Đông Anh đầu tư 230 tỷ đồng phát triển sản phẩm OCOP
Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, huyện Đông Anh đã có bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp.
Đầu tư 230 tỷ đồng thực hiện đề án OCOP
Theo đó, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Phát triển nghề trồng nấm rơm; ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thóc giống chất lượng cao; thuốc bảo vệ thực vật sinh học…
Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được trưng bày, giới thiệu tới các đại biểu. Ảnh: Minh Ngọc
Tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 – 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”, do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Thiềng- Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: Việc triển khai thực hiện đề án trên nhằm hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn.
Đồng thời, việc thực hiện Chương trình OCOP cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo và hành động”, “Quốc gia khởi nghiệp” của Chính phủ, qua đó quảng bá các sản phẩm, nâng tầm hình ảnh của huyện Đông Anh và người dân trong phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.
Video đang HOT
Sản phẩm OCOP mang lại nguồn thu “khủng”
Theo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 – 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”, tổng kinh phí dự kiến là 230 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 34,5 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của các chủ thể là 195,5 tỷ đồng.
Về hiệu quả kinh tế của đề án, ông Nguyễn Văn Thiềng cho hay, đây là cơ sở để các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh được củng cố, phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong đề án nêu, dự kiến giá thành sản phẩm tăng khoảng 40 – 60%; tăng trưởng sản xuất kinh doanh hàng năm trên 15%.
Dự kiến tổng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2020 – 2025 của 100 sản phẩm hiện có tham gia vào đề án như sau: Doanh thu dự kiến đạt 2.761 tỷ đồng; doanh thu bình quân hàng năm là 460,3 tỷ đồng, tăng 40% so với hiện nay. Lợi nhuận dự kiến đạt 698,25 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân hàng năm 116,37 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với hiện nay.
Tại hội nghị, TS Đinh Hạnh, thành viên Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội cho rằng cần làm rõ hơn về các giải pháp trong thực hiện đề án. Trong đó, tập trung lưu ý đến giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách thành phố và ngân sách của huyện, theo TS Đinh Hạnh, cần phải khai thác triệt để nguồn vốn từ các chủ thể sản xuất, cộng đồng các doanh nghiệp.
Sản vật rừng Đam Rông "lên đời" OCOP
Nhiều phụ phẩm lâm nghiệp quý đã được người dân Đam Rông (Lâm Đồng) khai thác và xây dựng thương hiệu. Hiện tại, huyện Đam Rông đang tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đặc trưng của địa phương và phát triển chúng thành sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm).
Tìm hướng phát triển bền vững
Từng bỏ tiền đến nhiều nơi trồng cây dó bầu để nghiên cứu về phương pháp cấy trầm hương, ông Hoàng Duy Thành (Công ty cổ phần Trầm hương Quảng Nam) cuối cùng đã chọn gắn bó với núi rừng Đam Rông để tiếp tục công việc thử nghiệm đầy gian nan này.
Vốn đến từ xứ "ngậm ngải tìm trầm", lại gắn bó phần nhiều cuộc đời bên những cánh rừng, ông Thành sớm nhận thấy trồng dó bầu trên đồi trọc không chỉ đơn thuần mang lại giá trị kinh tế, về lâu dài còn giúp "giữ đất, giữ nước", làm lợi cho cộng đồng.
Ông Hoàng Huy Thành kiểm tra chất lượng trầm hương trên cây dó bầu 1 năm tuổi. Ảnh: P.L
Dựa vào đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng sử dụng lá cây dó bầu như nguồn nguyên liệu mới để chế biến trà" của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM (2009), ông Thành chọn cách "lấy ngắn nuôi dài". Nghĩa là trong thời gian nhiều năm chờ cây dó bầu đạt kích thước chuẩn để khai thác trầm hương, thì ông Thành thu hoạch lá non về chế biến thành loại trà uống với thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa rất cao.
Năm 2017, ông Thành đã cho ra mắt thương hiệu "Trà trầm Lĩnh Nam" trên thị trường, xây dựng kênh bán lẻ tại TP. HCM và Cần Thơ. Hiện, diện tích 167ha rừng trồng dó bầu là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho chế biến, vì vậy ông đang tham khảo và mong muốn có được một dây chuyền gia công khép kín của riêng công ty mình trong đầu năm tới.
Không chỉ cây dó bầu mà nhiều loại cây rừng ở Đam Rông cũng mang dược tính cao nhờ vào môi trường trong lành, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp. Từ lâu, một số loại dây leo mọc trong tự nhiên đã được người dân bản địa hái về phơi khô, dùng như một vị thuốc dân gian để chữa bệnh.
Là một huyện miền núi với diện tích đất lâm nghiệp lên đến hơn 66.000ha, chiếm 77% diện tích tự nhiên, Đam Rông có nhiều sản vật nổi bật để phát triển thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, việc chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, thiếu vốn để đầu tư cơ sở chế biến khép kín là những trở ngại lớn mà các đơn vị mắc phải khi đưa sản phẩm đến OCOP.
Nâng cấp các sản phẩm tiềm năng
Cuối tháng 11/2019, Phòng NNPTNT huyện Đam Rông đã có văn bản gửi về các xã để rà soát, đăng ký đánh giá sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020. Bước đầu theo đề xuất từ địa phương cho thấy, các sản phẩm từ cây dó bầu, hạt mắc ca, chuối la ba, cà phê sạch... có nhiều thế mạnh để tham gia chương trình. Hiện tại, các sản phẩm trà dây leo vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển, đặc biệt là đầu vào không ổn định do phụ thuộc vào tự nhiên.
Đại diện Phòng NNPTNT huyện Đam Rông cho biết: "Trà dây leo là phụ phẩm của ngành lâm nghiệp nên đang gặp khó khăn về vùng nguyên liệu. Xét theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định 1048 thì sản phẩm này cần được hoàn thiện thêm để tham gia đánh giá ở các cấp cao hơn".
Ngoài các sản phẩm từ cây dó bầu như vòng đeo tay, nhang trầm thì các sản phẩm như chuối la ba, hạt macca, cá nước lạnh cũng đang được địa phương hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ để tham gia Chương trình OCOP.
Theo Danviet
Yên Bái: Thạc sỹ trồng dưa lê mới lạ, bán đắt hàng, ai ăn cũng gật gù khen ngon Vườn dưa lê Hàn Quốc diện tích hơn 2.000m2 của thạc sĩ nông nghiệp Lục Văn Anh (tổ 9, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đang cho những quả dưa vàng mướt mát, sai trĩu quả. Sau 1 năm thử nghiệm giống dưa lê mới, anh Lục Văn Anh không chỉ bù được chi phí đầu tư ban đầu...