Đồng bằng sông Cửu Long: Hấp hối môi trường ven biển
Ngày 14.12, tại TP.Rạch Giá (Kiên Giang), Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT các tỉnh ĐBSCL tổ chức hội thảo bảo vệ môi trường biển khu vực ĐBSCL. Tại hội thảo, một lần nữa vấn đề môi trường của vùng đất này được đề cập, trong đó môi trường ven biển được các đại biểu ví von “đang hấp hối”.
Môi trường biển bị ảnh hưởng, ngư dân khai thác toàn cá nhỏ.
Biển đẹp và… rác
Video đang HOT
Tác động đến môi trường biển ĐBSCL, nhất là khu vực ven biển những năm gần đây được cho là nghiêm trọng. Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên một thực trạng, vùng ĐBSCL có những bãi biển mang tính đặc thù, chủ yếu là biển bồi. Một số địa phương có bờ biển xanh. Tuy nhiên, dù loại nào cũng đang hứng chịu thảm trạng về môi trường. Ông Nguyễn Văn Khiết – Chủ tịch LH Hội KHKT Kiên Giang – nhìn nhận “Phú Quốc được xem là vùng biển đẹp của ĐBSCL, nhưng bờ biển này đang dần bị ô nhiễm môi trường. Thậm chí rác thải đang hằng ngày, hằng giờ tác động đến hòn đảo xinh đẹp này”.
Hội thảo đưa ra con số: Biển Việt Nam trong vòng 10 năm qua đã có 21.000 – 51.000 tấn dầu tràn ra biển. Các địa phương nỗ lực thu gom, nhưng cũng chỉ “thu về” 1.721 tấn. Số còn lại, chẳng ai biết đi đâu và đây là nguyên nhân làm cho 20 tỉnh, thành trong cả nước hứng chịu cảnh ô nhiễm môi trường.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đúng – Chủ tịch LH Hội KHKT Đồng Tháp, nơi không có bờ biển tại ĐBSCL – cho rằng, ô nhiễm biển, và vùng ven biển ĐBSCL có nguyên nhân từ việc sản xuất nông nghiệp, tốc độ gia tăng dân số, chế biến, nuôi trồng thủy sản và tàn phá rừng trồng. Những tác nhân này làm tổn thương môi trường ven biển, môi trường biển nói chung.
Tài nguyên dần cạn
Hội thảo cũng nêu lên thực trạng, ĐBSCL có lượng tàu khai thác thủy sản lớn. Thời gian gần đây tình trạng khai thác quá mức, khai thác theo kiểu hủy diệt môi trường được phát hiện ngày càng nhiều. Ông Hứa Chu Khem – Chủ tịch Liên hiệp Hội KHKT Sóc Trăng – nêu giải pháp: “Các địa phương cần cấm các phương tiện có công suất dưới 25CV, vì đây là những phương tiện nhỏ, khai thác cá non, làm ảnh hưởng đến môi trường ven biển”.
ĐBSCL là vựa lúa, vựa tôm của cả nước. Dù không muốn đề cập, nhưng các đại biểu thống nhất đưa ra một thực trạng việc sản xuất lúa nước quá mức dẫn đến ô nhiễm môi trường sống nói chung và môi trường biển nói riêng. Ông Đỗ Xuân Niệm (Kiên Giang) nêu thực tế: “Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Kiên Giang, người nông dân hằng năm đã quẳng xuống cánh đồng lúa 3.794.700kg thuốc bảo vệ thực vật. Dư lượng của thuốc BVTV theo sông chảy ra biển”.
Bà Nguyễn Ngọc Phượng – nguyên Phó GĐ Sở NNPTNT Kiên Giang – phân tích: “Kiên Giang có 143 đảo, bờ biển dài trên 200km có vùng ngư trường rộng 63.000km2. Phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, đảm bảo môi trường bền vững cho biển vẫn chưa được đề cập”.
Hội thảo thừa nhận môi trường biển đang bị đe dọa. Tuy nhiên, cho đến nay công tác nghiên cứu cụ thể vẫn chưa được thực hiện.
Theo laodong
Cần giải quyết dứt điểm vụ thế chấp đất nghĩa trang... vay tiền ở Kiên Giang
Phát hiện một cán bộ Sở GTVT Kiên Giang thế chấp đất nghĩa trang để vay tiền ngân hàng rồi không trả nợ nên bị thi hành án cưỡng chế lấy đất, đại diện các dòng họ có người thân an táng tại nghĩa trang này, đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay đã gần một năm trôi qua nhưng việc giải quyết vẫn chưa có hồi kết...
ảnh minh họa
Ngày 03.2.2012, ông Nguyễn Văn Hoàng (trú tại P.Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá) và bà Lê Thị Hoa (trú tại P.Vĩnh Thanh, TP.Rạch Giá) - đại diện cho các dòng họ có người thân an táng tại nghĩa trang (số 233 Quang Trung, P.Vĩnh Quang, TP.Rạch Giá) làm đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất nghĩa trang và đập phá mồ mả của ông Đoàn Thanh Long - cán bộ Phòng Quản lý phương tiện và người lái - Sở GTVT Kiên Giang, gửi Công an TP.Rạch Giá. Quá trình thụ lý giải quyết, ngày 4.7.2012, cơ quan công an xác định có 6 ngôi mộ bị đập phá nên đã quyết định khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
Trong khi công an đang thụ lý giải quyết thì ngày 14.5.2012, Cục thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang (THAKG) có kế hoạch cưỡng chế và yêu cầu Công an TP.Rạch Giá tham gia cưỡng chế, buộc ông Long phải giao 1.636,2m2 đất, giấy chứng nhận QSDĐ số AC525207 UBND TP.Rạch Giá cấp ngày 30.3.2006 do ông Long đứng tên tại địa chỉ 233 Quang Trung, P.Vĩnh Quang cho Ngân hàng Nam Việt - Kiên Giang. Trước đó, ông Long đã vay của ngân hàng này 500 triệu đồng nhưng đến hết hạn vay không trả, ngân hàng kiện ra tòa án. Tại tòa án, ông Long đồng ý giao phần đất thế chấp cho ngân hàng để trừ nợ vay và lãi. Công an TP.Rạch Giá đã có công văn từ chối tham gia cưỡng chế.
Trong quá trình giải quyết, thấy nguyên nhân dẫn đến việc đập phá mồ mả xuất phát từ tranh chấp đất đai nên cơ quan công an đã tiến hành xác minh nguồn gốc đất. Qua xác minh cho thấy, nguồn gốc đất trên có tổng diện tích 6.545,5m2, do ông Trịnh Chưa khai phá sử dụng từ năm 1930. Khi ông Chưa qua đời, các con của ông Chưa bán lại cho đại diện của một họ đạo, dùng làm thánh thất, thờ tự, nơi án táng chung.
Tuy nhiên, ông Long đã dùng thủ đoạn gian dối để được cơ quan chức năng cấp "sổ đỏ" cho cá nhân. Theo Cơ quan điều tra, ông Long đã được Vũ Việt Hùng - cán bộ Phòng TNMT TP.Rạch Giá tiếp tay để giả chữ ký giáp ranh lập hồ sơ hợp thức hóa cho ông Đoàn Thanh Hùng (cha của ông Long) đứng tên chủ quyền, sau đó chuyển nhượng lại cho ông Long.
Ngoài ra, còn có ông Đào Thanh Cát - nguyên cán bộ địa chính, hiện là cán bộ Tư pháp P.Vĩnh Quang, ông Huỳnh Thanh Hoàng - nguyên Trưởng khu phố Võ Trường Toản, hiện là Trưởng khu phố Lê Anh Xuân đã ký xác nhận vào biên bản thẩm tra nguồn gốc đất sai sự thật này.
Trong lúc cơ quan công an đang điều tra, xác minh, ông Long đã làm đơn tố cáo cơ quan công an "hình sự hóa vụ án dân dự". Ngày 28.9.2012, trả lời đơn của ông Long, Thường trực Thành ủy Rạch Giá khẳng định: Công an TP.Rạch Giá đã thực hiện nhiệm vụ điều tra chặt chẽ, có trách nhiệm cao trong vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền TP giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.
Thường trực Thành ủy Rạch Giá còn có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp thẩm tra, xác minh, làm rõ, đề xuất UBND TP.Rạch Giá sớm giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng pháp luật vì đây là vụ tranh chấp phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Những người có dấu hiệu vi phạm pháp luật vẫn chưa được xử lý đến nơi, đến chốn gây bức xúc trong dư luận.
Theo laodong
Kiên Giang khởi kiện 2 doanh nghiệp nợ BHXH Ông Trương Hữu Cường - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Kiên Giang - cho biết, cơ quan này đã khởi kiện 2 doanh nghiệp ra TAND TP.Rạch Giá vì nợ đọng tiền BHXH trong thời gian dài. Đó là Cty CP xây dựng và khoáng sản nợ 340 triệu đồng và Cy TNHH thủy sản Kiên Long nợ 324 triệu đồng....