Đồng bào các DTTS đoàn kết, chung tay xây dựng Thủ đô giàu đẹp
Theo định hướng phát triển của TP Hà Nội, đến năm 2025, vùng DTTS và miền núi của Thủ đô sẽ có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt, thậm chí về đích trước thời hạn bởi sự chung sức, đồng lòng của đồng bào các DTTS và sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị.
Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Tất Vinh chia sẻ, cách đây 5 năm, tại Đại hội đại biểu các DTTS TP Hà Nội lần thứ II (tổ chức tháng 11-2014), lãnh đạo TP Hà Nội đã trao tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội bình đẳng, đoàn kết, chung tay xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại”. Bức trướng gửi gắm một thông điệp rất mạnh mẽ của lãnh đạo TP đối với sự phát triển vùng DTTS và miền núi của Thủ đô.
Trường Tiểu học xã dân tộc miền núi Khánh Thượng, huyện Ba Vì được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Văn Biên
Trong 5 năm qua, thông điệp của lãnh đạo TP đã được ngành công tác dân tộc Hà Nội, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng đồng bào các DTTS Thủ đô cụ thể hóa bằng những việc làm, hành động thiết thực. Nhờ đó, cùng với nguồn lực đầu tư kịp thời của Chính phủ, của TP Hà Nội, từ năm 2014 đến 2018, vùng DTTS và miền núi TP Hà Nội đã có sự thay đổi rất rõ nét.
Video đang HOT
Cũng theo Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội, sau 5 năm, từ chỗ chưa có xã nào đạt chuẩn NTM thì hiện vùng DTTS và miền núi đã có 7/14 xã được công nhận đạt chuẩn. Ngoài ra, toàn vùng hiện không còn thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm, có nơi đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.
Một yếu tố đặc biệt tạo “sức bật” cho vùng DTTS và miền núi của Thủ đô chính là việc lãnh đạo TP Hà Nội ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ. Giai đoạn 2011-2015, TP đã đầu tư 1.276,5 tỷ đồng cho 202 công trình, dự án. Giai đoạn 2016-2020, theo kế hoạch TP dự kiến bố trí 2.324 tỷ đồng để triển khai 224 dự án, nhưng do hạn chế nguồn lực nên chỉ bố trí được 1.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở những kết quả đạt được cùng sự quan tâm của lãnh đạo TP Hà Nội, sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, cơ quan làm công tác dân tộc cũng như chính quyền các địa phương vùng DTTS và miền núi của Thủ đô đã xây dựng tầm nhìn, chiến lược phát triển đến năm 2030. Trước mắt, mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trên 10%, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm xuống dưới 1%, 100% xã đạt chuẩn NTM,… Còn đến năm 2030, phấn đấu trình độ phát triển và đời sống của đồng bào DTTS cơ bản không còn chênh lệch với vùng nông thôn của TP.
Để đạt các mục tiêu này thì ngoài nguồn lực đầu tư hỗ trợ của Chính phủ, của TP Hà Nội, sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chung tay xây dựng Thủ đô giàu đẹp của đồng bào các DTTS.
“Tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II năm 2014, tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng Thủ đô giàu đẹp đã được các đại biểu đại diện cho đồng bào các DTTS tạo sức lan tỏa trong đời sống. Tinh thần đó sẽ tiếp tục được phát huy tại Đại hội đại biểu các DTTS cấp TP năm 2019″, ông Nguyễn Tất Vinh khẳng định.
Khánh Phong
Theo PL&XH
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội năm 2019: Tôn vinh đóng góp của đồng bào vùng dân tộc
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Công tác chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này đang được các địa phương và Hà Nội tập trung triển khai, trong đó, việc lựa chọn đại biểu tham dự, cũng như những tập thể, cá nhân xuất sắc để tôn vinh là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Thực hiện Thông tri số 16-TT/TU ngày 6/3/2019 của Thành ủy Hà Nội, đến nay, cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc tại 4 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, đã và đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện.
Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Tất Vinh trao giấy khen cho đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi. Ảnh: Lâm Nguyễn
Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Đặng Tiến Hữu cho biết, là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống nhất Thủ đô, việc lựa chọn đại biểu tham dự là vấn đề rất được chú trọng. Những người được lựa chọn tham gia đại hội năm 2019 sẽ đại diện cho đồng bào các DTTS thuộc mọi thành phần, lĩnh vực của đời sống xã hội và cần được lựa chọn, suy tôn từ cơ sở. Dự kiến, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện tại Ba Vì và 3 địa phương khác (Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức) sẽ được tổ chức từ khoảng trung tuần tháng 6/2019.
Là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng, Đại hội Đại biểu các DTTS TP lần thứ 3 sẽ tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Hà Nội giai đoạn 2014 - 2019. Bên cạnh đó, đại hội cũng sẽ biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc. Qua đó, cổ vũ, động viên đồng bào tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.
Để bảo đảm công tác khen thưởng chính xác, công khai và dân chủ, UBND TP đã ban hành hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện đến từng cấp huyện, xã. Một trong những yêu cầu quan trọng là các tập thể, cá nhân được đề nghị tôn vinh phải được bình xét, đề nghị khen thưởng từ cơ sở.
Bên cạnh đó là gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, có nhiều đóng góp trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa, đoàn kết dân tộc.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu đánh giá, Đại hội Đại biểu các DTTS năm 2019 là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô. Chính vì vậy, việc tổ chức đại hội các cấp phải bảo đảm trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm
. Đồng thời, phát huy tinh thần dân chủ, tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp Nhân dân. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu, Đại hội cũng là dịp để tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước.
Theo Kinhtedothi
Quan tâm đầu tư giao thông miền núi phía Bắc Ngày 24-7, tại Yên Bái, Tiểu ban Văn kiện Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng XIII (Tiểu ban) đã làm việc với 9 tỉnh miền núi phía Bắc cùng các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và TP Hà Nội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban, chủ trì. Phát biểu tại cuộc làm việc, ý kiến một số địa...