Đồng cảm với người trồng tiêu, sinh viên VKU làm hẳn sàn giao dịch thương mại trực tuyến
Để nhữg hạt tiêu do nông dân trồng ra luôn cay nồng chứ không phải “cay đắng”, một nhóm sinh viên đã táo bạo xây dựng ý tưởng về sàn giao dịch thương mại điện tử.
Dự án của những người trẻ này đã thuyết phục được các giảm khảo BGA Business Challenge do Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) và Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tổ chức.
Ý tưởng Sàn giao dịch Thương mại điện tử chuyên cho sản phẩm Hồ tiêu của nhóm sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt Hàn (ĐH Đà Nẵng): Trần Thị Thúy Trinh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Mai Quỳnh Thanh Tú (Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử) và Phạm Vũ Thu Nguyệt, Hồ Thanh Phong, Nguyễn Duy Sỹ (Khoa Công nghệ thông tin)
Vùng đất Gio Linh với đất đỏ bazan màu mỡ, là nơi có thế mạnh trồng tiêu của tỉnh Quảng Trị. Tiêu ở đây có vị cay nồng rất riêng, trở thành một thương hiệu. Nghề trồng tiêu của nông dân Gio Linh là sinh kế cua3 hàng nghìn hộ dân tại đây. Nhưng nhiều năm gần đây, giá tiêu thấp thảm hại, đời sống người dân bấp bênh. Một trong những lý do khiến người trồng tiêu kém mặn mà chăm bón, chính là việc hay bị ép giá, đầu ra phập phồng. Giá chung trên thị trường đã thấp, lại qua thêm một lần ép giá của thương lái, nông dân chẳng còn thiết tha.
Nguyễn Thị Thúy Trinh thuyết trình về dự án của nhóm.
Sinh ra trong gia đình làm nghề trồng tiêu tại đây, Nguyễn Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Thúy Trinh hiểu hết những vất vả của người làm nghề và nỗi khổ đầu ra của hạt tiêu. Cùng học chuyên ngành Kinh tế số và Thương mại điện tử, cả hai nghĩ đến việc ứng dụng kiến thức để tạo ra một kênh kết nối, trao đổi cung-cầu để giao dịch chuyên cho sản phẩm tiêu trên một sàn thương mại điện tử
“Kinh tế số và thương mại điện tử đang là xu hướng chung. Rất nhiều ngành đã áp dụng các phương thức này và thành công. Nhóm mình muốn ứng dụng vào giải quyết thực tế từ chính câu chuyện của gia đình và xa hơn là cho cộng đồng trồng tiêu tại Gio Linh cũng như các vùng khác trong tỉnh. Thiệt thòi của các hộ trồng tiêu là thường ở xa trung tâm, cách thức thương mại truyền thống là chủ động liên lạc với thương lái nhờ bán, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn. Giá tốt hay không cũng do họ quyết, tức là chỉ có một nguồn dịch, nhiều khi giá xuống thấp còn phải năn nỉ mua giúp mà cũng không đủ chi phí đầu tư”, Thúy Trinh cho biết.
Video đang HOT
Hai hạng mục chính trong dự án của nhóm là website và App mua bán hồ tiêu, có thể kết nối rộng rãi đến nhiều nguồn thu khác nhau, cập nhật giá cả thường xuyên và liên tục.
Để xây dựng được dự án, Thúy Trinh và Ngọc Ánh đã nhận được sự hưởng ứng từ người bạn cùng lớp và các bạn Khoa Công nghệ thông tin với nhiệm vụ xây dựng xương sống cho dự án là công nghệ. Các hạng mục này có thể kết nối người mua – bán, nâng cao sức thu hút và cạnh tranh cho việc tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần giải quyết “bài toán” giúp người trồng hồ tiêu tiếp thị được sản phẩm trực tuyến trên sàn giao dịch. Ở chiều ngược lại, nhà mua hàng có thể tiếp cận nguồn hàng phù hợp, đối chứng chất lượng của bên cung, tính toán số lượng và đưa ra mức giá hợp lý.
Nền tảng công nghệ của dự án sẽ tạo ra bước đột phá cho nông dân trồng tiêu.
Cả 2 hạng mục này, đặc biệt là App sẽ được đơn giản hóa để, Người bán sẽ có tài khoản riêng, tương tự như một gian hàng trực tuyến, trên đó giới thiệu đầy đủ về sản phẩm và thông tin liên lạc bằng các thao tác đơn giản.
Bản demo của dự án đang được nhóm gấp rút hoàn thành. Theo nhóm, việc niêm yết giá Hồ tiêu công khai sẽ giúp người nông dân tránh được việc bị ép giá do không nắm được thông tin thị trường… Thực tế hiện chưa có sàn giao dịch Thương mại điện tử nào dành riêng cho sản phẩm Hồ tiêu, Thanh Tú cho biết.
Tuy nhiên, một trở ngại thường thấy với các ứng dụng thương mại nông sản là người nông dân vốn không quen ứng dụng công nghệ, thiếu thốn về thiết bị. Theo Trinh: “Việc này không đáng lo ngại, người nông dân chưa quen là do ít sử dụng. Chỉ cần thao tác vài lần sẽ quen, như cách họ từng làm quen với smartphone. Trước mắt, nhóm sẽ truyền thông rộng rãi để ý tưởng dự án đến được với nhiều người hơn. Hoặc nhờ người thân, con em của họ hướng dẫn bước đầu. Về lâu dài, người nông dân hoàn toàn có thể làm chủ”.
Nhóm nhận giải Nhì GBA Business Challenge.
Thực tế, ngay trong quá trình khảo sát, nông dân tại Gio Linh đã phản hồi khá tích cực về mục tiêu của dự án. Bởi họ nhận thấy đang được hỗ trợ tận lực, tiếp cận công nghệ để thay đổi phương thức thương mại lâu nay.
Hiện nay, nhóm đã và đang triển khai thí điểm dự án tại Gio Linh với các sản phẩm: Tiêu khô và tiêu thành phẩm. Theo TS Lê Phước Cửu Long (Khoa Kinh tế số & Thương mại Điện tử) ý tưởng khởi nghiệp trong công nghiệp chế biến nhất là khâu hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp là một thách thức, tuy nhiên nhóm đã rất sáng tạo và quyết tâm thực hiện dự định của mình.
Mục tiêu của dự án đã đáp ứng được tiêu chí tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo và bền vững trong thương mại của Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh – Business Challenge 2020 do Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức (GBA) tổ chức. Dự án giành giải Nhì chung cuộc với phần thưởng trị giá 80 triệu đồng.
Sinh viên Việt Nam đầu tiên đạt giải cao về vi điện tử quốc tế
Sau 15 năm tổ chức, lần đầu tiên Việt Nam có thí sinh đạt thành tích ở top đầu trong cuộc thi Olympic quốc tế về lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Ngày 16-3, thông tin từ Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sinh viên Đoàn Văn Hiếu (khoa Kỹ thuật máy tính) của trường đã xuất sắc giành giải ba cuộc thi Annual International Microelectronics Olympiad (AMO) - Olympic Vi điện tử quốc tế lần thứ 15.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên cuộc thi được tổ chức online vào ngày 8-12-2020 vừa qua.
Cuộc thi có sự góp mặt của 370 thí sinh đại diện cho 10 quốc gia bao gồm: Armenia, Argentina, Brazil, Ai Cập, Peru, Nga, Serbia, UAE, Ukraine và Việt Nam. Trong đó 28 thí sinh lọt vào chung kết để thi trực tuyến qua nền tảng zoom.
Để tham gia tại vòng chung kết thế giới, các thí sinh đã phải trải qua và đứng đầu vòng quốc gia nơi mình đại diện.
Trong đó, sinh viên Đoàn Văn Hiếu đã xuất sắc vượt qua các thí sinh khác khi dành giải nhất tại vòng quốc gia ở Việt Nam diễn ra vào tháng 9-2020 và trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia vòng chung kết thế giới.
Được biết, đây là lần đầu tiên sau 15 năm tổ chức, Việt Nam mới có thí sinh đạt thành tích ở top đầu trong một cuộc thi quốc tế uy tín về lĩnh vực Thiết kế vi mạch. Qua đó, Hiếu đã góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng như trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc thi Olympic quốc tế về lĩnh vực vi điện tử Armenia (AMO) được tổ chức thường niên cho các đối tượng trong ngành vi điện tử.
Được biết, cuộc thi được khởi xướng bởi tập đoàn Synopsys - Mỹ (công ty hàng đầu thế giới cấp các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử với mục tiêu phát triển nền công nghệ thông tin tại Armenia.
Cuộc thi được tiến hành trong 2 vòng, là vòng thi cấp quốc gia và vòng quốc tế cùng với các thí sinh đến từ các quốc gia khác trên thế giới.
Kết quả, giải nhất thuộc về một đại diện đến từ Serbia, giải nhỉ thuộc về đại diện của Armenia và ba giải ba thuộc về đại diện của Việt Nam, Brazil và Armenia.
Trường đại học ở TP.HCM chi học bổng khủng 'săn' học sinh giỏi Năm 2021, hàng loạt suất học bổng từ 40 đến 230 triệu đồng/suất vừa được Trường ĐH Công nghệ Thông tin đưa ra để thu hút thí sinh giỏi vào trường. Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa có thông báo chính sách học bổng tuyển sinh năm 2021. Theo đó, trong mùa tuyển sinh đại học năm nay,...