Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Dân tộc gửi Chính phủ, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, công tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm chu đáo, đảm bảo không có hộ gia đình nào thiếu đói. Đồng bào các dân tộc được đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Những ngày trước và trong Tết, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đã tới thăm hỏi, động viên, chúc Tết, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, cán bộ lão thành cách mạng, hưu trí, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số, các đơn vị lực lượng vũ trang… thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc khi Tết đến Xuân về.
Đồng bào các dân tộc được đón Tết trong không khí đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Video đang HOT
Riêng Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn công tác tặng quà tết cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, cựu thanh niên xung phong là người dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách, người có uy tín, nhân sĩ trí thức tiêu biểu, các đồn biên phòng, trường phổ thông dân tộc nội trú… với tổng kinh phí khoảng 3,7 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 11.580 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 16 tỉnh để hỗ trợ bà con vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiên tai, mất mùa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021. Các tỉnh được hỗ trợ gồm: Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Quảng Trị, Cao Bằng, Bình Phước, Kon Tum, Đắk Nông, Hà Giang, Bình Định, Nghệ An, Quảng Nam, Điện Biên, Lạng Sơn, Lai Châu. Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương đã rà soát chặt chẽ, cấp phát đúng đối tượng, đảm bảo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là không để đồng bào bị thiếu đói trong dịp Tết.
Trong dịp tết, các cơ quan dân tộc cấp tỉnh, huyện đã tích cực tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên các tuyến biên giới, hải đảo… Bình quân mỗi phần quà trị giá từ 200.000 – 700.000 đồng.
Ngoài ra, từ nguồn xã hội hóa và ngân sách địa phương, các tỉnh, thành vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ hàng trăm ngàn suất quà, trị giá hàng chục tỷ đồng để đồng bào đón Tết vui tươi, ấm áp, an lành.
Nhận định chung của Ủy ban Dân tộc là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản ổn định. Đồng bào được quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn.
Huyện Thạch Thất đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động vùng núi
Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) Phí Văn Hưng cho biết, trong năm 2020, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.963 lao động, giải quyết việc làm cho 3.469 người. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5% xuống còn 0,91%.
Theo Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Thạch Thất Phí Văn Hưng, Thạch Thất hiện có tổng số 218.669 người với 18 dân tộc sinh sống. Trong đó, các dân tộc thiểu số có 11.553 người chiếm 5,28% với 17 dân tộc gồm: Mường, Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Xê Đăng, M Nông, Thổ, Hà Nhì, H Mông, Hoa, Vân Kiều, Cơ Tu, Gia Rai, Khơ Me. Đồng bào dân tộc sinh sống tập trung chủ yếu ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung chiếm tỷ lệ 58, 71% tồng dân số. Cho đến nay, cả 3 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được nhiều kết quả đáng kể, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
UBND huyện đã phối hợp với Ban dân tộc TP tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, trên địa bàn 3 xã miền núi có 50 bộ chiêng Mường, các đội Chiêng được duy trì hoạt động thường xuyên.
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thạch Thất không ngừng được nâng cao nhờ vào chính sách của Đảng và Nhà nước. (Ảnh: Lâm Nguyễn).
UBND huyện đã tổ chức lớp dạy nghề cho lao động tại xã Tiến Xuân. Hỗ trợ giống cây Dồi thực hiện mô hình trồng dổi ghép lấy hạt tại xã Yên Bình, Tiến Xuân. Hỗ trợ 40ha giống lúa, giống ngô trong vụ xuân 2020, 80% giống rau màu các loại vụ đông 2020 - 2021 và 6.000 con giống gà mía thực hiện mô hình thả vườn theo hướng an toàn sinh học tại 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
Ngoài ra, đã cấp 232 thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo. Hỗ trợ 84 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất với số tiền 2,16 tỷ đồng. Cùng với đó là đầu tư mới 31 km đường giao thông, 14 nhà văn hóa thôn, 1 trung tâm văn hóa thể thao xã Yên Bình, xây mới 59 phòng học lý thuyết, 29 phòng bộ môn, 4 nhà hiệu bộ, 1 nhà đa năng; xây dựng cải tạo nâng cấp 12km mương thủy lợi, xây mới chợ Yên Trung... góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
"Năm 2021, huyện tiếp tục thực hiện đầy đủ chính sách người có uy tín. Thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của của huyện. Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc theo yêu cầu của Ban dân tộc TP và cơ quan cấp trên" - ông Phí Văn Hưng cho hay.
Hà Giang: Triển khai xây dựng 112 nhà Đại đoàn kết MTTQ tỉnh đã triển khai làm 112 nhà Đại đoàn kết trị giá 6,72 tỷ đồng, thăm hỏi, hỗ trợ các hộ nghèo... Theo ông Triệu Quốc Lương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, năm 2020, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và chúc mừng 195 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu...