Đông Á đối mặt nguy cơ ‘già trước khi giàu’
Khu vực Đông Á đang có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới từ trước tới nay, và một số nước thu nhập trung bình và trên trung bình có thể sẽ giảm 15% lực lượng lao động từ nay tới năm 2040, theo báo cáo WB.
Dân số già sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Đông Á – Ảnh: AFP
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết 36% dân số ở độ tuổi trên 65 của thế giới, khoảng 211 triệu người, đang sống ở Đông Á, và đây là con số lớn nhất so với tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Tốc độ già hóa tại mỗi nước khác nhau. Các nước thuộc nhóm phát triển như Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc có hơn 14% dân số trên 65 tuổi. Các nước “trẻ hơn” và nghèo hơn gồm Campuchia, Lào và Papua New Guinea chỉ có 4% dân số trên 65 tuổi, nhưng được dự báo sẽ già hóa với tốc độ cao trong vòng 20 – 30 năm tới. Các nước thu nhập trung bình như VN, Thái Lan và Trung Quốc đã bắt đầu già hóa nhanh và sẽ phải đối mặt với một số thách thức nhất định.
“Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đang trong giai đoạn chuyển tiếp dân số kịch tính nhất từ trước tới nay, và tất cả các nước đang phát triển trong khu vực đều chịu rủi ro già trước khi giàu”, ông Axel van Trotsenburg, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của WB, viết trong thông cáo.
Video đang HOT
Theo báo cáo, hiện tượng già hóa một phần bắt nguồn từ kết quả phát triển kinh tế nhanh trong vài thập niên gần đây. Thu nhập tăng lên, trình độ giáo dục cao hơn đã liên tục làm tăng tuổi thọ và đồng thời kéo theo đó là sự giảm sút mạnh về tỷ lệ sinh. Đối với VN, Thái Lan và Trung Quốc, báo cáo đề xuất các nước này xem xét loại bỏ các ưu đãi trong hệ thống hưu trí hiện đang khuyến khích một số nhóm, ví dụ phụ nữ tại khu vực đô thị, nghỉ hưu quá sớm.
Thảo Vi
Theo Thanhnien
Đông Á: Tốc độ già hóa dân số tăng nhanh nhất trong lịch sử
Hôm nay, Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo rằng, tốc độ già hóa ở Đông Á tăng nhanh hơn các khu vực khác. Sự thay đổi này có thể hạ đà tăng trưởng kinh tế và tăng thêm gánh nặng cho các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở khu vực này.
Đông Á trải dài từ Myanmar và biên giới phía tây Trung Quốc đến phía đông Nhật Bản, Papua New Guinea và các đảo Thái Bình Dương. Khu vực này đứng ở vị trí thứ ba thế giới về số người trên 65 tuổi với 211 triệu cụ già.
Dân số già sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng của khu vực từng đạt tạo ra hiện tượng bùng nổ kinh tế đáng kinh ngạc suốt hai thập kỷ gần đây, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho hay.
Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng sẽ dẫn đến những gánh nặng cho các dịch vụ công, trong khi, các nền kinh tế phải vật lộn để lấp đầy sự thiếu hụt nhân lực ở độ tuổi lao động.
Phó Thống đốc Ngân hàng Thế giới, phụ trách khu vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương Axel van Trotsenburg cho rằng, khu vực này đang "trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học lớn nhất từ trước đến nay".
"Tất cả những nước đang phát triển ở khu vực đều có nguy cơ già nhanh hơn trước khi họ tận hưởng cuộc sống sung túc".
Trung Quốc hiện đang có tới 130 triệu người trên 65 tuổi. Các nước có thu nhập trung bình khác như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia cũng có tốc độ lão hóa nhanh.
Các quốc gia công nghiệp ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối phó với tình trạng dân số già từ nhiều thập kỷ nay.
Nhiều nước nghèo hơn như Lào, Campuchia và Philippines cũng sẽ phải đương đầu với tình trạng dân số già trong khoảng hơn hai thập kỷ nữa.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Đông Á vẫn chưa sẵn sàng cho các yêu cầu về y tế, lương hưu do tình trạng dân số già đặt ra.
Báo cáo kêu gọi các nước cần có "phương pháp tiếp cận chính sách một cách toàn diện trong suốt các giai đoạn của đời người" để xây dựng và đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc trẻ em, giáo dục, y tế và lương hưu nhằm tháo được ngòi nổ của quả bom hẹn giờ nhân khẩu học.
Báo cáo khuyến nghị một loạt các cải cách như khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang thu được thành công tương đối từ cải cách này.
Các nước công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần mở cửa thị trường lao động cho người nhập cư. Trước đây, hai quốc gia chỉ chấp nhận việc này một cách miễn cưỡng.
Những quốc gia có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Thái Lan cũng nên bỏ việc khuyến khích lao động nghỉ hưu sớm và tăng độ tuổi nghỉ hưu, Ngân hàng thế giới cho hay.
Nhóm điều tra ước tính rằng, nếu các cuộc cải cách như vậy không được tiến hành thì số người trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc sẽ giảm xuống 15% và 10% ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan vào năm 2040.
Theo The Economic Times
Hong Kong hết đất để chôn người chết Mật độ dân cư dày đặc ở Hong Kong không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng đất đối với những người đang sinh sống, mà còn cả với những người quá cố. Trước tình trạng dân số bị già hóa và mỗi năm số người chết lại tăng lên, đất đai nói chung và đất nghĩa trang ngày càng trở thành một thứ...