Đông Bắc Á đang biến thành thùng thuốc súng
Kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang mới, Đông Bắc Á đang biến thành một thùng thuốc súng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố trong cuộc họp quốc hội ở Bắc Kinh hôm 5/3 rằng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm nay tăng 12,2%, lên 808,2 tỷ NDT.
Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng hơn 10% mỗi năm kể từ 1989, ngoại trừ năm 2010, chỉ tăng 7,5% do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với tốc độ này, Trung Quốc được dự báo là vượt Mỹ để đứng thứ 1 thế giới về chi tiêu quốc phòng vào năm 2032.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố bản xem xét chi tiêu quốc phòng 4 năm một lần hôm 4/3 với kế hoạch tăng cường sự hiện diện hải quân ở khu vực châu Á Thái Bình Dương từ mức 50% như hiện nay lên 60% vào năm 2020.
Nhật cũng nâng chi tiêu quốc phòng hàng năm trong hai năm qua. Năm 2013, lần đầu tiên trong vòng 11 năm sau khi Thủ tướng Abe nhậm chức, Tokyo tăng ngân sách quốc phòng và ngân sách quốc phòng năm 2014 tăng 2,8%.
Việc tăng chi tiêu đã tái xác nhận sự đối đầu ngày càng tăng giữa Trung Quốc với liên minh Mỹ-Nhật.
Video đang HOT
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng hàng năm của các quốc gia trên thế giới thực chất đã giảm vào năm 2012. Đây là lần đầu tiên trong vòng 14 năm con số này tụt xuống khi Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italia mạnh tay giảm chi. Tuy nhiên, các nước châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á vẫn mắc kẹt trong cuộc chạy đua vũ trang và xu hướng này đe dọa tới hòa bình khu vực.
“Chúng ta sẽ tăng cường toàn diện bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang Trung Quốc, tiếp tục hiện đại hóa và nâng cấp khả năng, tiếp tục nâng cao năng lực chiến đấu và bảo vệ trong thời đại thông tin”, ông Lý Khắc Cường tuyên bố. Quan chức này cũng cảnh báo Trung Quốc sẽ không bỏ qua những hành động nhằm quay trở lại các bài học lịch sử.
Thủ tướng Trung Quốc dường như đề cập tới Nhật. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc và Nhật đã cố tránh các cuộc xung đột liên quan tới đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Bất cứ sai lầm nào của mỗi bên đều có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu về quân sự.
Chi tiêu quân sự hàng năm của Hàn Quốc chỉ bằng 1/5 của Trung Quốc và bằng 1/2 những gì Nhật chi tiêu mỗi năm. Năm nay, chi tiêu quốc phòng của Hàn Quốc tăng 3,5% do có nhiều sức ép phải tăng chi tiêu phúc lợi xã hội và củng cố mạng lưới an sinh xã hội. Ngoài ra, theo Hàn Quốc, bước theo con đường của Nhật và Trung Quốc không phải là ý hay.
Lãnh đạo Hàn Quốc cho rằng nước này cần tập trung nhiều hơn vào việc chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên thay vì ganh đua với Trung, Nhật về chi tiêu quốc phòng. Seoul cần có chiến lược quốc gia để đương đầu với các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Lầu Năm Góc: Triều Tiên ngày càng trở nên nguy hiểm với Mỹ
Lầu Năm Góc ngày 4.3 nói CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa ngày càng nguy hiểm cho Mỹ.
Triều Tiên "khoe" tên lửa trong một cuộc duyệt binh hồi năm 2012 - Ảnh: Reuters
Trong tài liệu về tầm nhìn chiến lược quân sự toàn cầu của Lầu Năm Góc mới công bố ngày 4.3, Triều Tiên được mô tả "là mối đe dọa ngày càng leo thang đối với hòa bình và ổn tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á, đe dọa trực tiếp nước Mỹ", theo AFP.
Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với quân đội Hàn Quốc trước những hành động gây hấn từ Triều Tiên, cũng theo tài liệu này.
Lầu Năm Góc công bố tài liệu trên sau khi Triều Tiên bắn thử nghiệm hàng loạt tên lửa tầm ngắn trong tuần này, theo AFP.
Những vụ Triều Tiên bất ngờ bắn tên lửa trùng hợp với thời điểm Mỹ - Hàn tiến hành các cuộc tập trận chung thường niên.
Tài liệu chiến lược mới được công bố của Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ sẽ phải sẵn sàng đối phó với mối đe dọa từ kho tên lửa đạn đạo của Iran và Triều Tiên, bằng cách tăng cường số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất Mỹ từ 30 lên 44.
Mỹ cũng cần chuẩn bị triển khai hệ thống radar giám sát tân tiến thứ hai tại Nhật Bản, nhằm tăng cường khả năng cảnh báo sớm, theo tài liệu này.
Cũng theo tài liệu này, lực lượng Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Bắc Á nhằm xúc tiến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước đó, Washington cũng đã cam kết tiến hành chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo AFP.
Phúc Duy
Theo TNO
Đông Nam Á mua tàu ngầm thể hiện với ai? Chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam đang trên đường về nước, Indonesia bắt đầu hợp tác chế tạo tàu ngầm với Hàn Quốc, Thái Lan thành lập bộ chỉ huy tàu ngầm... Vì đâu Đông Nam Á bước vào cuộc chạy đua này? Lực lượng tàu ngầm của các nước ASEAN Đầu tháng 1/2014, chiếc tàu ngầm tấn công đầu...