Donbass nhận khí đốt, dùng đồng Ruble Nga: Lời tạm biệt Kiev?
Khi Donbass có chính quyền và quân đội riêng, với nhiều cơ sở công nghiệp, độc lập về năng lượng và tài chính, phải chăng ngày tạm biệt Kiev đã đến?
Donbass nhận cung cấp khi đốt riêng biệt với Kiev
Mới đây, vào ngày 19-2, các quan chức lãnh đạo của Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) đã lên tiếng xác nhận thông tin về việc cung cấp khí đốt từ Nga. Đây là cú đòn mạnh giáng vào Kiev, thể hiện rằng Donbass đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào chính quyền trung ương.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân DPR Andrei Purgin cho biết rằng sau khi Kiev cắt nguồn cung cấp khí gas đến Donbass, khu vực ly khai này hiện đang sử dụng nguồn khí đốt dự trữ và đang triển khai công tác tham vấn về việc cung cấp khí đốt từ Nga.
Ông Andrei Purgin nói: “Ukraine đã chặn hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho DPR. Hiện tại chúng tôi đang sử dụng nguồn dự trữ khí đốt nội bộ của mình và cố gắng tìm cách thoát khỏi tình trạng này. Các tham vấn về cung cấp khí đốt từ phía Moscow đang được tiến hành”.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti cho biết, đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo DPR xác định thông tin về việc đề nghị Nga cung cấp khí đốt riêng biệt với Kiev, nhằm dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào chính quyền Kiev mà 2 nước công hòa Donbass coi là không hợp Hiến.
Tháng 11-2014, Ukraine đã ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực đông nam nước này, sau khi Thủ tướng Yatsenyuk trình lên Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine và Tổng thống Poroshenko bản đề xuất xét lại việc cung cấp năng lượng cho vùng lãnh thổ Donbass, hiện không do Kiev kiểm soát.
Ông Thủ tướng này giải thích trong một cuộc họp bàn về năng lượng là Ukraine không nhận được “hàng trăm triệu” USD tiền bán khí đốt cho khu vực hiện do lực lượng ly khai của Nhà nước Liên bang Novorossiya, bao gồm Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk kiểm soát.
Có lãnh thổ và chính quyền riêng, lực lượng vũ trang riêng, khí đốt riêng, tiền tệ riêng…, Donbass đã chính thức nói lời tạm biệt Kiev?
Vào ngày 31-10-2014, Phó giám đốc Naftogaz Ukraine là Sergei Perelom thông báo, trong tháng 10 hãng thất thu 700 triệu grivna (54 triệu USD) và trong cả mùa sưởi ấm, thiệt hại này có thể vào sẽ khoảng 6-7 tỷ grivna (460-540 triệu USD).
Ông Perelom cũng tuyên bố rằng Naftogaz Ukraine có mọi điều kiện kỹ thuật để ngừng việc cung cấp khí. Tuy nhiên, trên thực tế Kiev không thể làm được điều này do khu vực Lugansk có những đầu mối đường ống dẫn khí của Nga vào Ukraine, mà khu vực này không do quân đội Ukraine kiểm soát.
Ngoài ra, các quan chức của chính quyền Nhà nước Liên bang Novorossiya cũng đã trù liệu vấn đề này từ rất lâu trước đây. Ngay từ đầu tháng 9 năm 2014, Liên bang Novorossia đã tiến hành đàm phán với Nga về việc cung cấp khí đốt riêng biệt với Kiev cho Donetsk và Lugansk.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia DPR Leonid Baranov cho biết, các quan chức của DPR đã có mặt ở Moscow ngay từ tháng 9-2014 để bàn bạc các vấn đề về khả năng cung cấp khí đốt của Nga cho Donbass, độc lập với Ukraine, khiến Kiev không còn gì để gây sức ép với Donbass.
Ông này nhấn mạnh là DPR và LPR (Cộng hòa Nhân dân Donetsk – Donetsk People’s Republic và Cộng hòa Nhân dân Lugansk – Lugansk People’s Republic) có tuyến đường ống riêng và sẽ được Nga bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt, không còn phụ thuộc vào chính quyền trung ương Kiev.
Ông còn cho biết, hệ thống đường ống dẫn khí đi vào khu vực Lugansk và Donetsk được xây dựng riêng biệt, 2 tỉnh thuộc vùng Donbass là hai khu vực duy nhất trên toàn đất nước Ukraine hoàn toàn không phụ thuộc vào sự điều phối và cung cấp khí đốt chung của chính phủ.
Video đang HOT
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã cắt khí đốt của Donbass
Những chuyến hàng viện trợ lương thực, quần áo, chăn màn, thuộc men… là một hành động nhân đạo đói với bất cứ khu vực chiến sự nào. Nếu Nga cấp khí đốt riêng, có nghĩa là điện Kremlin đã giúp Donbass loại bỏ bớt yếu tố giúp Ukraine có thể chi phối đến vùng lãnh thổ ly khai này.
Giờ tạm biệt Kiev của Donbass đã điểm?
Trong một diễn biến mới nhất vào cuối ngày 20-2, Nga đã chính thức xác nhận họ đã bắt đầu cung cấp khi đốt riêng cho 2 nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR mà không cần thông qua kênh phân phối của Ukraine. Thông tin này được đích thân lãnh đạo Gazprom xác nhận.
Ông Alexei Miller – người đứng đầu Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga tuyên bố, Nga đã bắt đầu cung cấp khí đốt cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, sau khi nhận được đề nghị của lãnh đạo DPR và LPR về việc cung cấp nhiên liệu, bởi khu vực này hiện đang bị Kiev cắt khí đốt.
Ông Miller cũng nói rõ rằng, khí đốt sẽ được cung cấp qua 2 trạm trung chuyển Prokhorovka và Platovo với khối lượng là 12 triệu mét khối mỗi ngày. Trạm Prokhorovka nằm trên biên giới Nga-Ukraine ở khu vực Lugansk, còn Platovo thuộc phần biên giới Donetsk.
Điểm đặc biệt là tuy Gazprom thể hiện sự ngoại giao khi tuyên bố là cung cấp khí đốt cho Donbass theo tinh thần của những hợp đồng đã ký với Naftogas Ukraine nhưng cả 2 trạm này đều nằm trong khu vực biên giới do phe ly khai kiểm soát và độc lập với hệ thống cung cấp cho Ukraine.
Ngày 20-2 vừa qua, Moscow cũng đã đưa ra tuyên bố là song song với việc viện trợ nhân đạo hiện đang tiến hành, Nga cũng sẽ giúp khôi phục lại Donbass, nếu hòa bình được lập lại ở vùng lãnh thổ này – Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Sergey Naryshkin tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 20-2.
Cung cấp khí đốt cho Donbass, phải chăng Nga đã thừa nhận vùng lãnh thổ này tách rời Kiev?
“Tôi tin rằng Nga sẽ không đứng một bên và tất nhiên là chúng tôi sẽ giúp khôi phục lại Donbass, nhưng đây là nhiệm vụ lớn chung của cả Nga và Ukraine. Hy vọng rằng, các đối tác châu Âu của chúng tôi sẽ tham gia điều này”- ông Sergey Naryshkin nói.
Trước đây, vào tháng 11-2014, Kiev đã đóng băng khoản hỗ trợ của nhà nước 2,6 tỷ USD, được chi qua Ngân hàng trung ương, cho các khu vực hiện nằm trong tay lực lượng ly khai. Đồng thời, chính quyền Ukraine đã cắt lương hành chính, lương hưu và trợ cấp tàn tật, ngừng trả tiền thanh toán công thợ mỏ để bù tiền khí đốt.
Động thái quyết định ngừng cấp ngân sách cho khu vực này, rút các cơ quan chính quyền địa phương ra khỏi Donetsk và Lugansk còn mang tính chất nghiêm trọng hơn cả việc ngừng cấp khí đốt và thực trạng kinh tế tồi tệ ở Donbass, bởi nó chính thức coi DPR và LPR không còn thuộc quyền quản lý hành chính của Kiev.
Một quan chức lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Dennis Pushilin đã tuyên bố, khu vực này đã chuẩn bị những biện pháp đáp trả chính quyền Kiev sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ký sắc lệnh yêu cầu ngừng cung cấp tài chính đối với khu vực Donbass.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời ông Pushilin cho biết, rất có thể Donetsk sẽ nhanh chóng cho lưu hành đồng ruble (rúp) Nga tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng để làm phương tiện thanh toán, xây dựng hệ thống tài chính độc lập, bình ổn cuộc sống của nhân dân ở khu vực này.
Với hành động cung cấp khí đốt cho Donbass, độc lập với hệ thống của Ukraine, phải chăng, Nga đã chính thức công nhận “Liên bang thống nhất Novorossyia”, bao gồm 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk là một chính thể riêng biệt với chính quyền trung ương ở Kiev?
Còn đối với phe ly khai, có chính quyền riêng, lãnh đạo vùng đất bao gồm 2 tỉnh miền đông với nhiều cơ sở công nghiệp, có quân đội riêng, độc lập về năng lượng (khí đốt, than đá), lưu hành thêm đồng ruble Nga để làm cơ sở xây dựng hệ thống tài chính và tiền tệ, phải chăng ngày tạm biệt Kiev của Donbass đã đến?
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Điều gì xảy ra khi Kiev-Donbass vi phạm thỏa thuận ngừng bắn?
Tình hình tại miền đông Ukraine trong ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, vẫn tiếp tục căng thẳng tại một số địa điểm ở khu vực Lugansk và Donetsk.
Phe ly khai cảnh báo sẵn sàng đáp trả
Theo thỏa thuận đạt được hôm 12-2 tại cuộc hội đàm của "Bộ tứ Normandy", gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine, thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine sẽ có hiệu lực từ 0:00 ngày 15-2-2015 (4:00 ngày 16-2 giờ Hà Nội).
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm? Việc các nước tham gia đàm phán đạt được tiếng nói chung bước đầu được coi là một thành công. Tuy nhiên, để thực hiện thỏa thuận này lại là một vấn đề nan giải.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, đã có những quan ngại về vấn đề thực thi, vì về bản chất nó không khác mấy so với thỏa thuận Minsk lần 1 (tháng 9-2014), vốn đã nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau đó.
Trước những nguy cơ thỏa thuận bị vi phạm, các bên đều đã có những tuyên bố cứng rắn về vấn đề này.
Ngày 14-2, ngay trước thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vài giờ, đại diện nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Denis Pushilin tuyên bố rằng, các lực lượng ly khai Donbass có những đảm bảo từ các nhà lãnh đạo châu Âu liên quan đến Ukraine và sẽ chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh, lực lượng ly khai đang hành động theo những thỏa thuận mình đã ký ở Minsk, nhưng cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu Kiev không tuân thủ thỏa thuận Minsk mới về hòa giải tại Ukraine.
"Nếu thỏa thuận Minsk không được thực hiện, thì khi đó kế hoạch hành động sẽ được thay đổi ngay lập tức" - ông Pushilin nói.
Còn đại diện lực lượng quân sự Cộng hòa Nhân dân Donesk Eduard Basurin tuyên bố rằng, lực lượng đòi độc lập sẽ tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn và sẽ chỉ đáp trả nếu bị khiêu khích. Ông cũng khẳng định sẽ không tấn công binh lính Ukraine bị bao vây tại thành phố Debaltsevo, nhưng sẽ không để cho họ ra khỏi đó.
Cùng ngày, người đứng đầu nghị viện LPR Aleksei Karjakin cho biết lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến.
Ông nêu rõ: "Chúng tôi đã rút pháo binh hạng nặng. Chúng tôi làm tất cả các bước để kết thúc cuộc chiến".
Thỏa thuận ngừng bắn ỏ Ukraine có nguy cơ bị phá vỡ
Bước sang ngày 15-2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Eduard Basurin tố cáo các lực lượng an ninh Ukraine vào lúc 2 giờ sáng (giờ địa phương) đã khai hỏa tấn công các cứ điểm của DPR và nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng.
Trả lời báo giới, ông Eduard Basurin tuyên bố: "Lúc 2 giờ sáng, các lực lượng vũ trang Ukraine đã nã đạn cối và đạn pháo vào nhiều cứ điểm của DPR và LPR". Lực lượng Kiev cũng đã pháo kích tại trung tâm Donetsk, thành trì của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã làm 1 người đàn ông và 1 phụ nữ thiệt mạng.
Trong khi đó, người đứng đầu DPR Zakharchenko kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn về hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của quân đội Ukraine. Ông nói rằng, quân chính phủ đã nã pháo vào trung tâm thành phố, các quả đạn pháo cũng rơi gần nơi ở của mình.
Kiev đe dọa thiết quân luật trên toàn quốc
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận Minsk không được tuân thủ nghiêm túc, hòa bình không được đem lại cho người dân Ukraine thì ông sẽ công bố tình trạng thiết quân luật, không chỉ ở Donetsk và Lugansk, mà còn trên phạm vi toàn bộ đất nước.
"Tôi đã cảnh báo tại một cuộc họp nội các Ukraine trước hội nghị Minsk rằng, nếu không có hòa bình, chúng tôi sẽ phải đưa ra một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết về việc áp dụng tình trạng thiết quân luật", ông Poroshenko tuyên bố tại một buổi lễ bàn giao trang tiết bị quân sự cho lực lượng biên phòng Ukraine ở Kiev.
Theo một tuyên bố của quân đội Ukraine, lực lượng ly khai vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền Đông nước này trong ngày 14-2, đồng thời thông báo trong 24 giờ đồng hồ qua đã xảy ra 120 cuộc tấn công riêng rẽ của các tay súng DPR và LPR vào các vị trí của quân chính phủ.
Phe ly khai tố quân đội Ukraine phá thỏa thuận ngừng bắn
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, người phát ngôn quân đội Ukraine Anatoly Stelmakh nhấn mạnh "tình hình vẫn chưa tạm lắng, hơn nữa phe ly khai tiếp tục tấn công Debaltseve," một đầu mối giao thông chiến lược ở phía đông bắc thành phố Donetsk - một điểm nóng giao tranh dữ dội nhất trong vài tuần qua.
Tổng thống Ukraine tuyeenb bố, sau khi phân tích dự thảo thiết quân luật, ông sẽ giới thiệu lên Quốc hội những sửa đổi đối với dự thảo này để cho phép phòng thủ đất nước hiệu quả hơn, trong trường hợp hòa bình không được thiết lập tại nước này.
"Trước hết, Ukraine sẽ dựa vào chính mình và sẽ hợp tác hành động với những quốc gia đối tác và bạn bè", ông tuyên bố.
Ngoài ra, ông Poroshenko còn cảnh báo rằng nếu thỏa thuận ngừng bắn không được thực hiện theo đúng thời gian vào 0h00 ngày 15-2 giờ địa phương, thì chính quyền Kiev sẽ yêu cần Hội đồng châu Âu triệu tập một cuộc họp bất thường để bàn về vấn đề này và có những biện pháp đối phó.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin hôm 14-2 cũng tuyên bố trên kênh truyền hình Rossyia 1 rằng các trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn mới tại Ukraine sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Ông Karasin nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận hòa bình mà "Bộ tứ Normandy" vừa đạt được tại Minsk hôm 12-2 vừa qua, các bên xung đột tại miền đông Ukraine phải ngừng bắn từ 0h00 ngày 15-2, sau đó là rút vũ khí hạng nặng ngay trong ngày thứ hai sau ngừng bắn. Nếu bên nào bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Theo thỏa thuận, quân đội Ukraine sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến hiện nay giữa hai bên, trong khi lực lượng đòi độc lập rút vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới theo thỏa thuận Minsk ngày 19-9 năm ngoái, tức lùi lại nhiều hơn về lãnh thổ của mình so với giới tuyến hiện tại mà họ đang chiếm giữ.
Theo Hùng Mạnh
Đất Việt
Thỏa thuận hòa bình Ukraine: Mong manh như đèn trước bão Sau 16 giờ đàm phán căng thẳng, cuối cùng nhóm "Bộ tứ Normandie" cũng đã ký được một thỏa thuận hòa bình toàn diện cho Ukraine, trong đó việc ngừng bắn ở miền Đông. Tuy nhiên, với những mâu thuẫn cốt lõi giữa các bên, tương lai của văn kiện này chẳng khác gì ngọn đèn trước bão. Lãnh đạo 4 nước đàm...