Đồng bằng sông Cửu long: 4 tỉnh có dự án ưu tiên về biến đổi khí hậu
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ủy viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) – dự hội nghị lần thứ ba mở rộng với các nhà tài trợ cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC).
ảnh minh họa
Theo Bộ TNMT, Chương trình SP-RCC đi vào hoạt động từ năm 2009. Đến nay, chương trình đã có 6 nhà tài trợ với tổng kinh phí huy động được: Năm 2010 (138 triệu USD), năm 2011 (142,5 triệu USD) năm 2012 (248 triệu USD). Năm 2013, dự kiến sẽ tiếp tục nhận được tài trợ từ 278 – 328 triệu USD.
Tháng 6.2012, Thủ tướng Chính phủ có văn bản phê duyệt phân bổ vốn năm 2013 Chương trình SP-RCC cho 11 dự án ưu tiên với tổng kinh phí 350 tỉ đồng; trong đó vùng ĐBSCL có các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang (mỗi tỉnh 30 tỉ đồng); tỉnh Bạc Liêu (25 tỉ đồng); tỉnh An Giang (20 tỉ đồng).
Video đang HOT
Đến cuối tháng 6.2013, đã giải ngân được 86,6 tỉ đồng/11 dự án, dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ giải ngân 100% vốn được giao. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Hồng Hà, với tiến độ giao vốn như hiện nay, nếu chỉ tập trung cho 11 dự án trên, khoảng 7 năm mới hoàn thành việc cấp vốn cho 11 dự án đã khởi công.
Theo Laodong
Xây cầu dây văng hơn 3000 tỉ đồng vượt sông Tiền
Thêm một cây cầu lớn và hiện đại được khởi công với tổng giá trị xây dựng lên đến 145 triệu USD (tương đương 3.037 tỉ đồng) từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính hủ Úc, vốn vay của Ngân hang Phat triên Châu A (ADB) va vôn đôi ưng cua Viêt Nam.
Sáng 19/10, tại xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh-tỉnh Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chính thức phát lệnh khởi công Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông với sự tham dự của Chính phủ Úc, Tổng Vụ trưởng ADB tại Đông Nam Á, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo các địa phương ĐBSCL.
Hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến xem lễ khởi công cầu Cao Lãnh vào sáng 19/10
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng với các đại biểu ấn nút phát lệnh khởi công cầu Cao Lãnh
Các công nhân trong tư thế sẵn sàng cho buổi lễ khởi công cầu Cao Lãnh
Những mũi khoan tượng trưng xuống dòng sông Tiền trong buổi lễ khởi công
Dự án này do Tổng công ty Đâu tư phat triên va quan ly dư an ha tâng giao thông Cưu Long (Cuu Long CIPM - Bô GTVT) làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là liên danh nha thâu xây dưng thuộc Tông Công ty Câu đương Trung Quôc (CRBC) va Công ty Vinaconex E&C Viêt Nam.
Dự kiến, cầu hoàn thành vào năm 2017. Theo thiết kế, cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài hơn 2 km (trong đó phần chính vượt sông dạng dây văng dài 650 m, phần cầu dẫn bằng bê tông cốt thép dự ứng lực nằm ở đôi bờ sông Tiền thuộc TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò với có tổng chiều dài 1.434 m). Mặt cầu rộng 24,5 m với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Vận tốc thiết kế tương đương 80 km/giờ.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ khởi công, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng đây là dự án lớn thứ 2 sau cầu Vàm Cống và cũng là 1 trong 4 dự án cầu vượt sông lớn, hiện đại nhất Việt Nam.
"UBND tỉnh Đồng Tháp cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo cho đơn vị thi công đúng tiến độ. Ngoài ra, các Bộ, ngành nên tiếp tục đàm phán với các đối tác nước ngoài để sớm sửa chữa, nâng cấp quốc lộ 91. Có như vậy thì mới phát huy được hiệu quả của cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh và những Dự án khác được triển khai trong thời gian tới"- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Theo T. Nốt
Liên kết vùng kinh tế của Việt Nam vừa thiếu, vừa yếu Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, liên kết vùng kinh tế của Việt Nam hiện còn yếu và các địa phương chưa tận dụng được tiềm năng liên kết với nhau để tạo sức mạnh. "Các tỉnh Tây Bắc, ở đâu cũng có khoáng sản nhưng lại tập trung nhỏ lẻ, nếu không có cơ chế liên kết thì không khai thác...