Đồng bằng sông Cửu Long: Lại rộ lên nạn lừa đảo “nợ cước điện thoại”
Gần đây, nhiều trường hợp thuê bao điện thoại cố định ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP.Cần Thơ tự nhiên bị nhắc cước phí tăng cao đột biến. Có trường hợp “tổng đài” còn hù dọa: Số điện thoại của bạn đang nằm trong đường dây tội phạm, đang bị truy nã…
Vào cuối tháng 8.2018, anh N.Q.B ( thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nhận cuộc gọi từ điện thoại bàn, đầu dây bên kia một giọng nữ từ tổng đài thông báo: “Bạn đang có một đơn kiện ở tòa án đang thụ lý, yêu cầu bấm phím số 9 để nghe cụ thể”. Do anh B làm ở một cơ quan nhà nước nên biết ngay là không có thật. Đây là trò lừa không phải nhân viên VNPT thông báo cước phí.
Một trường hợp khác cũng tại địa bàn Sóc Trăng nhận được nội dung từ “tổng đài” thông báo: “Thuê bao của quý khách đang nợ cước số tiền 8.900.000 đồng, cần phải thanh toán trong 2 tiếng đồng hồ sau, nếu không thuê bao sẽ bị cắt”. Chị H cho biết trung bình hằng tháng cước phỉ chỉ trên dưới 100.000 đồng, làm gì có chuyện nợ đến gần chục triệu đồng. Đáng nói là cuộc gọi đó diễn ra liên tục đến mấy lần.
Vào đầu tháng 9 này, một cơ quan đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng liên tiếp nhận được thông báo từ “tổng đài”, lúc thì: Số điện thoại của bạn dính vào đường dây truy nã, muốn biết thêm chi tiếc bấm phím 0 hoặc phím 9; lúc lại được “tổng đài” thông báo, bạn đã nợ cước phí trên 1 tỉ đồng, nếu không thanh toán trong vòng 5 ngày sẽ bị khởi tố, chi tiết mời bấm phím 0 hoặc phím 9.
Quá trình thu thập thông tin, chúng tôi cũng phát hiện tại Bạc Liêu, Cà Mau, nhiều số điện thoại cố định cũng nhận được thông báo từ “tổng đài” lạ như vậy. Anh N.T.T (thành phố Bạc Liêu) cho biết, mình nhận ít nhất 4 lần thông báo như trên. Do biết đây là chuyện không có thật nên không trình báo với các cơ quan chức năng.
Cảnh giác với trò lừa đảo
Đại diện VNPT Sóc Trăng cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có một số đối tượng mạo danh VNPT sử dụng các đầu số giấu tên hoặc có cấu trúc lạ gọi nhắc nợ khách hàng như: 0085263251134, 0081406559912, 0081383482123, 0081300587482… Theo VNPT Sóc Trăng, các đối tượng này sử dụng hình thức gọi đến số điện thoại cố định của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, thông báo mức nợ cước lớn từ vài triệu đồng trở lên, sau đó hướng dẫn khách hàng bấm phím số 0 hoặc số 9 để biết thêm chi tiết. Nếu khách hàng làm theo hướng dẫn, điện thoại sẽ tự động kết nối với tổng đài của kẻ mạo danh, khách hàng sẽ bị trừ cước phí. Nếu không làm theo thì không bị ảnh hưởng gì. Thông tin từ VNPT Sóc Trăng cho biết, cách đây 1 năm, đơn vị này cũng đã từng chính thức có văn bản gửi Sở TTTT và Công an tỉnh thông báo về hình thức lừa đảo này.
Video đang HOT
Trong khi đó VNPT Bạc Liêu khẳng định, Tập đoàn Bưu chính viễn thông cũng như các nhà mạng hiện tại hoàn toàn không có hình thức nhắc và thu cước khách hàng bằng điện thoại, tin nhắn như vậy. Nếu phát hiện, đề nghị khách hàng không thực hiện theo hướng dẫn, dễ mất tiền.
Trước việc xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc gọi lừa đảo này, lãnh đạo VNPT các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… cho biết đang tìm các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn trường hợp này, cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các cuộc gọi lừa đảo giả mạo VNPT đều là các cuộc gọi xuất phát từ quốc tế. Trước mắt, VNPT đã thực hiện giải pháp ngăn chặn các cuộc gọi này và đã thực hiện chặn các cuộc gọi giả mạo các đầu số dịch vụ, các đầu số của Bộ Công an, của Cục Bưu điện Trung ương.
Để bảo vệ lợi ích của khách hàng, VNPT khuyến cáo: Khách hàng không thực hiện theo các yêu cầu của các cuộc gọi lừa đảo, bình tĩnh nghe và ghi nhận lại các thông tin và báo cho VNPT ngay để có biện pháp truy tìm. Mọi thông tin liên quan đến giá cước các chủ thuê bao gọi trực tiếp đến đường dây chăm sóc khách hàng được in trên hóa đơn thu cước hằng tháng.
NHẬT HỒ
Theo Laodong
Cho rằng bị "lừa đảo", hàng chục khách hàng đòi gặp Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn
Bức xúc vì cho rằng bị "lừa đảo", chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng trong 15 năm, hàng chục khách hàng mua căn hộ dự án Thái Sơn 2 (tên gọi khác là dự án Phước Kiển 2) của chủ đầu tư Tổng Công ty Thái Sơn (TCty Thái Sơn) - Bộ Quốc Phòng đã tập hợp tại trụ sở TCty này (số 3, đường 3 Tháng 2, quận 10, TP.HCM) để khiếu nại, yêu cầu gặp Tổng Giám đốc để "tìm câu trả lời thỏa đáng".
Lúc 9h15 sáng 24/7, hàng chục người dân mặc áo đồng phục in dòng chữ `"Tổng công ty Thái Sơn - BQP đã lừa dối người dân", tập hợp tại trụ sở TCty Thái Sơn, yêu cầu được gặp Tổng Giám đốc theo lịch đã hẹn.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, ông Nguyễn Duy Hiền (đại diện người dân mua dự án) cho biết: "Chúng tôi đến đây với mong muốn được gặp ông Phạm Gặp, Tổng Giám đốc TCty Thái Sơn. Trước đó, chúng tôi đã gửi thư, báo ngày giờ, xin hẹn gặp nhưng phía họ (TCty Thái Sơn - PV) không trả lời cụ thể. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo Công ty Thái Sơn có câu trả lời thỏa đáng về dự án Thái Sơn 2, đã nhận cọc của chúng tôi từ 15 năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được nền, nhà".
Đại diện TCty Thái Sơn cho biết Đại tá Phạm Gặp, Tổng Giám đốc hiện tại đã đi công tác, không thể gặp người dân. Đến khoảng 9h45, ông Cung Đình Minh, Phó Tổng Giám đốc và ông Đỗ Vũ Kiên, Trưởng ban quản lý dự án Phước Kiển xuất hiện dưới sảnh để làm việc với người dân.
Phó Tổng Giám đốc Cung Đình Minh cho rằng người dân có dấu hiệu "gây rối".
Theo ông Minh, hàng chục người dân có mặt ở đây có dấu hiệu "gây rối". Ông Minh cho biết về vụ việc này, TCty Thái Sơn đã nhiều lần trao đổi, làm việc với người dân và về phía công ty cũng đang đưa ra phương hướng giải quyết.
Không đồng ý với câu trả lời của ông Minh, người dân lên tiếng phản đối, cho rằng phía TCty Thái Sơn đã nhiều lần lập lờ, cố tình trì hoãn. Nên lần này, họ yêu cầu gặp trực tiếp ông Tổng Giám đốc để được giải quyết dứt điểm.
"Chúng tôi không đồng tình với câu trả lời của ông Phó Tổng Giám đốc, chúng tôi không gây rối, chúng tôi đã được hứa hẹn quá nhiều lần nhưng kết quả cuối cùng cũng chẳng có gì. Họ cố tình trì hoãn, thậm chí lập lờ, có hành vi gian lận lừa đảo tại dự án này. Hôm nay chúng tôi ở đây chờ ông Tổng Giám đốc về, trả lời dứt điểm, họ có còn muốn thực hiện dự án hay không? Hoặc nếu đền bù thì mức phí đền bù như thế nào chứ mức giá ba trăm triệu đồng họ đưa ra trong khi giá trị lô đất của tôi rơi vào khoảng 4 tỷ là điều tôi không chấp nhận được" - bà Hà, một người dân có mặt tại trụ sở Thái Sơn cho biết.
Người dân xếp hàng trước cổng TCty Thái Sơn trước khi vào phía trong công ty.
Để tránh việc người dân tụ tập đông, gây mất trật tự tại trụ sở làm việc, lúc 10h30, Đại tá Nguyễn Kim Thọ, Phó Tổng Giám đốc TCty Thái Sơn đã thay mặt ban lãnh đạo đối thoại, làm việc với đại diện người dân. Buổi đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói chung trong việc người dân tập trung quá đông tại trụ sở, sắp xếp lịch hẹn gặp cụ thể với Tổng Giám đốc.
Được biết, tại buổi đối thoại, ông Thọ và ông Minh đã thay mặt ban lãnh đạo TCty hứa sẽ giải quyết dứt điểm cho khách hàng mua dự án Thái Sơn 2. Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất cuộc gặp giữa Tổng Giám đốc - Đại tá Phạm Gặp với đại diện người dân. Dự kiến, cuộc gặp sẽ diễn ra từ ngày 13-17/8.
Trước đó, Báo Người Tiêu Dùng đã từng phản ánh vụ việc trong bài viết "Nghi án lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại dự án Thái Sơn 2".
Theo bài viết này, UBND huyện Nhà Bè khẳng định, về mặt pháp lý, hiện nay, không có dự án Thái Sơn 2 nào do Công ty Thái Sơn làm chủ đầu tư. Như vậy, hơn 10 năm qua, hàng trăm khách hàng bỏ tiền đặt cọc, thậm chí thanh toán đến 70, 80% giá trị nền đất tại dự án Thái Sơn 2 cho Công ty Thái Sơn chỉ để mua chiếc bánh vẽ hoàn hảo do chính công ty này tạo nên. Năm 2005, TCty Thái Sơn đã xin chính quyền địa phương chấp nhận dự án nhưng bất thành.
Biên bản cuộc gặp giữa hai bên ngày 24/7.
Đăng Kiệt - Ảnh: Hiếu CT
Theo Thanhnien
Người dân thiệt hại do thiếu hiểu biết khi đầu tư Làm thế nào để người dân không bị mất tiền vì thiếu hiểu biết? PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Anh Tuấn - Viện phó viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân. Ông Đặng Anh Tuấn - Viện phó viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân. Tiền ảo hiện...