Đông Âu coi người tị nạn Ukraine là lực lượng lao động tiềm năng
Các quốc gia Đông Âu đang đón nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine và coi họ là lực lượng lao động tiềm năng.
Người Ukraine sơ tán chia tay người thân tại nhà ga tàu hỏa. Ảnh: AFP
Chuyên gia Sieglinde Rosenberger tại Đại học Vienna (Áo) nhận định: “Những người Ukraine đến lãnh thổ của EU đều có trình độ tốt và đáp ứng nhu cầu lao động”.
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết dựa trên ước tính của Liên hợp quốc, đã có 2,5 triệu công dân Ukraine rời lãnh thổ. Hơn một nửa trong số này đến Ba Lan, trong khi hàng chục nghìn người khác đến Moldova và Bulgaria – 2 quốc gia thuộc nhóm có dân số giảm nhanh nhất thế giới.
Bulgaria là quốc gia có dân số giảm nhanh nhất thế giới. Dự báo, dân số nước này sẽ giảm từ 7 triệu người năm 2017 xuống còn 5,4 triệu người vào năm 2050.
Trong một bức thư gửi chính phủ, hiệp hội tổ chức sử dụng lao động Bulgaria cho biết họ có thể tuyển dụng tới 200.000 người Ukraine. Hiệp hội này đặc biệt chào đón công dân Ukraine có thể nói tiếng Bulgaria. Đại diện các ngành dệt may, xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin của Bulgaria cũng khẳng định họ sẵn sàng tuyển dụng hàng chục nghìn nhân sự.
Video đang HOT
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov đã nhận xét người tị nạn Ukraine thông minh, có học vấn và trình độ cao. Ông Petkov nhận định Bulgaria và nhiều quốc gia khác sẵn sàng tiếp nhận họ.
Hungary, quốc gia vốn gặp khó khăn vì tình trạng thiếu lao động, cũng mở rộng vòng tay với người tị nạn Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng quan tâm tới họ”.
Tuy nhiên, việc người Ukraine có tiếp tục ở lại Đông Âu hay không vẫn chưa rõ bởi nhiều trong số họ có xu hướng đến những nơi khác tại châu Âu, nơi có người quen hoặc triển vọng tốt hơn.
Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng phần lớn người tị nạn Ukraine là người cao tuổi và trẻ em nên viễn cảnh về lực lượng lao động mới hùng hậu là không cao.
Hàng trăm người sơ tán từ Ukraine tạm trú tại một trung tâm thể thao tại Moldova. Ảnh: EPA
Trong khi đó, Moldova với dân số 2,6 triệu người đã kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp sau khi đón nhận 100.000 người tị nạn Ukraine. Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita trong tháng 3 đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken: “Chúng tôi cần hỗ trợ để xử lý số lượng người đông đảo này, chúng tôi cần hỗ trợ nhanh chóng”.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 12/3 cho biết Đức sẽ tiếp nhận 2.500 người tị nạn Ukraine sang Moldova. Trước đó, Bộ Nội vụ Đức ngày 11/3 cho biết đến nay đã có khoảng 109.183 người tị nạn Ukraine được đăng ký tại nước này. Người dân Đức cũng đề nghị cung cấp tới 300.000 nhà riêng làm chỗ ở cho người tị nạn Ukraine.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) dự đoán trong trường hợp tình hình tại Ukraine vẫn bất ổn, có khả năng có đến 4 triệu công dân nước này sẽ phải rời đất nước.
Người tị nạn từ Ukraine cần mang theo hộ chiếu, giấy khai sinh của trẻ em đi kèm và giấy tờ y tế. Để được cấp quy chế tị nạn, họ cần là công dân Ukraine hoặc người sống hợp pháp tại Ukraine như sinh viên nước ngoài…
Đài BBC (Anh) ngày 10/3 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị “bật đèn xanh” để cấp phép cho người tị nạn Ukraine được sống và làm việc tại 27 quốc gia thành viên khối trong 3 năm. Theo kế hoạch này, họ còn có thể nhận phúc lợi xã hội, nơi ở, điều trị y tế và cho con em đến trường.
Giá xăng tăng cao, người đi xe máy tại Pháp trộn thêm cồn để tiết kiệm
Giá xăng đã vượt qua mức 2 euro/lít tại nhiều khu vực trên nước Pháp sau những biến động thị trường do các biện pháp trừng phạt liên quan đến xung đột Ukraine gây ra.
Một người lái xe máy đổ xăng tại trạm nhiên liệu. Ảnh: AP
Dẫn bài viết đăng trên báo Pháp Le Monde, đài Sputnik đưa tin giá nhiên liệu tăng ở Pháp đã khiến một số người dân bắt đầu trộn xăng với cồn ethanol như một cách để tiết kiệm tiền.
Cô Sophie - một người bán hàng tại trạm xăng ở thành phố Blois - cho hay cách pha chế này phổ biến đối với những người lái xe trẻ. Mặc dù việc trộn xăng với cồn có thể khiến máy móc của xe gặp trục trặc nhỏ song những người áp dụng cách pha chế này giải thích giá sửa hoặc thay các bộ phận đó "không quá đắt".
Sophie nói thêm "nhiều người không quan tâm" khi cô cảnh báo bảo hiểm xe sẽ không chi trả cho những khoản sửa chữa nếu họ tìm ra xăng đã bị trộn với cồn.
Giá xăng dầu toàn cầu tăng vọt đã đẩy giá xăng tại Pháp lên cao nhất trong lịch sử. Tại nhiều khu vực, giá xăng ở các trạm bơm đã đạt ngưỡng 2 euro/lit.
Tháng trước, Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Barbara Pompili cam kết hành động nhiều hơn nữa để giải quyết tình trạng giá nhiên liệu tăng kỷ lục.
Bộ trưởng Pompili phát biểu chính phủ Pháp có kế hoạch" bảo vệ tất cả những người bị ảnh hưởng do giá tăng, bất kể là người đi xe hay chủ doanh nghiệp". Theo bà, các biện pháp mới nằm trong "kế hoạch phục hồi kinh tế và xã hội" của Tổng thống Emmanuel Macron.
Giá dầu và khí đốt trên toàn cầu đang tăng mạnh sau các lệnh trừng phạt "nghiêm khắc" của Mỹ và các đồng minh đối với Nga. Trước đó, vào ngày 24/2, Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh quyết định trừng phạt nhằm vào Moskva của Washington và các đồng minh "giống như một lời tuyên chiến", trong khi Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva sẽ đáp trả bằng cách nhanh chóng triển khai "các quy định hạn chế tài chính và thương mại" đối với phương Tây.
Anh đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho người Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 10/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel tuyên bố đơn giản hóa quy trình cấp thị thực cho những người Ukraine đủ điều kiện nhằm đẩy nhanh quá trình cấp thị thực cho người tị nạn đến từ nước này. Người tị nạn Ukraine tại Dolhobyczow, khu vực biên giới Ba Lan và Ukraine, ngày...