Đồng bằng châu Phi giữa ‘vòng vây’ dầu mỏ
Hoạt động khai thác dầu mỏ cũng như biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn đến lượng mưa thất thường, tình trạng khai thác nước tràn lan và việc chuyển hướng sang nông nghiệp thương mại.
Điều này đã thay đổi vùng đồng bằng châu thổ nội địa lớn nhất châu Phi – Okavango, vùng đất mà rất nhiều người và loài động vật hoang dã đang sống dựa vào.
Những chú voi trong Công viên Quốc gia Chobe ở Botswana. Ảnh: AP.
Anh Gobonamang Kgetho dành tình cảm sâu sắc cho vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất châu Phi – Okavango. Nơi ấy là nhà của anh.
Nguồn nước và vùng đất đa dạng những loài động vật hoang dã được bồi đắp bởi các con sông chảy từ vùng cao nguyên Angola vào phía bắc Botswana trước khi đổ ra vùng hoang mạc Kalahari của Namibia. Một số nhóm người bản địa, cộng đồng địa phương và muôn vàn những loài động vật như voi châu Phi, tê giác đen và báo săn cùng sinh sống trên các đầm lầy nhộn nhịp. Phần lớn những khu vực xung quanh cũng có rất nhiều động vật hoang dã.
Kgetho làm nghề đánh cá đến từ tộc người Wayei của Botswana. Anh dựa vào cây sào và chiếc thuyền độc mộc của mình để đi vòng quanh đầm lầy tìm cá. Nhưng trong vài năm gần đây mọi thứ đã thay đổi, từ vùng đồng bằng tới khắp cả nước.
Anh Kgetho – người có cuộc sống và sinh kế phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của hệ sinh thái – cho biết: “Kích thước của cá nhỏ đi và trữ lượng đang giảm dần. Lượng nước tại các lưu vực sông ở vùng đồng bằng trở nên ít hơn”.
Hoạt động khai thác dầu mỏ cũng như biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn đến lượng mưa thất thường, tình trạng khai thác nước tràn lan và việc chuyển hướng sang nông nghiệp thương mại. Điều này đã thay đổi vùng đất mà anh Kgetho cùng rất nhiều người và loài động vật hoang dã đang sống dựa vào.
Những người bảo vệ vùng đồng bằng hy vọng có thể ngăn chặn ít nhất một trong số các mối đe dọa, cụ thể là hoạt động khai thác dầu.
Một phiên điều trần theo kế hoạch của Bộ Môi trường Namibia sẽ xem xét thu hồi giấy phép khai thác của công ty dầu khí Canada Reconnaissance Energy. Cộng đồng địa phương và các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng, vùng đất đã bị san phẳng và chia cắt, làm hư hại đất đai và gây ô nhiễm các nguồn nước trong khi không có sự cho phép của địa phương.
Anh Kgetho lo ngại rằng, những con sông tại khu vực anh sống đang dần khô cạn bởi “các ngành công nghiệp khai thác lạm dụng quá mức, bao gồm cả những hoạt động khai thác dầu tại thượng nguồn”.
Trong một văn bản báo cáo, chi nhánh châu Phi của công ty ReconAfrica cho biết, họ bảo vệ tài nguyên nước thông qua “giám sát và báo cáo thường xuyên về dữ liệu thủy văn cho các cơ quan cấp nước địa phương, khu vực và quốc gia thích hợp”, đồng thời, họ cũng đang “áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường”.
Báo cáo ghi chép rằng, công ty đã tổ chức hơn 700 cuộc khảo sát cộng đồng tại Namibia và sẽ tiếp tục làm việc với các cộng đồng trong nước và ở Botswana.
Công ty này đã khoan giếng dầu trong khu vực từ năm 2021, nhưng vẫn chưa tìm được giếng nào mang lại năng suất cao. Phiên điều trần vốn được sắp xếp vào ngày 3/4 nhưng đã bị hoãn lại cho tới khi có thông báo tiếp theo. Giấy phép khai thác hiện vẫn còn hiệu lực tới năm 2025, ReconAfrica đã gia hạn trước đó 3 năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Namabia, Tom Alweendo, đã quyết định duy trì quyền được khai thác dầu của quốc gia và cho rằng, các nước châu Âu và Mỹ cũng làm tương tự. Ông Alweendo ủng hộ mục tiêu sử dụng cả năng lượng tái tạo và không tái tạo của Liên minh châu Phi, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ngày càng gia tăng.
Hươu cao cổ đi lang thang trong Công viên quốc gia Chobe ở Botswana. Ảnh: AP.
Có những lo lắng tương tự về sự suy thoái của môi trường trên khắp Botswana và khu vực lân cận. Phần lớn sự đa dạng sinh học của quốc gia này đang bị đe dọa bởi các kế hoạch phát triển khác nhau. Theo một nghiên cứu, chất lượng của nước sông gần với Vườn quốc gia Chobe đã giảm sút, một phần do ngành du lịch đang phát triển.
Nằm trong lưu vực Cuvette-Centrale ở Congo là một khu rừng rậm rạp và phát triển mạnh về mặt sinh thái, là nơi cư trú của quần thể khỉ đột lớn nhất thế giới, là vùng chứa than bùn lớn nhất lục địa – đã bị đấu giá khai thác dầu khí vào năm ngoái.Dù Chính phủ Congo cho biết, quá trình đấu giá “phù hợp” với các kế hoạch phát triển và các chương trình chính phủ và nó sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường vẫn không cảm thấy thuyết phục.
Ông Wes Sechrest, Giám đốc khoa học của tổ chức môi trường Rewild, đã nói rằng, bảo vệ các khu vực “có những quần thể động vật hoang dã phát triển khỏe và mạnh mẽ” như vùng đồng bằng Okavango “là đóng góp lớn cho giải pháp của các cuộc khủng hoảng liên quan đến vấn đề khí hậu và đa dạng sinh học mà chúng ta đang phải đối mặt”.
Các vùng đất than bùn cũng đóng vai trò như là bồn chứa carbon, trữ một lượng lớn khí gas, nếu không sẽ làm nóng bầu khí quyển.
Ông Sechrest cũng nói thêm rằng: “Các cộng đồng người địa phương sẽ phải chịu khoản phí khai thác dầu đắt đỏ nhất” và “xứng đáng được tham khảo ý kiến một cách tử tế về bất kỳ dự án khai thác công nghiệp nào, bao gồm cả rất nhiều thiệt hại về môi trường, và sẽ quyết định xem những dự án đó có chấp nhận được với họ hay không”.
Ông Steve Boyes, người đứng đầu Dự án Okavango Wilderness của National Geographic, đơn vị lập ra bản đồ của vùng đồng bằng châu thổ, cho rằng, các nhà nghiên cứu hiện giờ thậm chí còn có nhiều dữ liệu hơn để hỗ trợ nhu cầu bảo tồn vùng đất ngập nước.
Với sự thông thái và kinh nghiệm lâu năm, Kgetho và những người dân địa phương khác đã giúp đỡ ông Boyes và nhóm 57 nhà khoa học vượt qua các đầm lầy để có thể kiểm tra kĩ lưỡng khoảng 1.600 km2 đất than bùn.
Ông Boyes cho biết: “Các hệ thống quy mô lớn có khả năng tích trữ hàng tấn carbon này là kế hoạch hồi phục dài hạn của chúng tôi”.
Anh Kgetho thì quyết liệt: “Chúng tôi phải bảo vệ đồng bằng này. Nó là kế sinh nhai của chúng tôi”.
Video: Hà mã rượt đuổi, cắn sư tử trên sông và cái kết thót tim
Vô tình xâm phạm lãnh thổ của hà mã khi bơi qua sông, một trong 3 con sư tử đực đã bị đối thủ rượt đuổi đến mức suýt mất mạng.
Cụ thể, có 3 con sư tử đực trưởng thành đang bơi qua sông. Tuy nhiên, chúng không hay biết rằng đoạn sông này là lãnh thổ của một con hà mã trưởng thành.
Thấy có kẻ xâm phạm lãnh thổ của mình, con hà mã lập tức nổi giận, hung hãn lao đến tấn công. Nhìn thấy sự xuất hiện của hà mã, một con sư tử đực nhanh chóng đổi hướng, để mặc đồng loại đương đầu với kẻ thù. Với bộ hàm mở to, hà mã tấn công con sư tử gần nhất, buộc nó phải vội vã tháo chạy.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy, con sư tử bị hà mã áp sát tỏ ra hoảng loạn. Nó tìm mọi cách để chạy thoát và leo lên bờ nhanh nhất có thể mà không có bất kỳ sự phản kháng nào. May mắn là sau vài lần bị sư tử cắn trượt, con sư tử đã lên bờ an toàn và không bị thương trong cuộc đụng độ chớp nhoáng.Khi thấy mối đe dọa rút lui, con hà mã cũng bỏ đi theo hướng khác.
Hà mã nổi tiếng có tính chiếm hữu lãnh thổ cao, chuyên đuổi bất kỳ động vật nào tiến vào lãnh thổ trên mặt nước của chúng. Chúng thường ngâm mình trong nước cả ngày và chỉ lên cạn vào ban đêm để gặm cỏ. Dù có cơ thể đồ sộ và hàm răng cực sắc, đôi khi hà mã cũng trở thành con mồi của sư tử.
Theo báo cáo từ Selinda, sau cuộc đụng độ hà mã, bầy sư tử đã qua sông vào lúc khác. Chúng cũng tấn công và giết chết một con hà mã vào ngày hôm sau.
Đoạn clip được một du khách ghi lại tại khu bảo tồn thiên nhiên Selinda (Botswana).
Hà mã dũng mãnh một mình tấn công 3 con sư tử băng qua sông Khoảnh khắc hiếm có trong tự nhiên khi một con hà mã tấn công 3 con sư tử đang băng qua sông tại Khu bảo tồn Selinda ở Botswana. Sư tử thường được mệnh danh là vua của rừng già. Chúng là loài động vật chiếm ưu thế trong lãnh thổ hoạt động và tất nhiên đó cũng là những kẻ săn mồi...