Donetsk bắt quân đội sở tại đầu hàng, mở cửa biên giới với Nga
Bộ Ngoại giao Ukraine vừa lên tiếng coi lời kêu gọi mở cửa biên giới với Liên bang Nga của lãnh đạo nước cộng hòa Donetsk là bất hợp pháp.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ukraine nêu rõ, lời kêu gọi của ông Pavel Gubaryov, lãnh đạo nước “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” (vừa tuyên bố độc lập và xịn sáp nhập với Nga), về việc mở cửa biên giới với Liên bang Nga là bất hợp pháp.
Ngoài ra, tuyên bố trên của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” còn bao gồm cả việc những đơn vị quân đội đóng quân trên lãnh thổ nước cộng hòa phải tuyên thệ trung thành với nhân dân của nước cộng hòa tự xưng này.
Vào ngày 18-5, tại Donetsk, các nhà lãnh đạo nước cộng hòa (DNR) có kế hoạch tổ chức một cuộc mít tinh do “Thống đốc nhân dân” Pavel Gubaryov đề xướng.
Các nhà hoạt động dự định trong cuộc mít tinh này sẽ yêu cầu lực lượng biên phòng Ukraine “mở niêm phong” đường biên giới với Liên bang Nga và ra tối hậu thư cho các đơn vị quân sự đóng trên lãnh thổ DNR phải tuyên thệ trung thành với nhân dân.
Trong khi Donetsk hòa tất các công tác cho một sự độc lập thực sự thì Nga đang chĩa mũi dùi vào Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE). Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tổ chức này đánh giá một cách toàn diện tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Ukraine.
Video đang HOT
Ủy viên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Nga, ông Konstantin Dolgov tuyên bố hôm 16-5 trong trang microblog của mình trên “Twitter”. Ông lưu ý rằng báo cáo do Văn phòng các Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền của OSCE soạn thảo về tình hình ở Ukraine đã bóp méo và xuyên tạc sự thật.
Báo cáo bỏ qua những hành vi của chính quyền Kiev, dưới sự hỗ trợ của phương Tây, đã vi phạm một cách trắng trợn những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Báo cáo cũng không hề có những thông tin về chủ nghĩa phát xít mới, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa bài Do Thái đang trỗi dậy ở Ukraine.
Các tác giả bản báo cáo cũng không chú ý đến vai trò phá hoại của các “nhà hoạt động Maidan”, tổ chức cực đoan Pravyi Sector và chiến dịch trừng phạt của chính quyền Kiev chống lại người dân ở khu vực đông-nam đất nước.
Thay vào đó, bản báo cáo khẳng định mà không có bằng chứng nào về những trường hợp vi phạm nhân quyền tưởng tượng ở nước Cộng hòa Crimea của Nga và phía đông nam Ukraine, nhà ngoại giao cho biết.
Theo ANTD
Kiev không muốn tham dự cuộc họp Geneve lần 2
Ukraine thấy không cần thiết phải có thêm một cuộc họp 4 bên với EU, Nga và Mỹ, trong khi thoả thuận chung đạt được ở Geneve vào 17/4 vẫn đang được thực hiện, giám đốc văn phòng chính sách thông tin của bộ ngoại giao Ukraine cho biết vào thứ 3 (13/5).
"Về những gì liên quan đến thoả thuận Geneve, quan điểm của chúng tôi là tất cả các bên liên quan phải cố gắng hoàn thành những gì đã cam kết ở Geneve vào 17/4", ông Evgeniy Perebiynis, giám đốc văn phòng chính sách thông tin của bộ ngoại giao Ukraine nói.
Kiev cho rằng một cuộc họp 4 bên mới ở Geneve là không cần thiết
Ông Perebiynis cho biết thêm rằng Ukraine cần làm sáng tỏ một vài điểm trong "bản kế hoạch" dành cho Ukraine mà tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đưa ra.
Bản kế hoạch được đưa ra bởi chủ tịch của OSCE Didier Burkhalter từ trước đó, miêu tả chi tiết những bước đi cần thiết nhằm xuống thang tình hình ở Ukraine bao gồm giảm những hành động bạo lực, hạ vũ khí cũng như triển khai đối thoại quốc gia và bầu cử. Nó cũng đặt ra kế hoạch cho hàng loạt những hội nghị bàn tròn dưới sự chỉ dẫn của OSCE, nhằm mang các bên xung đột đến bàn đối thoại.
Tổng thống Putin đã lên tiếng ủng hộ bản kế hoạch này trong cuộc gặp với ông Burkhalter vào thứ 4 (7/5).
Vào 12/5, ông Burkhalter đã phát biểu rằng, không có lí do gì để tổ chức một cuộc hội nghị Geneve lần 2 về vấn đề Ukraine, trừ khi "tình hình chyển sang giai đoạn tiếp theo".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng khẳng định vào hôm 12/5 rằng, Nga không có kế hoạch tham dự một cuộc họp 4 bên mới vì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Tuy nhiên, ngoại trưởng các nước EU lại khăng khăng đòi tổ chức một cuộc gặp cấo bộ trưởng ở Geneve, nhằm giải quyết tình hình đang leo thang ở Ukraine.
Vòng đàm phán đầu tiên ở Geneve diễn ra vào 17/4. Các nhà ngoại giao của 4 bên liên quan là Mỹ, Nga, EU và Ukraine đã đồng ý về những thoả thuận nhằm hối thúc các lực lượng đối lập ngừng các hành động bạo lực, kích động và cực đoan để tiến đến hạ vũ khí và đối thoại đa phương.
Theo ANTD
Hai thế lực đối địch tại Nam Sudan ký kết thỏa thuận hòa bình Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và lãnh đạo phiến quân Riek Machar đã đồng ý kí kết một thỏa thuận hòa bình sau cuộc xung đột kéo dài 5 tháng. Thỏa thuận này kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức và chuẩn bị thành lập một chính phủ lâm thời trước khi soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu...