Đồng bào vùng cao không còn “bỏ vốn ống tre”
“Nếu Nhà nước không có các chương trình tín dụng ưu đãi, chưa biết tới bao giờ đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi xa xôi như xã Quài Nưa mới có cơ hội vươn lên trong cuộc sống”- bà Bạc Thị Thúy – Chủ tịch UBND xã Quài Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bày tỏ.
Hướng dẫn bà con sử dụng vốn
Thanh An là 1 trong những xã khó khăn của huyện Điện Biên. Để chuyển tải vốn vay ưu đãi tới đồng bào đã khó, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con sử dụng hiệu quả còn khó gấp nhiều lần. Chị Nguyễn Thị Châu – cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên phụ trách xã Thanh An, chia sẻ: “Trước kia, đồng bào chỉ thuần sản xuất tự cấp tự túc nên khó dứt được nghèo đói. Đồng bào vay vốn, chúng tôi lại phải cùng chính quyền, Hội đoàn thể hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật để bà con mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt…”.
Anh Lò Văn Ngoai, bản Noong Giáng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo chăm sóc trâu gây dựng từ vốn vay ưu đãi. Ảnh: Trần Giáp
Anh Tòng Văn Dũng, bản Phiêng Ban, xã Thanh An cho biết: “Mình làm Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn (TKVV) đã hơn 6 năm. Hiện tại trong tổ có 49 tổ viên, dư nợ vốn tín dụng chính sách hơn 1,1 tỷ đồng. Những năm trước, không mấy hộ dám vay vốn đâu, bởi bà con hỏi: “Vay vốn chẳng biết làm gì, hay lại bỏ ống tre nhé…”. Phải tuyên truyền nhiều lần, bản thân cán bộ phải làm gương, đầu tư nuôi trâu, bò, có lãi mua sắm được cái nọ, cái kia để bà con thấy, tin mà làm theo…”.
Chị Bạc Thị Thúy – Chủ tịch UBND xã Quài Nưa thổ lộ: “Những năm qua, hộ nghèo, hộ đói ở xã giảm nhiều. Vốn vay ưu đãi đã có Nhà nước hỗ trợ, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, tập huấn để bà con biết sử dụng vốn hiệu quả. Giả dụ, Nhà nước không có các chương trình tín dụng ưu đãi ở những nơi xa xôi như Quài Nưa chưa biết bao giờ đồng bào mới khá lên được…”.
Thoát nghèo nhờ nuôi trâu, trồng cà phê
Dẫn chúng tôi đi thăm một số hộ dân vay vốn tín dụng chính sách, anh Lò Văn Biến – Tổ trưởng tổ TKVV bản Noong Giáng, xã Quài Nưa thông tin: “Căn cứ vào nhu cầu của bà con và mục đích sử dụng, Tổ TKVV tổ chức họp và bình xét công khai, dân chủ. Danh sách hộ vay vốn được trình lên UBND xã phê duyệt rồi Ngân hàng CSXH xuống tận nơi giải ngân…”.
Giống như nhiều người dân khác ở trong bản, trước kia, gia đình ông Lò Văn Ngoài (bản Noong Giáng, xã Quài Nưa) là 1 trong những hộ nghèo đói triền miên. Năm 2009, khi Hội Nông dân xã triển khai chương trình ủy thác với Ngân hàng CSXH, ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng. “Tôi mua 1 con trâu sinh sản, còn đâu cải tạo 2,5ha đất để xuống giống cà phê, đào ao thả cá. Hai năm nay, sau khi bán nghé, cà phê, cá, sau khi trừ chi phí lãi 80 triệu đồng/năm…”-anh Ngoài phấn khởi khoe.
Ông Đàm Xuân Triệu-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên khẳng định: “Thời gian qua, mức sống, thu nhập của hộ dân nói riêng và sự thay đổi tích cực của các bản, làng vùng cao có sự góp phần không nhỏ của các chương trình tín dụng ưu đãi. Không ít hộ nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, được vay vốn nhiều chương trình đã từ diện nghèo vươn lên hộ khá, giàu…”.
Video đang HOT
Theo Danviet
"Cần rà soát các chính sách chăm lo học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là Ủy ban Dân tộc cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo cần chăm lo hơn nữa tới đời sống học sinh, giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và gấp rút rà soát các chính sách hỗ trợ giáo dục miền núi.
Quỹ Khuyến học Việt Nam - báo Dân trí trao tặng 25 suất học bổng trị giá 105 triệu đồng
Ngày 7/11, Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2015 đã diễn ra tại Hà Nội. Lễ tuyên dương do Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo tổ chức, Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc, báo Tiền Phong và báo Nông thôn Ngày nay phối hợp thực hiện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trao quà, bằng khen đến các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đạt giải Nhất, Nhì trong kì thi học sinh giỏi quốc gia 2015.
Năm nay, trong số 122 em học sinh DTTS vinh dự được tuyên dương và nhận bằng khen, có 105 em đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, 2 em đỗ thủ khoa và 15 em đạt điểm cao từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi xét tuyển vào đại học và cao đẳng năm 2015.
Đặc biệt, trong số đó, có nhiều em là dân tộc ít người như: Em Vàng A Minh, em Lý Seo Cha - dân tộc Mông, em Vương Ái Như - dân tộc Giáy, em Nay H'Nga - dân tộc M'Nông đã đạt học sinh giỏi quốc gia. Hầu hết các em đều đến từ các vùng miền núi, vùng DTTS còn nhiều khó khăn, điều kiện trường lớp, giao thông đi lại không thuận lợi. Nhiều em gia đình cơm ăn không đủ no, nhưng cha mẹ vẫn cố gắng cho con đi học.
Không phụ lòng cha mẹ, các em đã phấn đấu vượt khó, vươn lên trở thành những học sinh xuất sắc, mang lại vinh dự cho gia đình, cho làng, bản. Đồng thời, khẳng định năng lực, ý chí và quyết tâm của học sinh DTTS không hề thua kém các học sinh miền xuôi - vốn có điều kiện học tập tốt hơn rất nhiều.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các ban, bộ, ngành liên quan cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong thời gian tới; đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cần tiếp tục quan tâm chăm lo về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất cho ngành giáo dục và đào tạo phát triển; Tiếp tục quan tâm, ưu đãi bằng các chính sách giúp đội ngũ giáo viên và các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện dạy và học tốt hơn nữa.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử tuyên dương thành tích của các em học sinh dân tộc thiểu số.
Nhân dịp này, Quỹ Khuyến học Việt Nam - báo Dân trí đã trao tặng 25 suất học bổng ý nghĩa dành tặng các em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc với tổng trị giá 105 triệu đồng (trong đó 20 suất trị giá 5 triệu đồng và 5 suất trị giá 1 triệu đồng).
122 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được tuyên dương, khen thưởng
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử biểu dương tinh thần nỗ lực, quyết tâm học tập, rèn luyện và nhiệt liệt chúc mừng thành tích xuất sắc của các em học sinh DTTS đạt giải quốc gia, học sinh đỗ thủ khoa va đat điêm cao trong ky thi tuyên sinh năm nay.
Bộ trưởng biểu dương tinh thần tận tâm, đầy trách nhiệm va những đóng góp rất hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo, của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường, các bậc phụ huynh đã chăm lo, động viên các em vượt khó vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện đã góp phần làm nên thành tích rât đang tư hao.
Nhà báo Nguyễn Lương Phán - Phó Tổng Biên tập báo Dân trí đại diện trao tặng học bổng của Quỹ Khuyến học Việt Nam - báo Dân trí đến các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc.
Vinh dự đại diện 122 học sinh, sinh viên được trao thưởng, em Tống Mỹ Linh (sinh năm 1998), dân tộc Hà Nhì, học sinh lớp 12 chuyên Văn, THPT chuyên Lê Quý Đôn (Lai Châu) hứa sẽ ra sức rèn luyện và học tập thật tốt.
Được biết, hoàn cảnh gia đình em Linh hết sức khó khăn, bố mất sớm, mẹ đi làm xa, em ở cùng bà nhưng đã nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tích học tập tốt. Lớp 11 em được đi thi vượt cấp, đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn. Lớp 12 em đạt Huy chương vàng Olympic Hùng Vương (môn Ngữ văn). Tống Mỹ Linh cũng là một trong số 5 học sinh được báo Dân trí trao tặng học bổng trong dịp này.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn cùng một số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được trao thưởng trong dịp này. Thứ trưởng khẳng định Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục chăm lo tới việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.
Nhà báo Nguyễn Lương Phán - Phó Tổng Biên tập báo Dân trí đại diện Quỹ Khuyến học Việt Nam - báo Dân trí trao tặng học bổng tới các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc với mức học bổng 5 triệu đồng mỗi em.
Phó Tổng Biên tập báo Dân trí cùng 5 học sinh được báo Dân trí trao tặng học bổng, mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng.
Em Tống Mỹ Linh (dân tộc Hà Nhì, Huy chương vàng Olympic Hùng Vương môn Ngữ văn - bìa phải), em Lê Tùng Lâm (dân tộc Lô Lô, giải Khuyến khích HSG Quốc gia môn Lịch sử - bìa trái) cùng cô giáo Phùng Thị Kim Oanh.
Phương Nhung
Theo Dantri
Hạnh phúc với đêm trung thu không lân, không đèn! "Em chưa thấy múa lân, em chỉ thấy bánh trung thu ở trên ti vi thôi!" - Một em nhỏ Đắk Nông thật thà chia sẻ trong đêm trung thu trông trăng không lân, không đèn. Những em nhỏ ánh mắt trong veo, chăm chú theo dõi các tiết mục văn nghệ. 5h sáng ngày 27/9, chúng tối vượt hơn 130km tìm về...