Đồng bào Công giáo Thủ đô thi đua xây dựng ‘Xứ, Họ đạo tiên tiến’
Sáng 29/10, tại Hà Nội, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thi đua biểu dương gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến” của đồng bào Công giáo Thủ đô lần thứ V giai đoạn 2015 – 2019.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.
Tham dự hội nghị có linh mục Dương Phú Oanh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hoàng, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội.
Thành phố Hà Nội hiện nay có 491 Xứ, Họ đạo thuộc 3 giáo phận: Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh. Toàn thành phố Hà Nội có 406 nhà thờ và nhà nguyện, có trụ sở Tòa giám mục Hà Nội, Hưng Hóa, Bắc Ninh với hơn 90 vị Linh mục quản nhiệm, trên 2.000 chức việc ở các Xứ, Họ và trên 192.958 nhân danh, chiếm gần 3% dân số toàn thành phố. Đồng bào Công giáo sinh sống ở 337/584 xã, phường, thị trấn, trong đó có 39 thôn Công giáo toàn tòng của 27 xã, thị trấn ở 12 huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng bào Công giáo Thủ đô đã tích cực triển khai phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Nhà nước và MTTQ phát động, gắn với phong trào thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến”, từ đó mang lại những hiệu quả thiết thực trong đời sống cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của người Công giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước.
Tại khu vực các quận nội thành, bà con Công giáo đã bám sát nhu cầu thị trường, phát triển một số ngành, nghề để phục vụ thị trường. Tiêu biểu như giáo dân quận Tây Hồ với nghề truyền thống trồng đào, trồng hoa cao cấp, nghề xôi truyền thống Phú Thượng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, cho thu nhập từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng trên 1 năm và giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn thành phố.
Trong thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đồng bào Công giáo các huyện đã tích cực ủng hộ. Nhiều bà con Công giáo ở các Xứ, Họ đã hiến đất, mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng đường giao thông nông thôn nội đồng, tiêu biểu như 40 hộ giáo dân Giáo họ Đại Bằng huyện Đông Anh đã tự nguyện hiến 2.140 m2 đất ruộng để mở rộng đường giao thông nông thôn; gia đình ông Nguyễn Quang Tình, ông Nguyễn Văn Giới, ông Nguyễn Văn Đông tự nguyện hiến 410 m2 đất thổ cư để mở đường dân sinh.
Video đang HOT
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng Kỷ niệm chương cho các đại biểu.
Bên cạnh đó, đồng bào Công giáo Thủ đô đã tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc vận động như: ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”, quỹ “Bảo trợ trẻ em”, quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” do chính quyền và MTTQ các cấp phát động với tổng số tiền ủng hộ các quỹ trên 10 tỷ đồng.
Đặc biệt, để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng bào Công giáo Thủ đô thường xuyên tham gia thực hiện dọn vệ sinh hàng tuần vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ, Tết, đảm bảo đường làng ngõ xóm được xanh-sạch-đẹp. Giáo dân huyện Sóc Sơn đã trồng mới và chăm sóc trên 350 cây xanh các loại ở khu Thánh đường, nơi vườn Thánh, tạo bóng mát vui chơi cho cộng đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội ghi nhận những đóng góp của 300 cá nhân, tập thể đồng bào Công giáo trong sự nghiệp đồng hành cùng dân tộc.
Ông Nguyễn Anh Tuấn mong muốn, với sự quan tâm của Thành ủy Hà Nội, đồng bào Công giáo thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua yêu nước, thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến”, “Sống tốt đời – đẹp đạo” ngày càng phát triển, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và “Thủ đô anh hùng”.
Nhân dịp này, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng Kỷ niệm chương cho các đại biểu và tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam thành phố Hà Nội khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Tiến Đạt
Theo ĐĐK
Xôn xao lạ Hà Tĩnh: Bỏ 1,5 tỷ xây nhà, dụ hàng ngàn con chim yến về
Anh Nguyễn Văn Đồng (SN 1986) ở xã Nam Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến, đã dụ thành công hàng nghìn con chim yến về làm tổ sinh sống.
Nhà yến của anh Đồng.
Đặt chân về xã Nam Hương nghe người dân nơi đây xôn xao chuyện lạ, có người xây nhà hàng tỷ đồng chỉ để cho chim yến ở. Theo hướng chỉ của người dân, chúng tôi nhìn thấy một ngôi nhà 2 tầng nằm giữa cánh đồng, với quy mô sàn hơn 300m2 với những bức tường 2 lớp, cửa ra vào bịt kín, phía trên là đàn yến bay lượn ra vào ngôi nhà.
Chủ nhân ngôi nhà, anh Nguyễn Văn Đồng chia sẻ: Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và trở về quê hương lập nghiệp. Sau những năm đầu công việc không thuận lợi, anh cũng băn khoăn chưa định hướng được nên bắt đầu từ đâu. Cũng muốn gắn bó lâu dài trên mảnh đất quê hương, lại cũng muốn áp dụng những kiến thức học được từ trường đại học để kiếm sống, anh dành thời gian đi khảo sát thực tế tại địa phương sinh sống.
Nam Hương là địa phương có nhiều đồi núi và khe suối nên có hệ sinh thái phong phú, trong lành, thu hút nhiều yến về kiếm ăn. Vùng núi cũng có nhiều loại côn trùng - là thức ăn cho chim - nhiều và tốt hơn vùng biển. Nhận thấy được tiềm năng đó anh bắt đầu đi tham quan các mô hình nuôi chim yến để học tập kinh nghiệm.
Năm 2018, sau khi thuê các chuyên gia khảo sát, anh mạnh dạn thuê một mảnh đất giữa cánh đồng ruộng nằm sát rừng núi tại thôn Yên Thượng, xã Nam Hương, xây ngôi nhà 2 tầng với diện tích khoảng 300m2 làm địa điểm dẫn dụ yến về ở.
Ngôi nhà được xây dựng bằng 2 lớp tường để cách âm, cách nhiệt tốt, bên trong trang bị máy móc, công nghệ dẫn dụ và các thanh gỗ để chim làm tổ, đồng thời, tạo mùi phân, mùi bầy đàn, phát âm thanh để dụ chim yến.
"Đất lành, chim đậu", đến nay ngôi nhà của anh đã dẫn dụ hơn 1.000 con yến về sinh sống, làm tổ, nhiều đôi yến đã bắt đầu sinh sản, đẻ trứng. Anh Đồng cho biết, nuôi yến chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng rất cao nhưng bù lại không tốn tiền mua con giống hay thức ăn. Tuy nhiên cũng không ít khó khăn, dù không phải chăm sóc nhưng để chim sinh sản, làm tổ đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt, đặc biệt trong việc khử mùi, tạo độ ẩm trong nhà.
Mỗi lần người vào thu hoạch hay thăm nom đều phải xử lý, bởi phát hiện có mùi lạ chim yến sẽ bỏ đi. Nghề nuôi yến cũng cần phải có kiến thức, hiểu tập tính của giống cũng như cách phòng thiên địch, bảo vệ đàn yến...
Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan, anh Đồng phấn khởi: "Với 300m2 diện tích sàn nhà có thể làm chỗ cho khoảng 10.000 con yến sinh sống. Nay có hàng trăm tổ yến hình thành, nhưng tôi chưa thu hoạch mà để tạo không gian tự nhiên tiếp tục dẫn dụ chim yến. Sang năm mới bắt đầu thu hoạch, dự kiến mỗi tháng cho sản lượng từ 3-5kg, giá tổ yến thô hiện nay khoảng 25 triệu đồng/kg. Nếu thuận lợi, doanh thu hàng tháng sẽ có thể lên đến gần trăm triệu đồng".
Theo Hà Trần (Nông nghiệp Việt Nam)
Mưa lớn kéo dài, cảnh báo lũ và sạt lở tại các tỉnh Đông Bắc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở có thể xảy ra. Đêm qua và cả ngày hôm nay (10/9), các tỉnh Đông Bắc có mưa trên diện rộng gây lũ trên các sông. Chưa có thiệt hại về người nhưng mưa lũ đã làm nhiều...