Donald Trump tuyên bố ‘cạch mặt’ thủ tướng Anh
Donald Trump nói nếu đắc cử tổng thống, mối quan hệ giữa ông với thủ tướng Anh sẽ không mấy tốt đẹp do liên quan đến sự chỉ trích mà nhà lãnh đạo này dành cho ông.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh David Cameron năm ngoái phát biểu trước quốc hội rằng Donald Trump “gây chia rẽ, ngu ngốc và sai lầm” khi kêu gọi tạm thời cấm người Hồi giáo vào Mỹ. Theo Thủ tướng Cameron khi đó, nếu Trump đến Anh thì ông sẽ đoàn kết cả nước lại phản đối tỷ phú này.
“Xem ra chúng tôi có mối quan hệ không được tốt cho lắm, ai biết được. Tôi hy vọng có mối quan hệ tốt với ông ấy nhưng hình như ông ấy không muốn giải quyết rắc rối”, tỷ phú Trump, ứng viên tổng thống Mỹ đang dẫn đầu phía đảng Cộng hòa, trả lời phỏng vấn với kênh ITV ngày 13/5. Chương trình dự kiến phát sóng hôm nay.
Video đang HOT
Thủ tướng Cameron hồi đầu tháng tuyên bố sẽ không xin lỗi Trump vì gọi ông là “ngu ngốc”.
“Thứ nhất, tôi không ngốc. Thứ hai, về gây chia rẽ: tôi không nghĩ mình là người gây chia rẽ. Tôi là một người giúp thống nhất, khác với tổng thống Mỹ hiện tại”, Trump cho biết thêm.
Khi được hỏi về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Anh, ông Trump cho biết EU là một tổ chức “rất rất quan liêu” và Anh “cần EU để làm gì?”. Ông nói việc này nên để người dân Anh tự quyết định.
Như Tâm
Theo VNE
Cựu thị trưởng Anh: EU hành xử như Hitler
Ông Boris Johnson, cựu thị trưởng London và là người đứng đầu cuộc vận động đòi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nói tổ chức này đang đi trên con đường của nhà độc tài Adolf Hitler trước đây, theo Reuters.
Ông Boris Johnson tố EU đang đi theo con đường độc tài của HitlerREUTERS
Nước Anh vẫn đang tranh cãi về chuyện rời hay không rời khỏi EU. Ông Boris Johnson là người dẫn đầu phong trào "Out", chỉ trích EU thiếu dân chủ khi muốn tạo ra một "siêu nhà nước" gồm nhiều thành viên.
"Napoleon, Hitler, rất nhiều người khác đã cố gắng và đều kết thúc bi thảm. EUđang nỗ lực làm điều này bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng không hề dựa trên sự tín nhiệm đối với các ý tưởng ở châu Âu. Không hề có thứ quyền hạn nào khiến người ta tôn trọng hay thấu hiểu, tất cả chỉ tạo ra khoảng trống của sự dân chủ", Reuters ngày 15.5 dẫn lời ông Boris Johnson nói với tờSunday Telegraph.
Ông Johnson từng là thị trưởng của thành phố London trước lúc mất vị trí vào tay Sadiq Khan, người Hồi giáo đầu tiên làm thị trưởng thủ đô nước Anh.
Hiện tại nước Anh sắp bước vào cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6, quyết định xem có ở lại hay rời khỏi EU. Ông Johnson là người đứng đầu phong trào kêu gọi Anh rời EU, và cũng đang là ứng viên sáng giá kế nhiệm Thủ tướng David Cameron. Phe của Johnson cho rằng EU là một gánh nặng vì nước Anh phải chịu các quy định chia sẻ vấn đề người tị nạn, đóng góp vào quỹ của EU nhiều hơn các nước khác...
Ngược lại, ông Cameron là người ủng hộ việc ở lại EU, cho rằng việc là thành viên của Liên minh châu Âu sẽ giúp Anh an toàn hơn, nhiều ảnh hưởng hơn và thịnh vượng hơn. Mặc dù vậy, Reuters dẫn một kết quả khảo sát cho thấy ông Johnson được nhiều người tin tưởng rằng sẽ "nói thật" về vấn đề EU hơn ông Cameron.
Trong cuộc phỏng vấn với Sunday Telegraph nêu trên, ông Johnson khẳng định muốn đưa nước Anh trở lại làm "người hùng của châu Âu", một cách nói có từ thời cựu thủ tướng Winston Churchill. Bên cạnh đó, ông Johnson cũng cáo buộc sự chia rẽ trong nội bộ EU đang góp phần khiến nước Đức gia tăng quyền lực trong khối, "chiếm lĩnh" nền kinh tế của Ý và "hủy hoại" Hy Lạp.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hồ sơ Panama phủ bóng hội nghị chống tham nhũng Hơn 40 quốc gia ra tuyên bố thể hiện ý chí chống tham nhũng và nhiều nước nhất trí quy định về đăng ký công khai chủ thật sự của những công ty bình phong. Các đại biểu cấp cao phát biểu tại hội nghị chống tham nhũng ở London. REUTERS Đó là những kết quả nổi bật của Hội nghị cấp cao...