h ngày 27/6. Dòng chảy này đã được nối lại hoạt động vào ngày 25/6 sau khi bị ngừng hoạt động 1 ngày trước đó.
Cùng ngày, phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra ở Đức, một quan chức Mỹ cho biết lãnh đạo G7 đang tiến rất gần tới quyết định đề ra mức giá trần toàn cầu đối với dầu mỏ Nga. Theo quan chức này, mục tiêu của kế hoạch này là nhằm lấy đi một nguồn thu chính của Nga cũng như làm hạ giá dầu của nước này.Quan chức trên cũng cho biết Mỹ sẽ áp mức thuế cao hơn đối với hơn 570 nhóm các mặt hàng của Nga trị giá gần 2,3 tỉ USD.
Lãnh đạo G7 thảo luận phương thức trừng phạt dầu thô Nga
Các nhà đàm phán thuộc nhóm 7 nền kinh tế phát triển (G7) đồng thuận rằng tiến trình thảo luận về kế hoạch áp giá trần với dầu thô của Nga đã đạt được bước tiến, đủ để chuyển vấn đề này ra thảo luận cấp lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 26/6 tại Đức (giờ địa phương).
Hoạt động khai thác tại mỏ dầu thô gần vùng Neftekamsk thuộc Cộng hòa Bashkortostan, Nga. Ảnh: Bloomberg
Nguồn thạo tin ẩn danh cho biết các nhà đàm phán cấp chuyên viên đã tham gia nhiều vòng tham vấn được đánh giá là "căng thẳng" về biện pháp siết chặt trừng phạt dầu thô của Nga tại dãy núi Alps thuộc vùng Bavarian (Đức) ngay trước thời điểm nguyên thủ G7 nhóm họp. Dù còn nhiều vấn đề cần xử lý, nhưng các nhà đàm phán đã đạt nhận thức chung về việc lãnh đạo G7 nên chính thức khởi động thảo luận về áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu của Nga.
Một cơ chế quản lý giá như vậy sẽ đặt ra giới hạn trên về giá (giá trần) đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga, vốn sẽ được các bên tham gia sáng kiến này đơn phương áp đặt, ngăn không cho Nga bán dầu với mức giá cao hơn. Với các nước châu Âu, giải pháp này cũng mở ra cánh cửa tiềm năng về giảm lạm phát vốn đang là thách thức nổi bật cả châu lục phải đối mặt do giá nhiên liệu tăng vọt.
Italy, Mỹ và một số nước ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) lo ngại việc thông qua và triển khai giải pháp về giá sẽ lại một lần nữa gây ra rạn nứt trong nội bộ EU. Bởi nó dính đến việc phải lật lại nhiều điểm trong thỏa thuận trừng phạt ngành dầu mỏ, khí đốt Nga đã được EU thông qua trước đó - một thỏa thuận phải rất khó khăn mới đạt được vào phút chót.
Kế hoạch khẩn cấp khí đốt của Đức khiến EU lo ngại Theo phóng viên TTXVN tại Đức, việc Đức tuyên bố báo động cấp hai về khủng hoảng năng lượng trong kế hoạch khẩn cấp của nước này đang khiến các nước châu Âu lo ngại về nguy cơ kinh tế Đức có thể gặp bất ổn do thiếu khí đốt và kéo theo nhiều hệ lụy cho các nước láng giềng. Hệ thống...