Đọng 15.600 tỷ đồng vốn nhà nước trong 5 lĩnh vực nhạy cảm
5 lĩnh vực: chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư còn đọng 15.600 tỷ đồng vốn nhà nước cần thoái.
Nhìn lại chặng đường 5 năm (2011-2015) tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn hơn 15.600 tỷ đồng vốn nhà nước còn đọng trong hệ thống DNNN cần tiếp tục thoái vốn.
Phân tích cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, tái cơ cấu DNNN là 1 trong 3 trụ cột chính của tái cấu trúc nền kinh tế và là nhiệm vụ Bộ Tài chính được giao chủ trì thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai (Ảnh: MOF)
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, trong năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2015 ngày 6/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015 ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/2015 về việc bán cổ phần theo lô, để thu hút các nhà đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DNNN.
Video đang HOT
Đồng thời, Bộ Tài chính tích cực phối hợp, đôn đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khẩn trương triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kết quả là 11 tháng đầu năm 2015, cả nước đã cổ phần hóa được 173 doanh nghiệp (lũy kế giai đoạn 2011-2015 đã cổ phần hóa được 422 doanh nghiệp, đạt 78% kế hoạch); đã thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán; ngân hàng, tài chính; bảo hiểm; bất động sản và quỹ đầu tư) là 4.975 tỷ đồng; số vốn cần tiếp tục thoái lớn, lên tới trên 15.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thẳng thắn đánh giá tiến độ tái cơ cấu DNNN, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho rằng: “Tiến độ này còn chậm, số vốn nhà nước được cổ phần hóa còn thấp, tỷ lệ vốn nhà nước còn nắm giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa còn cao, kể cả các doanh nghiệp không cần giữ cổ phần chi phối”.
Về nguyên nhân của sự trì trệ này, theo bà Mai, ngoài tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, còn có nguyên nhân chủ quan do vướng mắc về cơ chế và nhận thức của một bộ phận cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu ở nhiều doanh nghiệp, chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng và các lợi ích mang lại của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển KT-XH, nên chưa thật sự quan tâm, tập trung triển khai./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Năm 2015, phấn đấu hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015.
Theo đó, đến ngày 10/11/2015, cả nước đã sắp xếp được 175 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hóa 159 doanh nghiệp. Như vậy, từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã sắp xếp được 471 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 408 doanh nghiệp trong tổng số 514 doanh nghiệp, đạt gần 80% kế hoạch.
Đến tháng 11 năm 2015, cả nước đã cổ phần hóa DNNN đạt gần 80% kế hoạch.(Ảnh minh họa: KT)
Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và bán tiếp phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần giữ cổ phần bước đầu đạt yêu cầu, giá trị thu về bình quân bằng 1,5 lần giá trị đầu tư. Được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, có lộ trình, hiệu quả.
Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện tái cơ cấu DNNN còn chậm. Một số cơ chế, chính sách về tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN được ban hành chậm so với kế hoạch. Việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn chưa kịp thời.
Cổ phần hóa 50 DN trong 2 tháng cuối năm
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo và triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp thuộc diện khó hoàn thành cổ phần hóa. Trong 2 tháng cuối năm 2015, quyết tâm hoàn thành cổ phần hóa khoảng 50 doanh nghiệp và công bố giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp còn lại, phấn đấu đạt 90% kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015.
Đồng thời tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo lộ trình hợp lý, không thoái vốn bằng mọi giá. Đối với những trường hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ, càng để lâu càng mất vốn nhà nước thì lãnh đạo doanh nghiệp cần sớm báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để xử lý ngay.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh được giao; tiếp tục tổng hợp các vướng mắc, khó khăn của các bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu để chuyển các cơ quan xử lý, giải quyết theo thẩm quyền./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Năm 2016: Điều chỉnh giá điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo giá thị trường Giá các mặt hàng thiết yếu Nhà nước còn quản lý như điện, than, xăng dầu và giá các dịch vụ công sẽ tiếp tục điều chỉnh theo giá thị trường, không điều hành theo mệnh lệnh hành chính trong năm 2016 Đây là một trong nhiều nội dung chỉ đạo của hội nghị trực tuyến với các địa phương do Bộ Tài...