Đóng băng chiến đấu cơ tàng hình để thử nghiệm
Nhà sản xuất đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để đảm bảo mẫu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Lockheed Martin F-35 Lightning II là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 của quân đội Mỹ. Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của F-35, các chuyên gia công nghệ ở Phòng thí nghiệm McKinley Climatic, căn cứ không quân Eglin, Florida, Mỹ đã dành 5 tháng để đưa F-35 vào các điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt để xác định khả năng chịu đựng của máy bay.
Chiếc F-35 phải trải qua các điều kiện gió lớn, bức xạ mặt trời cao, sương mù, băng tuyết và mưa lớn nhằm đẩy phi cơ tới giới hạn tối đa. Các điều kiện thời tiết cực đoan được tạo ra trong phòng thì nghiệm đều có thể xảy ra khi F-35 vận hành ngoài thực tế.
F-35 phải trải qua môi trường có nhiệt độ dao động từ 48,8 độ C tới -40 độ C và các điều kiện môi trường khác. Nó đảm bảo cho F-35 hoạt động tốt trên địa hình sa mạc khô cằn của Australia tới khu vực lạnh giá như phía trên Bắc Cực ở Canada và Na Uy.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng sẽ kiểm tra những vị trí bị đóng băng trên thân máy bay F-35 trước khi đánh giá tác động của chúng tới phi cơ.
Người ta cũng kiểm tra tác động của bức xạ mặt trời tới một chiếc F-35 nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng tới vật liệu tàng hình bao phủ máy bay.
F-35 là chương trình phát triển tiêm kích lớn nhất của Mỹ
Theo_Zing News
Có thật Trung Quốc "đánh cắp" công nghệ mật của F-35?
Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc nước này "đánh cắp" tài liệu phát triển mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-35, cho rằng cáo buộc đó là không có cơ sở.
Cáo buộc trên được đưa ra sau khi một điệp viên của Mỹ, Edward Snowden tiết lộ các tài liệu về một vụ tấn công mạng trên một tờ tạp chí của Đức. Tạp chí Der Spiegel của Đức hôm thứ Bảy tuần trước đã phát hành một loạt tài liệu của Snowden, trong đó có các bản báo cáo tối mật của chính phủ Mỹ cho biết, Trung Quốc đã đánh cắp "nhiều terabytes" dữ liệu của chương trình F-35, kể cả các bản thiết kế và phác thảo động cơ của loại máy bay này.
Tuy nhiên, trước cáo buộc trên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hồng Lỗi đã nói rằng: "Cái gọi là bằng chứng được sử dụng để cáo buộc Trung Quốc là hoàn toàn phi lý".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, "bản chất phức tạp" của các cuộc tấn công mạng đã làm cho việc điểm mặt những kẻ tấn công liên quan trở nên khó khăn; Trung Quốc mong muốn hợp tác với các nước khác để ngăn ngừa tình trạng tin tặc.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng, các tin tặc đã tấn công các tài liệu nhạy cảm trong các chương trình quốc phòng của Mỹ, như tài liệu phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 nhưng không công khai chỉ trích Trung Quốc về vụ này. Tuy vậy, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình tự chế của Trung Quốc có các chi tiết thết kế tương tự F-35. Trong khi đo, chu tich Tâp đoan Công nghiêp hang không Trung Quôc, nha san xuât J-31, khăng đinh "đưa con cưng" cua minh hoan toan co kha năng đanh bai F-35.
Hồi cuối năm 2014, Trung Quốc đã chính thức "trình làng" máy bay phản lực J-31 gồm 2 động cơ tại một triển lãm hàng không trong một cuộc biểu dương sức mạnh trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới nước này.
Tuy nhiên, khi đó, J-31 cua Trung Quôc đa khiên nhiêu quan chưc Băc Kinh "tím mặt" vi nó bi radar phat hiên chi sau 10 phut bay biêu diên trên không. Ngoai ra, J-31 con bôc lô môt sô han chê khac vê năng suât đông cơ cung như tôc đô bay, nhưng Want China Times nhận định đây mới chi là bản thử nghiệm và Trung Quốc có thể sẽ tìm ra cách khắc phục các nhược điểm trên trong một tương lai gần.
Trong khi đó, F-35 được đánh giá là một trong 10 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất thế giới hiện nay và là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên được phép xuất khẩu trên thế giới. Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo VnMedia
Chiến đấu cơ tàng hình J-31 bị phát hiện chỉ sau 10 phút Khả năng tàng hình của chiến đấu cơ J-31 do nước này tự chế tạo thua xa những gì đã quảng cáo, báo mạng Want China Times dẫn lời một số chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ. Chiến đấu cơ tàng hình J-31 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Lâu nay, giới chức Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc...