‘Đóng băng’ để ‘hâm nóng’ giá dầu
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên sàn New York giao tháng 4-2016 đã tăng 1,35 USD, lên mức 35,92 USD/thùng. Trong khi đó, tại sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5-2016 cũng tăng 1,65 USD, lên mức 38,72 USD/thùng.
Saudi Arabia là nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp thị trường “vàng đen” tăng ở mức “ổn định” sau cú rớt xuống dưới 30 USD/thùng hồi tháng 1 vừa qua, mức thấp nhất trong gần 13 năm gần đây.
Thị trường “vàng đen” tăng giá liên tiếp nhờ sự vững tâm của nhà đầu tư sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, thị trường việc làm trong tháng 2 tăng trưởng tốt hơn dự đoán, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,9% – mức thấp nhất trong 8 năm qua. Giới chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng, thị trường việc làm tăng trưởng tốt có thể giúp thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới.
Thế nhưng, nguyên nhân chính giúp giá dầu thế giới khởi sắc là giới đầu tư ngày càng lạc quan về thỏa thuận “đóng băng” sản lượng được Qatar, Saudi Arabia, Nga và Venezuela công bố ngày 16-2. Sự liên kết “khai thác” giữa các nước có sản lượng dầu mỏ lớn được dự báo giúp vực dậy thị trường dầu đang khiến nhiều nền kinh tế lao đao.
Theo “thỏa hiệp”, Qatar, Saudi Arabia, Nga và Venezuela đồng ý “đóng băng” sản lượng khai thác (như mức khai thác trong tháng 1-2016) với điều kiện các nhà sản xuất còn lại cũng có bước đi tương tự, để giải quyết tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng nhằm mang lại niềm tin cho thị trường khi dầu thô lao dốc. Thỏa thuận “đóng băng” sản lượng được đưa ra với lời cảnh báo quan trọng – Iran và Iraq cũng phải ngừng tăng sản lượng khai thác.
Thế nhưng, để các nước cùng thực hiện “đóng băng” là không dễ, bởi Iran tuyên bố sẽ không tham gia vào kế hoạch đầy tham vọng này. Ngược lại, sản lượng dầu thô của quốc gia này dự đoán sẽ tăng – sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ – và dự báo lượng dầu cắt giảm của các nước sản xuất khác sẽ được bù đắp bằng mức tăng sản lượng của Iran.
Vì thế, Saudi Arabia, quốc gia khai thác dầu lớn nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang trở thành tâm điểm sự chú ý của Vùng Vịnh khi để ngỏ khả năng phối hợp với các quốc gia đã thỏa thuận “đóng băng” nhằm ổn định thị trường. Tuy nhiên, từ lâu, Saudi Arabia vẫn giữ lập trường duy trì sản lượng, trừ khi các nước lớn ngoài OPEC cùng hợp tác cùng “đóng băng” sản lượng khai thác dầu thô.
Video đang HOT
Cùng với những khó khăn trong tìm kiếm tiếng nói chung, các nhà sản xuất OPEC cũng lưỡng lự cắt giảm sản lượng vì lo sợ mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ khai thác dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới và sự bùng nổ của dầu đá phiến cũng là nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc kể từ mùa hè năm 2014. Giá dầu xuống thấp nhất 13 năm qua đã khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải cắt giảm chi phí đầu tư và đóng cửa nhiều giàn khoan. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận OPEC – Nga “đóng băng” sản lượng được thực hiện, lợi thế sẽ nghiêng về các nhà sản xuất dầu của Mỹ.
Giá dầu thô, vừa bước ra khỏi “cơn bão” giảm giá, được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể lên đến 40 USD/thùng cho đến khi diễn ra cuộc họp của OPEC vào tháng 6. Một quan chức Nigeria cho hay, trong tháng 3, các thành viên chủ chốt của OPEC có kế hoạch gặp các nhà sản xuất dầu thô của Nga để tiếp tục bàn thảo về thỏa thuận “đóng băng” hạn ngạch. Nhưng, giới đầu tư vẫn hoài nghi về tác dụng và khả năng hiện thực hóa thỏa thuận “đóng băng”. Vì, trên thực tế, thỏa thuận sẽ không thể phát huy “uy lực” nếu thiếu sự tham gia của hai “vựa dầu” Iran và Iraq, chi ít là trong năm 2016.
Theo_Hà Nội Mới
Giá dầu ở đáy: Đóng mỏ, cắt giảm nhân viên
Kể từ tháng 6/2014 tới nay, giá dầu đã giảm 70% khiến cho thị trường dầu mỏ đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư dài hạn.
Giá dầu giảm kỷ lục là nguyên nhân chính khiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong 10 năm qua. Hàng loạt DN ngành dầu khí, từ khai thác đến dịch vụ, đều lao đao khi phải cắt lên kế hoạch đóng mở, giảm chi phí, lao động,...
DN mất cân đối tài chính
Trong lĩnh vực khai thác, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) là DN lớn có nhiều lợi thế, nhưng từ 2015 phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Giá dầu trong kế hoạch của Vietsovpetro năm ngoái xoay quanh mức 75 USD/thùng, nhưng giá thực tế trung bình cả năm chỉ 56 USD/thùng. Chính vì vậy, VSP đã mất cân đối hơn 200 triệu USD, buộc phải lấy từ nguồn sản xuất để đầu tư các dự án.
DN đã phải cắt giảm 400 lao động và cho hàng trăm nhân viên nghỉ hưu sớm, giảm trung bình 10% lương cán bộ lãnh đạo quản lý. Ngoài ra, giảm mạnh các chi phí hoạt động, giải thể một số đơn vị thành viên. Thậm chí, liên doanh này còn có kế hoạch cắt giảm đến 2000 nhân viên trong thời gian tới.
Doanh thu của các công ty khai thác dầu khí giảm mạnh vì giá dầu giảm
Năm nay, kế hoạch của DN này là giá dầu ở mức 55 USD/thùng, dự kiến khai thác 5 triệu tấn với doanh thu trên 2 tỷ USD. Nhưng, hiện giá dầu giảm chỉ còn hơn 30 USD/thùng, dẫn tới nguy cơ doanh thu giảm mạnh.
Giá dầu giảm thấp kéo dài cũng khiến lĩnh vực thăm dò dầu khí gặp khó khăn. Trong khi giá cả thiết bị, dịch vụ duy trì ở mức cao, thì giá dầu thấp đã làm giảm hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án thăm dò mới của PVN.
Năm 2016, tập đoàn này cần thu xếp khoảng 250 triệu USD cho hoạt động thăm dò, có thể nói đây sẽ là một thách thức lớn. Nhiều dự án tìm kiếm thăm dò hiện đã phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ, do có chi phí cao.
Trong khi đó, thăm dò là để gia tăng trữ lượng dầu khí, việc dừng thăm dò sẽ dẫn tới rủi ro trong tương lai bởi không có hàng để bán khi giá dầu tăng trở lại.
Vạ lây theo giá dầu
Với lĩnh vực dịch vụ dầu khí, lợi nhuận thời gian qua đã giảm mạnh, dự báo sẽ tiếp tục giảm trên 40% do các công ty dầu khí gặp nhiều khó khăn, không cân đối được vốn để đầu tư tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ.
Theo PVN, giá dầu hơn 30 USD/thùng như hiện nay mà kéo dài thì lĩnh vực dịch vụ sẽ giảm 40-45% khối lượng công việc, các dự án dự kiến sẽ, hoặc đang triển khai, sẽ phải xem xét lại. Các giàn khoan và tàu dịch vụ có nguy cơ thiếu việc làm, lĩnh vực cơ khí dầu khí cũng chịu ảnh hưởng do giảm các các giàn khoan đóng mới,...
Nhiều đại gia nước ngoài dự kiến đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí cũng bỏ chạy khỏi VN
Ngoài ra, các dự án mới triển khai trong năm 2016 như dự án khai thác mỏ Cá Rồng, đường ống nối từ mỏ Cá Rồng sang khu vực Nam Côn Sơn, dự án khí lô B và mỏ Cá Voi Xanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm tiến độ đưa vào khai thác.
Giá dầu giảm còn khiến nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu bỏ chạy. PVN cho biết, Tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) đã chính thức có thông báo không tiếp tục đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Một tập đoàn khác cũng lặng lẽ rời bỏ dự án lọc dầu gần 4 tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Qatar (QP). QP đã chính thức rút khỏi dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển của họ. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn.
Dự kiến, giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 của PVN là 27,4 USD/thùng. Nếu giá dầu tiếp tục giảm xuông quanh con sô nay, nhiêu vân đê phức tạp đươc đăt ra.
Theo tính toán của PVN, nếu giá dầu xuất bán trên 45 USD/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Còn bán dưới mức giá này thì một số mỏ khai thác của tập đoàn sẽ gặp khó khăn. Cũng theo PVN, giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu của tập đoàn giảm 5.400 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỷ đồng.
Theo các dự báo, giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp trong vòng 3 đến 5 năm tới. Với ngành dầu khí Việt Nam, khai thác dầu có giá thành ở mức trên trung bình so với thế giới, thì khó khăn sẽ chồng khó khăn. Các giải pháp như tiếp tục cắt giảm nhân sự, giảm lương, giảm sản lượng khai thác,... là khó tránh khỏi.
Trần Thủy
Theo_VietNamNet
Giá dầu giảm sâu sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam? Giá dầu giảm sẽ gây ra nhiều bất lợi, tuy nhiên nếu chuẩn bị tốt phương án ứng phó thì có thể biến thành cơ hội cho kinh tế phát triển. Việc giá dầu thế giới giảm liên tục trong thời gian qua đã tác động mạnh tới nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ nói chung trong đó có...