Đóng bảo hiểm xã hội theo tháng gây khó cho người lao động
Đặc thù của ngành nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ, vào cuối vụ, chừng 6 tháng, 9 tháng… mới có sản phẩm và hoa lợi. Nhưng người lao động lại chưa được đóng BHXH theo quý, theo năm mà vẫn phải đóng theo tháng. Nộp chậm thì bị phạt, người lao động trong lĩnh vực này đang gặp khó…
Sau 9 tháng chăm sóc mới có sản phẩm, nhưng công nhân càphê vẫn phải đóng BHXH hằng tháng.
Vay tiền đóng BHXH
Cty TNHH một thành viên càphê – caosu Nghệ An có 5 nông trường sản xuất, một xí nghiệp chế biến và một văn phòng điều hành với tổng số 2.460 lao động thuộc diện đóng BHXH. Hiện tổng số tiền BHXH phải nộp của toàn Cty là 16,9 tỉ đồng/năm.
Video đang HOT
Ông Trần Đức Tiến – Chủ tịch Công đoàn Cty – cho rằng: “Chúng tôi không chỉ mong được đóng BHXH theo quý mà muốn được đóng theo năm, hoặc 6 tháng. Vì sản xuất nông nghiệp thì cứ phải sau ít nhất 6 tháng mới có sản phẩm, đó là chưa kể những rủi ro bất khả kháng”.
Nông trường Tây Hiếu I, đơn vị thành viên của Cty hiện có 934 công nhân. Số tiền phải đóng BHXH hằng năm là hơn 7 tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Bích Huấn – Chủ tịch Công đoàn nông trường – cho biết: “Hiện hầu hết lao động phải đóng 100% BHXH, vì các hộ đã được giao khoán vườn cây. Mà đã nhận khoán thì tự hạch toán thu chi và mọi chi phí, kể cả chi phí BHXH. Tuy nhiên, nếu buộc người lao động phải đóng BHXH theo tháng là rất khó cho họ. Cây caosu thường chỉ cho thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 12, càphê từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Rồi có khi sản phẩm đã nhập từ lâu mà tiền vẫn chưa được thanh toán”.
Anh Nguyễn Anh Chiến ở đội Hưng Tây, cho biết: Hai vợ chồng đều là công nhân, nhận khoán 1,5ha chủ yếu là cây càphê trồng mới, chưa cho sản phẩm nên thu nhập èo uột lắm. Thế mà, mỗi tháng phải đóng hơn 1 triệu đồng tiền BHXH. Đóng chậm thì bị phạt theo tiền lãi ngân hàng. Thôi thì chạy vạy, vay mượn cho xong.
Phải có phương án sản xuất, trả lương
Các nông trường chè cũng đang gặp không ít khó khăn từ quy định đóng BHXH theo tháng như hiện nay. Ông Vũ Quang Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Cty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển chè Nghệ An – cho biết: Toàn Cty có 1.061 lao động, theo kế hoạch trích nộp BHXH, mỗi năm Cty phải đóng khoảng 8 tỉ đồng, trong đó được chia làm hai đối tượng. Một là những lao động làm việc tại văn phòng, văn phòng các xưởng chế biến được DN đóng 17%, họ chỉ phải đóng 7%. Hai là những hộ nhận khoán vườn cây thì phải đóng 100% tiền BHXH.
Đặc thù của ngành chè là sản xuất theo mùa vụ. Cây chè từ khi trồng đến khi cho sản phẩm cũng phải mất 3 năm, mỗi năm chỉ cho thu hoạch 9 tháng, còn lại là thời gian chăm sóc, coi như không có thu nhập. Đây là thời gian vô cùng khó khăn của người lao động, năm nào Cty cũng phải hỗ trợ, nhưng tháng nào họ cũng phải đóng BHXH.
Ông Trần Kim Long – Đội trưởng đội Kim Long, Xí nghiệp chè Anh Sơn – cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị được đóng BHXH theo quý, hoặc 6 tháng một lần nhưng vẫn chưa được cơ quan BHXH chấp thuận. Họ yêu cầu đơn vị phải trình được phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả lương cho người lao động. Nhưng đặc thù của ngành chè thì ai cũng biết là sản xuất theo mùa vụ, trả lương theo mùa vụ. Làm sao mà có phương án trả lương cụ thể theo từng tháng được”.
Trao đổi về vấn đề này ông Ngô Ngọc Thanh – Trưởng phòng thu – BHXH tỉnh Nghệ An – vẫn khẳng định: Đối với các đơn vị thuộc nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do tính chất đặc thù sản xuất mang tính thời vụ, để phù hợp với điều kiện trả lương, chu kỳ sản xuất của đơn vị trong đóng BHXH, nếu đơn vị xây dựng được phương án sản xuất, phương án trả lương thì đăng ký phương thức đóng (hàng quý hoặc 6 tháng) với cơ quan BHXH tại địa phương. Cơ quan BHXH sẽ hướng dẫn các đơn vị làm thủ tục đóng BHXH.
Theo LD
Đà Nẵng lập đoàn liên ngành "đòi nợ" bảo hiểm
UBND TP.Đà Nẵng vừa thành lập Đoàn thanh tra liên ngành nhằm chấn chỉnh tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn.
UBND TP.Đà Nẵng ngày 23.11 đã chính thức công bố quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra thành phố, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Liên đoàn lao động, Cục Thuế, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Y tế để tạo hành lang pháp lý toàn diện, xử lý nghiêm tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH cũng như BHYT.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, tính đến hết tháng 10.2012, số tiền mà các đơn vị nợ BHXH và BHYT lên đến 127 tỉ đồng, chiếm 7,1% kế hoạch thu cả năm 2012 của cơ quan BHXH TP.Đà Nẵng, riêng nợ đọng từ ba tháng trở lên hiện ở mức 67 tỉ đồng.
Thanh tra việc thực hiện BHXH và BHYT tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động - Ảnh: Nguyễn Tú (ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Do đó, trước mắt Đoàn thanh tra liên ngành sẽ thanh tra 65 đơn vị đã nợ BHXH và BHYT trên ba tháng.
Sau khi thanh tra, Đoàn thanh tra liên ngành sẽ ra quyết định để xử lý các đơn vị chây ì theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động.
Theo TNO
Đã nghỉ việc vẫn bị nợ lương hơn 400 triệu đồng Ngày 20.11, làm việc với PV Lao Động, ông Trần Tuấn Nam - Phó Giám đốc Cty TNHH MTV kỹ thuật công nghệ SOMECO (SOMECO Tech) - thẳng thắn thừa nhận, hiện Cty đang nợ hơn 400 triệu đồng tiền lương của người lao động (NLĐ) không còn làm việc tại Cty. Điều nan giải là Cty chưa tìm được phương hướng giải...