Đồng cam cộng khổ
Sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ lúc khó khăn sẽ làm cho tình cảm vợ chồng bền chặt theo năm tháng.
Chị Nguyễn Thị Giang (khu phố 5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM) cho rằng suốt đời chị không thể nào quên được cảm giác của buổi trưa một ngày cuối tháng 4-2009. Trên đường đi làm về, chồng chị bị tai nạn giao thông. “Nhận được tin anh đang cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, tôi cảm thấy bầu trời như đổ sập trước mắt mình. Tôi cố gắng định thần lại, gửi 2 con cho hàng xóm rồi chạy vội vào bệnh viện với anh” – chị nhớ lại.
Hạnh phúc trong khó khăn
Chị Giang và anh Tuấn đều nghèo khó. Rời quê Hà Tĩnh vào làm công nhân ở Cần Thơ, chị gặp và xây dựng gia đình với anh Tuấn. Sau đó, vợ chồng lên
TP HCM tìm việc. Chị làm công nhân may, anh làm thợ hồ. Tuy ở nhà trọ, thu nhập chỉ đủ ăn nhưng gia đình luôn rộn rã tiếng cười.
Khi chị sinh bé gái thứ hai, không có người trông con, gửi nhà trẻ thì bé bị bệnh liên miên nên anh Tuấn quyết định để vợ nghỉ ở nhà, vừa trông con vừa đưa đón đứa lớn đi học. Từ đó, mọi chi tiêu, sinh hoạt của 4 miệng ăn đều gói ghém từ tiền lương của anh.
“Một chiếc xe ba gác máy cán ngang người làm anh bị đứt ruột non, thủng dạ dày, một chân bị gãy dập nhiều đoạn, hôn mê, tính mạng bị đe dọa. Bệnh viện yêu cầu đóng tiền tạm ứng 20 triệu đồng nhưng tôi không có một đồng trong túi. Tôi chạy về vay mượn khắp nơi. Phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật, điều trị hơn 1 năm, anh mới dần hồi phục. Chi phí điều trị hơn 100 triệu đồng đều vay mượn từ bạn bè, người quen” – chị Giang nhớ lại.
Khi phẫu thuật xong lần 1, thương vợ vừa phải chăm sóc chồng ở bệnh viện vừa lo cho 2 con nhỏ ở nhà, lại phải chạy vạy kiếm tiền đóng viện phí, tiền nhà, tiền sữa cho con…, anh Tuấn bàn với chị xin ra viện điều trị ngoại trú. Về nhà, anh vừa điều trị vừa trông con cho vợ đi làm. Để linh động thời gian chăm sóc chồng con, chị Giang xin làm giúp việc nhà theo giờ. Khi sức khỏe chồng ổn hơn, chị bắt đầu “cày” suốt tuần để kiếm tiền trả nợ. Thời gian làm việc mỗi ngày của chị bắt đầu từ 7 giờ đến 20-21 giờ.
Anh Tuấn tâm sự: “Giờ sức khỏe đã hồi phục, tôi có thể đi làm để đỡ đần cho vợ con. Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của vợ, có lẽ tôi đã không qua khỏi. Trải qua khó khăn, tôi càng cảm phục, yêu thương vợ và quý trọng gia đình mình hơn”.
Vợ chồng anh Tuấn – chị Giang cùng mẹ chồng và con gái út
Video đang HOT
May mà kịp nhận ra…
Bốn tháng trước, đang làm việc ở Angola, nhận được tin con trai đầu chết đuối, anh L.H.T (khu phố 1, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM) bị sốc đến nỗi tóc bạc trắng, không thể tự ra sân bay về nước, người anh rể phải bỏ dở công việc để đưa về. T. kể vì kinh tế khó khăn, anh để lại vợ và 3 con ở quê để sang nước bạn làm công nhân xây dựng. Mới làm việc được 1 năm thì anh nghe tin con gặp nạn khi về quê ngoại ăn đám giỗ.
Quá đau đớn, T. cho rằng vợ anh là người có lỗi trong cái chết của con vì biết bé nghịch ngợm nhưng không theo sát trông nom. Anh không nói chuyện, không nhìn mặt vợ cả tháng trời. Khi bình tâm lại, nhìn vợ, anh giật mình bởi sự tiều tụy, hốc hác của chị.
“Lúc đó, tôi chợt hiểu ra sự mất mát ấy không phải chỉ của riêng tôi mà còn của cả vợ mình nữa. Có thể cô ấy đau đớn hơn cả tôi. Ngoài nỗi đau mất con, cô ấy còn ân hận vì sự bất cẩn của mình. Tôi cũng nhận ra rằng những lúc khó khăn này mới thật sự cần đến sự cảm thông, yêu thương của người bạn đời. Cũng may là tôi kịp nhận ra, nếu không thì không biết tình trạng gia đình sẽ đi về đâu?” – anh T. tâm sự.
Theo VNE
Gia đình phải vay mượn tiền để tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền
Gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã chi hàng trăm triệu đồng và phải vay mượn tiền để thuê tìm kiếm thi thể người thân. Trong khi đó, gia đình bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường chưa một lần đến hỏi thăm, còn BV Bạch Mai chỉ chia buồn qua... điện thoại.
Thợ lặn tự nguyện chuẩn bị lặn xuống đáy sông Hồng dưới chân cầu Thanh Trì tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền
Đã 10 ngày kể từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xuống sông Hồng để phi tang, gia đình vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thi thể chị Huyền với nỗ lực không mệt mỏi.
Cũng trong sáng nay (28-10), người thân của chị Huyền tiếp tục thuê thuyền để đi dọc sông Hồng, xuôi về phía hạ lưu khoảng 50 km để tiếp tục tìm kiếm thi thể của chị Huyền.
Còn tại khu vực bến sông dưới cầu Thanh Trì, nơi được cho là bác sĩ Tường vứt thi thể chị Huyền xuống sông, một nhóm thợ lặn đã tự nguyện giúp đỡ gia đình trong việc lặn tìm kiếm. Tuy nhiên, đến 12 giờ trưa nay, cuộc tìm kiếm vẫn không đem lại kết quả nào.
Anh Hưng, anh rể của anh Nguyễn Hữu Huy (chồng chị Huyền), cho biết anh đã ngồi trên thuyền suốt từ ngày 20-10, kể từ khi gia đình không liên lạc được với chị Huyền (bị tử vong tại cơ sở thẩm mỹ Cát Tường chiều 19-10 và bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai nhận ném xác xuống sông Hồng phi tang vào đêm cùng ngày 19-10) và quyết định đi tìm kiếm cả trên cạn và dưới sông.
"Mỗi ngày thuê 1 chiếc thuyền đi tìm kiếm dọc sông Hồng hết 5 - 7 triệu đồng. Ngày gia đình thuê nhiều thuyền nhất, tới 7 chiếc là ngày 22-10 khi bác sĩ Tường khai nhận ném thi thể em tôi xuống sông Hồng" - anh Hưng cho biết.
Theo anh Hưng, hiện chưa thể thống kê số tiền gia đình đã bỏ ra để đi tìm kiếm chị Huyền. "Người thân nào đi trên thuyền nào thì tự trả tiền, sau khi xong xuôi mọi việc mới về tính toán sau. Nhưng đến nay, chi phí cho việc thuê thuyền tìm kiếm; thuê thợ lặn đã lên đến tiền trăm triệu" - anh Hưng nói.
Ông Quang, cậu ruột anh Huy, cho biết sáng nay gia đình đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người để đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên, không biết kết quả sẽ như thế nào.
Cũng theo ông Quang và anh Hưng, đến hôm nay, gia đình bác sĩ Tường chưa hề có lời hoặc đến gia đình anh Huy để chia sẻ, thăm hỏi hay hỗ trợ gì cho gia đình.
"Về phía Bệnh viện Bạch Mai, họ cũng chưa đến gia đình nhưng có gọi điện và gọi người nhà đến để gửi lời chia buồn đến gia đình chúng tôi" - ông Quang nói.
Theo ông Quang, gia cảnh của anh Huy cũng không có gì là khá giả. Bố mẹ anh Huy nghỉ hưu đã lâu, bản thân anh Huy thì công việc cũng không ổn định. Thu nhập của gia đình chủ yếu là từ thu nhập của chị Huyền. "Tôi chưa hỏi Huy, nhưng chắc là nó phải vay mượn tiền để lo việc tìm kiếm xác vợ" - ông Quang nói.
Chiều nay, gia đình một mặt vẫn thuê thuyền để tìm kiếm dọc sông Hồng, mặt khác sẽ cử người tìm kiếm ở các bãi bồi ven sông, xem liệu bác sĩ Tường có vứt xác chị Huyền ở đâu đó không.
Sau 10 ngày, những nỗ lực của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả những người dân tốt bụng khắp nơi giúp sức, tuy nhiên đến đầu giờ chiều hôm nay, xác chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại bến sông dưới chân cầu Thanh Trì sáng 28-10:
Sáng nay, gia đình anh Huy lại thuê chiếc thuyền này để xuôi về phía hạ lưu 50 km tìm kiếm
Anh Hưng (trái, anh rể anh Huy) đang nỗ lực liên lạc với các nguồn tin để tìm kiếm thi thể chị Huyền
Anh Hưng đã lênh đênh trên thuyền tìm kiếm từ ngày 20-10 đến nay
Những thợ lặn tự nguyện chuẩn bị lặn tìm xác ở đoạn sông dưới chân cầu Thanh Trì
Người dân theo dõi thợ lặn tìm kiếm dưới chân cầu Thanh Trì trong sáng 28-10
Những nỗ lực của thợ lặn vẫn chưa đem lại kết quả
Theo Người lao động
Thế chấp sổ đỏ của người khác để lấy tiền làm đám cưới Sáng 26/9, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Thúy (thợ uốn tóc, SN 1981, hiện ở thôn Võ Dõng, Vĩnh Trung, Nha Trang) 10 năm tù, Nguyễn Xuân Quang (thợ hồ, SN 1982, trú tổ 13 Vĩnh Điềm Thượng, Vĩnh Hiệp, Nha Trang) 7 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo...