Đồng bảng Anh giảm mạnh nhất kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit
Thị trường trái phiếu và chứng khoán của Vương quốc Anh trượt dốc mạnh trong tháng 8/2022 và đồng bảng Anh cũng lao dốc do những xáo trộn về kinh tế và chính trị.
Tiền giấy mệnh giá 10 và 20 bảng Anh cùng với tiền xu 1 và 2 bảng Anh tại Liverpool. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng bảng Anh lần đầu tiên ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất so với đồng USD kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị gia tăng, với mức giảm 4,5% trong tháng 8/2022. 1 bảng Anh đổi được 1,16 USD. Đồng bảng Anh cũng giảm gần 3% so với đồng euro.
Khi bước vào ngày đầu tiên của tháng 9/2022, đồng bảng Anh lại giảm thêm 0,3% so với đồng bạc xanh, mặc dù gần như không đổi so với đồng tiền chung euro.
Sự sụt giảm trong tháng 8/2022 của đồng bảng Anh phản ánh triển vọng xấu đi của nền kinh tế Anh khi cuộc khủng hoảng năng lượng giáng một đòn mạnh vào các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thủ tướng mới của Anh, người kế nhiệm ông Boris Johnson dự kiến được công bố vào ngày 5/9 tới, có thể mang lại sự không chắc chắn hơn nữa khi đưa ra các ưu tiên tài khóa mới.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Liz Truss, ứng viên cho vị trí Thủ tướng đang bỏ xa cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong các cuộc thăm dò bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, đã tuyên bố sẽ cắt giảm 30 tỷ bảng Anh tiền thuế như một phần của kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế Vương quốc Anh chống lại cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng.
Theo các nhà phân tích của hãng JPMorgan, “các xu hướng trái chiều theo chu kỳ có thể sẽ tăng lên đối với đồng bảng Anh vào mùa Thu khi nền kinh tế Anh điều hướng các sáng kiến tài khóa mới chống lại chi phí năng lượng và chỉ số giá tiêu dùng vẫn đang gia tăng”.
Các nhà kinh tế cho rằng việc nới lỏng chính sách tài khóa có thể làm giảm bớt cuộc suy thoái mà Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết, biện pháp kích thích như vậy có thể khiến BoE gặp khó khăn hơn trong việc chống chọi với đợt lạm phát tồi tệ nhất trong hơn 40 năm qua.
Nhà kinh tế trưởng Philip Shaw tại Investec (London) cho biết, sự sụt giảm nhanh của đồng bảng Anh là “rất đáng lo ngại” vì nhấn mạnh mối lo ngại rằng, nếu bà Truss được bổ nhiệm làm Thủ tướng thì các chính sách của chính phủ sắp tới sẽ khác với BoE.
Trong lĩnh vực cổ phiếu, chỉ số FTSE 250 của các cổ phiếu quy mô trung bình được niêm yết tại Anh, được coi là nhạy cảm hơn với triển vọng kinh tế trong nước so với các chỉ số được liệt kê trên FTSE 100 tập trung hơn vào quốc tế, đã giảm 5,5% trong tháng 8/2022.
Ông George Saravelos, trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu tại Deutsche Bank, cho biết các nhà đầu tư đã đúng khi đặt câu hỏi liệu sự kết hợp tài chính và tiền tệ của Vương quốc Anh có phù hợp hay không và nó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào.
Đồng bảng Anh cũng bị kéo xuống thấp hơn do đồng USD tăng mạnh trong tháng trước khi các nhà giao dịch đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ theo đuổi chiến lược tăng lãi suất mạnh hơn trong những tháng tới. Nhưng sự sụt giảm của đồng bảng Anh vào tháng 8/2022 vẫn còn nghiêm trọng hơn bất kỳ loại tiền tệ nào của Nhóm G10 ngoài đồng krona của Thụy Điển.
Ngoại trưởng Anh thay thế Bộ trưởng phụ trách Brexit dẫn đầu đàm phán với EU
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/12 đã chỉ định Ngoại trưởng Liz Truss làm trưởng đoàn đàm phán các vấn đề hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Frost từ chức.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Liverpool (Anh) ngày 11/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức và Ngoại trưởng Truss sẽ tiếp tục đàm phán với EU về Nghị định thư Bắc Ireland.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Frost đã gửi thư từ chức tới Thủ tướng Johnson tối 18/12. Trước đó, tờ The Mail on Sunday của Anh đưa tin ông Frost đã xin từ chức cách đây 1 tuần, nhưng đồng ý tiếp tục nhiệm vụ cho đến tháng 1/2022. Trong thư từ chức gửi Thủ tướng Johnson, ông Frost đã bày tỏ "quan ngại về chỉ đạo hiện nay đối với hoạt động đi lại" liên quan các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 và việc tăng thuế.
Ông Frost, một người ủng hộ Brexit, đã dẫn đầu nỗ lực của London trong việc đàm phán lại các điều khoản về việc Anh rời khỏi EU. Giới quan sát cho rằng việc nhà đàm phán Brexit cao cấp nhất của Anh từ chức gây thêm khó khăn đối với Thủ tướng Johnson, trong bối cảnh một số nhà lập pháp nước này cảnh báo Thủ tướng cần phải cải thiện năng lực lãnh đạo. Ngày 17/12 vừa qua, Thủ tướng Johnson tuyên bố nhận trách nhiệm cá nhân đối với thất bại bất ngờ của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử tại Bắc Shropshire (miền Trung England) - khu vực bầu cử mà đảng này chưa bao giờ mất ghế trong hơn một thế kỷ qua.
Anh đã rời thị trường chung EU từ đầu năm 2021, song đã 2 lần trì hoãn việc thực thi các biện pháp quản lý sau Brexit. Các thủ tục khai báo hải quan và kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ EU, chủ yếu là thực phẩm và các loại nông sản, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, Anh và EU vẫn chưa tìm ra được giải pháp lâu dài cho những khó khăn về thương mại đối với Bắc Ireland, khu vực đã chịu tác động nặng nề do các quy định mới gây gián đoạn nghiêm trọng thông thương hàng hóa từ lục địa Anh sang vùng lãnh thổ này và làm gia tăng căng thẳng tại đây.
Hàng loạt thách thức đang chờ đón Tân Thủ tướng Anh Ngày 5/9, Anh sẽ có Thủ tướng mới sau khi đảng Bảo thủ cầm quyền công bố kết quả phiếu bầu lãnh đạo đảng đối với 2 ứng cử viên - Ngoại trưởng Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rushi Sunak. Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson hôm 7/7 đã tuyên bố từ chức sau áp lực từ công luận và...