Donald Trump viết gì trong thư gửi Tập Cận Bình?
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có động thái phá băng quan hệ với Trung Quốc khi viết thư gửi nhà lãnh đạo nước này, Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong thư, ông Trump bày tỏ hy vọng về “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa viết một bức thư gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong một tuyên bố nói về nội dung bức thư ông Trump gửi cho ông Tập, Nhà Trắng ngày 9.2 tiết lộ, tân tổng thống Mỹ đã cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc vì đã gửi lời chúc mừng trong sự kiện ông chính thức nhậm chức hồi tháng trước.
Trước đó, ông Tập cũng là một trong những lãnh đạo đầu tiên chúc mừng tỷ phú Trump khi ông giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.
Trong thư, ông chủ Nhà Trắng đồng thời nhấn mạnh rằng, Washington muốn phát triển một “mối quan hệ mang tính xây dựng” với Bắc Kinh đồng thời chúc Trung Quốc phát triển thịnh vượng trong năm Đinh Dậu.
“Tổng thống Trump khẳng định mong muốn cùng với Chủ tịch Tập nỗ lực phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng, đem lại lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cho hay.
Video đang HOT
Trong thư gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump bày tỏ hy vọng về “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc.
Bức thư này là động thái liên lạc trực tiếp đầu tiên giưa ông Trump với ông Tập kể từ khi tân Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20.1. Trước đó, ông Trump chưa hề gọi điện cho ông Tập dù đã điện đàm với lãnh đạo hơn 10 quốc gia.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có bình luận nào về bức thư trên. Tuần trước, Bộ này cho biết hai nước vẫn duy trì “liên lạc chặt chẽ” với hy vọng tái thiết quan hệ song phương. Liên lạc này do Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì dẫn đầu.
Ông Dương nói với Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, rằng Bắc Kinh hy vọng có thể phối hợp với Washington để quản lý và kiểm soát các tranh chấp, vấn đề nhạy cảm.
Giới chuyên gia bình luận, việc ông Trump gửi thư cho ông Tập dường như là nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã nhiều lần “chĩa mũi dùi” vào Trung Quốc và cam kết sẽ thực hiện chính sách “bàn tay sắt” với nước này.
Sau khi thắng trong cuộc bầu cử ngày 8.11 năm ngoái, ông Trump khiến Bắc Kinh giận dữ khi nhiều lần lên mạng xã hội Twitter đặt câu hỏi về chính sách “một Trung Quốc” trong vấn đề Đài Loan và chỉ trích Bắc Kinh không cứng rắn hơn với Triều Tiên. Hồi tháng 11 năm ngoái, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đắc cử đầu tiên điện đàm với một lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979
Tuần trước, ông Trump một lần nữa cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ nhằm giành lợi thế thương mại. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thời gian qua liên tục cảnh báo nước này sẽ có biện pháp trả đũa xứng đáng nếu nước Mỹ thời Trump châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Theo Danviet
Hé lộ 3 cách hủy bỏ sắc lệnh chống nhập cảnh của Trump
Trước cuộc chiến pháp lý xung quanh sắc lệnh của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump về cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước Hồi giáo, các chuyên gia đề cập 3 cách có thể hủy bỏ một sắc lệnh tổng thống.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bão với sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước Hồi giáo. Ảnh: AP.
Thứ nhất, Tổng thống có thể hủy bỏ, sửa đổi hoặc thay thế bất kỳ sắc lệnh nào. Các tổng thống Mỹ thường "xóa sổ" sắc lệnh của người tiền nhiệm, nhưng họ hiếm khi rút lại hoặc sửa đổi sắc lệnh của chính họ.
"Việc thừa nhận bạn đã phạm một sai lầm lớn như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng về mặt chính trị", ôngAlvin Tillery, phó giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Northwestern (Mỹ), nhận xét.
Nhiều chuyên gia cho rằng, rất ít khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sửa đổi hoặc hủy bỏ sắc lệnh tạm thời cấm nhập cảnh của mình. Theo họ, việc Tổng thống Trump rút lại sắc lệnh của mình sẽ giống như thêm dầu vào ngọn lửa đang chỉ trích, biểu tình phản đối ông.
Thứ hai, Quốc hội có thể hủy bỏ, sửa đổi hoặc thay thế một sắc lệnh nếu tổng thống hành động theo thẩm quyền mà Quốc hội trao cho. Nhưng nếu Quốc hội thay đổi sắc lệnh mà tổng thống không đồng ý thì phải dùng đến quyền phủ quyết tổng thống. Chỉ khi đạt được 2/3 số phiếu trong cả Hạ viện và Nghị viện thì mới có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ sắc lệnh.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 cho thấy, Quốc hội Mỹ chỉ sửa đổi khoảng 4% các sắc lệnh. Mà khi thay đổi, Quốc hội thường củng cố các sắc lệnh đó, như quyết định việc cung cấp tài chính thực hiện sắc lệnh, ông William Howell, giáo sư chính trị Mỹ ở Đại học Chicago, cho biết.
Thứ ba, tòa án có thể tuyên bố sắc lệnh là trái luật hoặc vi hiến. Tòa án các cấp thường không đi ngược lại hành động của tổng thống. Giáo sư William Howell đã nghiên cứu tất cả trường hợp tòa án xử lý sắc lệnh trong giai đoạn 1945-1998. Theo đó, trong 83% trường hợp, tòa án ra phán quyết có nội dung ủng hộ tổng thống.
Nếu nhận thấy một sắc lệnh vượt quá quyền hạn của tổng thống, tòa án có thể ngăn việc thực hiện sắc lệnh đó. Nếu phán quyết của tòa trái với mong muốn của tổng thống, tổng thống có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cao để tòa này ra quyết định cuối cùng.
Vì sao thẩm phán liên bang có thể ngăn sắc lệnh tổng thống?
Một thẩm phán liên bang có quyền ngăn cản, hạn chế, hoặc trì hoãn việc thực hiện một sắc lệnh nếu nó vi hiến hoặc vi phạm luật hiện hành. Quyền này là cần thiết để duy trì một một chính phủ được Hiến pháp dẫn đường, một nhà nước pháp quyền, một nhà nước do dân, của dân và vì dân, một xã hội dân sự có khả năng cải thiện và tiến bộ.
Để quyền lực không tập trung quá mức cho chính phủ, để đảm bảo tự do và bình đẳng, ở nhiều nước, người ta phân chia quyền lực của nhà nước cho nhiều cơ quan khác nhau, tạo ra sự giám sát, đối trọng quyền lực lẫn nhau.
Theo mô hình tam quyền phân lập, ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Ở Mỹ, tổng thống nắm quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp (Quốc hội, gồm Hạ viện và Thượng viện), cũng như với cơ quan tư pháp (tòa án các cấp).
Tổng thống, phó tổng thống và các quan chức dân sự của Mỹ sẽ bị cách chức khi bị kết tội phản quốc, nhận hối lộ hoặc các tội nghiêm trọng khác.
Theo Thái An (Tiền Phong)
Hơn 10 ngày kịch tính của Donald Trump Chỉ trong hơn 10 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến không chỉ người dân nước này mà cả thế giới liên tục choáng váng. Từ TPP tới tường ngăn Mexico Mặc dù đã biết rõ Mỹ cuối cùng cũng sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song việc chính phủ của ông...