Donbass vẫn giữ giấc mơ Nga dù tôn trọng Minsk
Các đại diện của Donetsk và Lugansk tuyên bố họ vẫn mong ngóng được sáp nhập vào với nước Nga như Crimea
Phát biểu ngày 10/6, các đại diện thường trực Denis Pushilin của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Vladislav Deinevo của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng tuyên bố DPR và LPR coi phương án sáp nhập vào Nga là lý tưởng nhưng chính quyền của họ vẫn tôn trọng các điều kiện trong thỏa thuận Minsk, theo đó xác định quy chế của các nước cộng hòa tự xưng này.
Tuyên bố chung của DPR và LPR khẳng định đương nhiên họ xem bán đảo Crimea như một phần của Nga.
Thông cáo viết: “Đương nhiên, DPR và LPR xem Crimea như là một phần của Nga. Hơn nữa, các nước cộng hòa chúng tôi về ý tưởng muốn gia nhập Liên bang Nga.” DPR và LDP cũng giải thích tình hình ngày 9/6 khi họ công bố đề xuất về dự thảo Hiến pháp sửa đổi của Ukraine mà Crimea là một phần của nước này.
Người dân Donetsk tuần hành ủng hộ quan điểm của Nga và đả kích chính quyền Kiev
Các chính quyền DPR và LPR cho rằng cần xác định quy chế vùng Donbass thông qua việc sửa đổi Hiến pháp và Hiến pháp hiện hành của Ukraine có chương về Crimea.
Video đang HOT
Thông cáo chung viết: “Nội dung đề xuất của chúng tôi nhằm xác định các quyền đặc biệt của DPR và LPR, chứ không phải các cụm từ cụ thể trong luật hiện hành của Ukraine, mà chúng tôi không công nhận.”
Trong một diễn biến liên quan về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và số phận của thỏa thuận Minsk, cũng trong ngày 10/6, Thứ trưởng Ngoại giao bốn nước Đức, Pháp, Ukraine, Nga đã có cuộc họp kín tại Paris.
Trước đó, ngày 25/5, bốn thứ trưởng ngoại giao của Bộ tứ này cũng đã nhóm họp. Nội dung không được công bố cụ thể, tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã cho rằng đã có một cuộc đàm phán, thỏa thuận giữa các bên, mà cụ thể là phương Tây và Nga.
Tuy nhiên, căn cứ vào các thông tin từ mỗi bên đưa ra, thì chưa có bất kỳ thỏa thuận nào được thông qua. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin tuyên bố Moscow thất vọng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán Minsk vốn không đem lại kết quả đáng kể, chủ yếu do quan điểm của Kiev.
Thứ trưởng Karasin nói: “Cho đến nay, tất cả những gì xảy ra ở Minsk, đem lại cảm giác thất vọng. Về cơ bản, điều này do hành động chính trị của Kiev, theo đó, một mặt họ cam kết thực thi các Thỏa thuận Minsk, mặt khác, trên thực tế, họ thực sự ngăn cản thực thi các thỏa thuận này”.
Việt Dũng (Tổng hợp VN , ĐVO)
Theo_Báo Đất Việt
Ai đang vi phạm thỏa thuận hòa bình ở Ukraine?
Ngày 16/2 được dự kiến là một ngày quan trọng trong thỏa thuận ngừng bắn - khi cả hai bên - quân đội chính phủ Ukraine và quân nổi dậy đòi độc lập ở Donetsk và Lugansk có nghĩa vụ phải thu hồi vũ khí hạng nặng. Nhưng cho đến thời điểm này, không phải mọi chuyện đã diễn ra như dự kiến - thỏa thuận Minsk chưa ráo mực đã có nguy cơ bị đổ bể.
Xe tăng quân chính phủ Ukraine
Cần lưu ý rằng, một trong 2 điểm quan trọng đầu tiên của thỏa thuận Minsk gồm 13 điểm là trong vòng 2 tuần, kể từ ngày 16/2, cả 2 bên xung đột phải rút pháo tự hành để tạo ra vùng đệm 50 km, tên lửa nhiều nòng Grad cần rút cách 70 km và các hệ thống tên lửa sức công phá lớn hơn - Smerch, Tornado và tên lửa đạn đạo Tochka-U là 140km.
Theo ghi nhận của phóng viên kênh truyền hình LifeNews (Nga) tại hiện trường, các đoàn xe pháo và thiết bị định vị cối của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng sáng 16/2 đã bắt đầu rời giới tuyến phòng thủ đầu tiên ở thị trấn chiến lược Debaltsevo. Tuy nhiên, chưa thấy dấu hiệu tương tự từ phía quân chính phủ Ukraine.
Ngược lại, theo dân quân và người dân địa phương, quân đội Ukraine tiếp tục hành động khiêu khích. Kiev đã tung thêm xe tăng yểm trợ cho hàng nghìn quân tiến đánh Vuhlehirsk - một thị trấn nhỏ cách Debaltsevo 10 km vốn do phe ly khai kiểm soát từ hồi đầu tháng 2.
Một phóng viên Reuters gần nơi chiến sự cũng cho biết có thể nhìn thấy ít nhất 6 xe tăng và xe bọc thép trong khu rừng gần đó. Số xe tăng mà Kiev tăng cường để "xé rào" vào vùng hỏa tuyến gần Debaltsevo có thể lên tới 36 chiếc.
Sở dĩ Kiev muốn chiếm Vuhlehirsk vì nhằm tạo hành lang cho việc giải phóng thị trấn chiến lược Debaltsevo. Bởi nếu để phe ly khai kiểm soát được hoàn toàn Debaltsevo, họ sẽ kiểm soát luôn một huyết mạch giao thông khiến Kiev bị tê liệt an ninh năng lượng và là cú đấm mạnh vào nền kinh tế mong manh.
Bên cạnh đó, phía Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng cũng tố cáo, ngày 16/2, lực lượng an ninh Ukraine đã kéo pháo tự hành, tên lửa Grad và Uragan tới một số điểm dân cư trên lãnh thổ DPR. Bộ Quốc phòng DPR cho rằng Kiev muốn khai hỏa và khiêu khích, sau đó đổ lỗi cho DPR vi phạm thỏa thuận hòa bình Minsk.
Về phía Ukraine, ông Andriy Lysenko - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này đã tố cáo có ít nhất 129 trường hợp vi phạm thỏa thuận Minsk từ phía phe ly khai kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngày 15/2. Trong một cuộc chiến đấu giữa quân chính phủ và phe ly khai tại thị trấn Shyrokine, gần thành phố cảng Mariupol, đã có 5 binh sỹ chính phủ Ukraine thiệt mạng và 25 người khác bị thương.
Một người phát ngôn khác của quân đội Ukraine, ông Dmytro Chalov, cho biết, quân đội chính phủ vẫn có kế hoạch kéo vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến, nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi tình hình yên tĩnh.
Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko từng cảnh báo rằng nếu phe ly khai không tuân thủ lệnh ngừng bắn, ông sẽ áp đặt thiết quân luật trên toàn Ukraine.
Theo Linh Phương (tổng hợp)
PetroTimes
Phe ly khai tuyên bố quân đội Ukraine rút khỏi sân bay Donetsk Một quan chức cấp cao của Cộng hòa Donetsk tự xưng tuyên bố quân đội Ukraine đã bắt đầu rút khỏi sân bay Donetsk. Ông Denis Pushilin, người đại diện cho Cộng hòa Donetsk tự xưng tại cuộc đàm phán hòa bình ở Minsk, hôm qua cho biết: "Quân Ukraine đang rời khỏi khu vực sân bay Donetsk, lực lượng của chúng tôi...