Đồng bào Quảng Bình hiến đất mở đường, kê giường đón khách viếng Đại tướng
“Người dân Thọ Sơn giấu nước mắt đau thương, chuẩn bị tất cả những gì thuận lợi nhất như hiến đất mở đường để Đại tướng về an nghỉ…”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là nỗi đau thương của 90 triệu người dân Việt Nam. Tai Hà Nội, hàng chuc nghìn người nối tiếp nhau đến viếng Đại tướng tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Tại huyện Lệ Thủy, Quang Binh, nước mắt người dân chảy chưa bao giờ ngớt. Tại thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), để bày tỏ lòng tri ân với Đại tướng, nhiều người dân hiến đất mở đường, lập ban thờ Đại tướng, nhiều người đã dọn nhà, kê giường để đón khách gần xa về tiễn đưa Đại tướng.
Người dân Thọ Sơn đếm ngược thời gian Đại tướng về đây an nghỉ
Ông Lưu Ngọc Môn (SN 1955), thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lấy tay gạt những dòng nước mắt.”Khi biết tin Đại tướng qua đời, cả nhà tôi đều ôm nhau khóc. Sau cơn bão, nhà mất điện đến tận bây giờ, không được theo dõi trên truyền hình về Đại tướng, tôi đứng ngồi không yên. Khi biết tin Đại tướng chọn khu Vũng Chùa ở Thọ Sơn làm nơi an nghỉ, tôi cảm thấy rât vinh dự bởi Đại tướng có thể lựa chọn ở nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) hay quê hương Lệ Thủy nhưng cuối cùng Đại tướng đã chọn Mũi Rồng (thôn Thọ Sơn). Ngày ngày chúng tôi có thể đến thắp hương, dâng hoa Đại tướng để tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những gì Đại tướng đã đóng góp cho đất nước, cho quê hương”.
Bà Võ Thị Bương: “Ngày ngày tôi sẽ thắp hương nơi Đại tướng an nghỉ”
Cụ bà Võ Thị Bương, năm nay 74 tuổi, môi khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp lai rướm lệ, khi nói đến việc Đại tướng sẽ an nghỉ ở Vũng Chùa đôi mắt ấy lại rực lên vẻ tự hào. ” Đại tướng đã đóng góp cả cuộc đời cho quê hương Quảng Bình, cho đất nước Việt Nam. Giờ tuy đã già nhưng ngày tiễn đưa Đại tướng nhất định tôi sẽ đến để bày tỏ lòng thành kính. Ngày ngày tôi sẽ đến để thắp hương trước mộ phần Đại tướng”, ba chia se.
Video đang HOT
Trưởng thôn Trần Ngọc Tri
Trưởng thôn Thọ Sơn la ông Trần Ngọc Tri chia sẻ, khi nhận được tin Đại tướng từ trần, toàn dân tộc Việt Nam và thế giới đều thương tiếc. Người dân Thọ Sơn cung không phai ngoai lê. Cả làng mất điện, họ gọi điện lên Hà Nội, tìm đọc báo để biết tin về Đại tướng. Khi biết Đại tướng sẽ được an nghỉ tại thôn Thọ Sơn, ai nấy đều ngóng trông. Trước Đại tướng đã từng đến Vũng Chùa nhưng bí mật nên nhân dân Thọ Sơn không ai biết. Giờ biết tin họ tiếc nuối vì đã không được gặp Đại tướng khi còn sống. Nhiều người dân đã lập ban thờ ngay tại nhà, nhiều người hiến đất với mong muốn tri ân công lao Đại tướng đã đóng góp cho nhân dân có hòa bình, ấm no như ngày nay.
Dọn nhà, kê giường để đón khách viếng Đại Tướng
Những ngày này, người dân Thọ Sơn ai nấy đều hối hả bận rộn, người hiến đất mở đường, người phát quang cây cối, dọn dẹp con đường dẫn vào khu an táng Đại tướng. Khi có khách đến nhà, họ ôn tồn hòa nhã, tiếp khách thân tình, nhiều người ngỡ tưởng PV là khách thập phương đến để đợi dự lễ an táng Đại tướng. Họ bày tỏ nguyện vọng nếu không có chỗ ở thì có thể về nhà họ, đợi đến thời điểm lễ an táng được tiến hành.
Chị Võ Thu Phương và người dân Thọ Sơn sẵn long đón khách
Chị Võ Thu Phương (42 tuổi), người dân Thọ Sơn chia sẻ, Đại tướng an nghỉ trên địa phận thôn Thọ Sơn, ở vị trí phong thủy hữu tình, cũng là dịp để chị có thể tri ân công lao Đại tướng. “Nhà tôi đã dọn sạch sẽ, kê thêm giường, nếu khách thập phương có nhã ý muốn ở lại thì tôi luôn mở cửa chào đón. Người Việt Nam ở đâu cũng chung một tấm lòng hướng về Đại tướng, gia đình tôi chia sẻ được gì thì sẵn sàng chia sẻ. Mong lễ an táng Đại tướng diễn ra tốt đẹp để không phụ sự tin tưởng của Đại tướng về mảnh đất Thọ Sơn”, chị Phương tâm sự.
“Dân làng Thọ Sơn từ trước đến nay luôn có núi Rồng bao bọc, bão lớn đều không thiệt hại chi. Nay Đại tướng về an nghỉ là niềm vinh dự cho quê hương, chúng tôi quyết sẽ cố gắng để mảnh đất Thọ Sơn thêm giàu đẹp. “Nhà chật nhưng rộng tấm lòng”, chúng tôi rất phấn khởi được đón tiếp khách thập phương về dự tang lễ Đại tướng”, cụ Võ Thị Bương chia sẻ.
Phó bí thư xã Quảng Đông, ông Đinh Tiến Dũng
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Bí thư thường trực xã Quảng Đông cho biết: “Khi có tin chính thức Đại tướng sẽ về an nghỉ ở Vũng Chùa, nhân dân xã Quảng Đông chúng tôi rất vinh dự. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để lễ an táng Đại tướng diễn ra theo đúng quy định cũng như sau này thường trực chăm sóc phần mộ của Đại tướng, không phụ lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Kiến thức
Xe kéo pháo hộ tống linh cữu Đại tướng tới Mũi Rồng
Khoảng 300 người Quân khu VII cùng các lực lượng khác sẽ phối hợp điều khiển xe kéo pháo hộ tống linh cữuĐại tướng Võ Nguyên Giáp từ sân bay Đồng Hới tới nơi an táng tại Mũi Rồng.
Trao đổi với PV về việc đảm bảo công tác an ninh trật tự, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh, chiều 13/10, linh cữu Đại tướng sẽ về đến sân bay Đồng Hới, dọc đường đi đến nơi an táng, sẽ có đông đảo người dân đứng hai ven đường, lực lượng công an, bộ đội cần đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Hoài, hiện nay, các ban ngành trong tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án để đảm bảo lễ tang Đại tướng diễn ra an toàn, trang trọng nhất. Ngoài các ban ngành Trung ương và tỉnh Quảng Bình, trong lễ đưa tang Đại tướng sẽ có xe kéo pháo được huy động từ TP Hồ Chí Minh. Một lực lượng gồm 300 người của Quân khu VII cùng các lực lượng khác sẽ phối hợp điều khiển xe kéo pháo để hộ tống linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ sân bay Đồng Hới ra nơi an táng tại núi Mũi Rồng.
Hàng triệu người dân đều có tâm nguyện đến dự lễ an táng Đại tướng
Ghi nhận của PV tại Quảng Bình và những địa phương lân cận, đa số người dân đều bày tỏ nguyện vọng được đưa tiễn Đại tướng tới nơi an nghỉ cuối cùng tại núi Mũi Rồng (Khu Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Đông, Quảng Trạch,Quảng Bình).
Liên quan đến tâm nguyện của hàng triệu người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài cho biết: "Dự kiến từ nay cho đến ngày 13/10, sẽ có khoảng hơn 10 ngàn khách về Quảng Bình dự lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng. Quan điểm của ban tổ chức là rất muốn mọi người dân đều có thể vào trong khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến dự lễ an táng Đại tướng, bởi điều đó thể hiện sự kính trọng của người dân với Đại tướng và cũng là mong muốn của người. Tuy nhiên, để đảm bảo tình hình an ninh trong lễ an táng, người dân muốn vào trong khu vực này phải có thẻ do ban tổ chức cấp nhưng việc cấp này sẽ rất hạn chế...".
Ông Hoài cho biết thêm, về việc cấp thẻ, người dân có thể liên hệ với ban tổ chức lễ tang cấp Nhà nước để được hướng dẫn cụ thể.
"Việc vào trong khu vực an táng hạn chế nên tỉnh Quảng Bình sẽ tạo mọi điều kiện để người dân có thể đứng hai bên đường từ sân bay Đồng Hới về khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng, tiễn biệt Đại tướng. Trong 2 ngày 12 và 13/10 khi tổ chức tang lễ cho Đại tướng tại Quảng Bình, người dân có thể tới Hội trường UBND tỉnh và nhà lưu niệm Đại tướng tại thôn An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình để viếng, dự lễ truy điệu Đại tướng. Tại các địa điểm này sẽ có những màn hình rộng để người dân có thể theo dõi trực tiếp qua truyền hình lễ viếng, truy điệu và an táng Đại tướng", ông Nguyễn Hữu Hoài nói.
Theo Kiến thức
Người Quảng Bình ở Sài Gòn khóc thương tướng Giáp Bà con người Quảng Bình ngụ cư và mưa sinh ở Sài Gòn khi nghe tinĐại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời không nén được cảm xúc. Nhiều người đang thu xếp hành lý về quê đúng ngày 12/10 để được tiễn đưa ông. Ông Nguyễn Hữu Cương (85 tuổi, Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Quảng Bình tại TP.HCM, đã trải qua...