Donald Trump Tập Cận Bình điện thoại “vô cùng thân mật”
Việc Trump khẳng định chính sách “một Trung Quốc” có thể sẽ giải tỏa một nguồn căng thẳng chính trong quan hệ Mỹ-Trung…
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong cuộc điện đàm đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Donald Trump tái khẳng định lập trường bấy lâu của Mỹ về ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”.
“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận một số chủ đề và Tổng thống Trump đã nhất trí – với đề nghị của Chủ tịch Tập – tôn trọng chính sách &’một Trung Quốc’”, hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ngày 9/2 của Nhà Trắng.
“Họ cũng ngỏ ý mời nhau đến thăm mỗi nước. Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đều mong muốn sẽ tiếp tục có những cuộc đối thoại đạt kết quả thành công”.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Tập Cận Bình nói với nhà lãnh đạo Mỹ rằng hai bên cần tăng cường hợp tác. Chủ tịch Trung Quốc nói Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường quan hệ với Mỹ về thương mại, đầu tư, công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Ông Tập cũng nói hai nước cần tăng liên lạc đổi về các vấn đề quân sự quốc tế và khu vực.
“Đối mặt với tình hình toàn cầu vô cùng phức tạp và các thách thức gia tăng, sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường hợp tác Trung-Mỹ càng trở nên lớn hơn”, CCTV dẫn lời ông Tập.
Việc ông Trump khẳng định ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” có thể sẽ giải tỏa một nguồn căng thẳng chính trong quan hệ ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Căng thẳng giữa hai cường quốc đã gia tăng sau khi ông Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và liên tục đặt câu hỏi về chính sách này sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Trump cũng đe dọa đánh thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, làm gia tăng nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chính sách “một Trung Quốc” công nhận Trung Quốc và Đài Loan cùng thuộc một quốc gia.
“Đây là bước đầu tiên hóa giải những bất ổn xung quanh quan hệ Trung-Mỹ, nhưng vẫn còn những vấn đề khác”, ông Mark Michelson, Chủ tịch Diễn đàn CEO châu Á ở Hồng Kông, một tổ chức kinh doanh gồm 300 Giám đốc điều hành (CEO) khu vực, nhận định. “Về thương mại thì sao? Liệu có lệnh trừng phạt không? Liệu Trung Quốc có bị Mỹ gọi là quốc gia thao túng tỷ giá hay không? Còn vấn đề biển Đông nữa?”
Bloomberg cho rằng ông Trump đang đối mặt với sức ép lớn phải có một hành động “mạnh tay” nào đó với Trung Quốc, bởi ông đã liên tục chỉ trích nước này khiến người Mỹ mất việc làm. Trước và sau khi trúng cử Tổng thống, vị tỷ phú bất động sản đã thề sẽ dán nhãn Trung Quốc là quốc gia thao túng tỷ giá, đâm đơn kiện Bắc Kinh về thương mại, và đánh thuế mạnh đối với hàng Trung Quốc nếu nước này không chấm dứt những hoạt động mà ông cho là hoạt động thương mại không bình đẳng.
Nhà Trắng miêu tả cuộc điện đàm diễn ra vào tối ngày 9/2 theo giờ Washington giữa ông Trump và ông Tập là “kéo dài” và “vô cùng thân mật”, nhưng không cung cấp thêm chi tiết về nội dung cuộc nói chuyện. Tuyên bố của Nhà Trắng nói hai nhà lãnh đạo hẹn sẽ gặp nhau sau để thảo thuận và đàm phán về “những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm”.
Cuộc điện đàm Trump-Tập diễn ra gần 3 tuần sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống và sau một loạt cuộc điện đàm và gặp gỡ giữa tân chủ nhân của Nhà Trắng với các nhà lãnh đạo quốc gia khác gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Cuộc điện đàm diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Trump viết thư cho ông Tập với nội dung mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai nước, cảm ơn ông Tập về bức điện chúc mừng ông nhân dịp nhậm chức, và chúc mừng Trung Quốc nhân dịp năm mới âm lịch.
Theo đánh giá của giới phân tích, Trung Quốc đã nỗ lực giữ thế “kiềm chế chiến lược” trong cách phản ứng với những phát ngôn của ông Trump và tránh đẩy căng thẳng leo thang.
Kể từ khi ông Trump trúng cử, ông Tập đã 2 lần gửi điện chúc mừng ông Trump. Ngoài ra, trước cuộc điện đàm ngày 9/2, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc điện đàm vào hôm 14/11, trong đó ông Tập nói hợp tác là “sự lựa chọn đúng đắn duy nhất” cho quan hệ Trung-Mỹ.
“Chiến lược thực dụng và kiềm chế của Trung Quốc đã phát huy tác dụng”, giáo sư Jia Qingguo thuộc Đại học Bắc Kinh nhận xét. “Việc ông Trump tái khẳng định về vấn đề quan trọng nhất đối với Trung Quốc cho thấy ông ấy vẫn là người mà Trung Quốc có thể hợp tác, sau một sự khởi đầu đầy gập ghềnh”.
Theo VnEconomy
Nguy cơ an ninh từ "ấn phẩm quyền lực" của Donald Trump
Ấn phẩm quyền lực nhất trên thế giới hiện nay, không gì khác, chính là tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Twitter của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump...
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Theo trang BuzzFeed, trong vòng 6 tuần nay, những dòng trạng thái (tweet) của ông Trump đã làm thị trường dịch chuyển, gây bất an xung quanh chính sách đối ngoại của chính quyền tương lai do vị tỷ phú bất động sản đứng đầu, và làm thay đổi tiêu điểm chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Ví dụ mới nhất là ngày 6/1, giá cổ phiếu của hãng xe Nhật Bản Toyota đã sụt giảm mạnh sau khi Trump có dòng tweet cảnh báo sẽ đánh thuế mạnh tay đối với xe Toyota sản xuất ở Mexico nhập khẩu vào Mỹ nếu hãng này xây nhà máy mới ở Mexico thay vì ở Mỹ.
BuzzFeed cho rằng với cương vị của Trump là chủ nhân mới của Nhà Trắng và mức độ ảnh hưởng lớn của những dòng tweet ông viết ra, tài khoản Twitter @realDonaldTrump của ông có thể trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với giới hacker.
Điều này đặc biệt đúng bởi một khối tài sản lớn có thể được tạo ra chỉ bằng một dòng tweet dài vỏn vẹn 140 chữ cái. Nếu một ai đó truy cập được vào tài khoản Twitter của Trump, họ có thể viết tweet tốt hoặc xấu tùy ý về một công ty nào đó, khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm mạnh theo. Một ứng dụng theo dõi diễn biến thị trường có tên Trigger đã thiết lập một cảnh báo đặc biệt, phản ứng mỗi khi Trump viết tweet về các công ty giao dịch đại chúng.
Trong trường hợp hacker có động cơ địa chính trị, họ có thể tấn công tài khoản Twitter của Trump rồi viết tweet tích cực hoặc tiêu cực về một quốc gia hoặc một nhà lãnh đạo nào đó, gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Một hacker nào đó có mối thâm thù có thể dùng tài khoản Twitter của Trump để nhằm vào kẻ thù của mình, theo đó kích động sự giận dữ của 19 triệu người theo dõi Tổng thống Mỹ đắc cử trên mạng xã hội này.
Ngoài ra, những dòng tweet của Trump không hề có sự trau chuốt như những gì Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama viết trên mạng xã hội. Bởi vậy, kẻ xâm nhập vào tài khoản Twitter của Trump có thể đạt mục đích bằng cách tung ra những dòng trạng thái gây "sốc" như Trump vẫn thường đăng.
Vào năm 2013, vụ hack tài khoản Twitter của hãng thông tấn AP với thông tin giả mạo về một vụ nổ xảy ra ở Nhà Trắng đã khiến chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm 150 điểm.
Tài khoản Twitter của Trump bị hack hoàn toàn không phải là một kịch bản xa vời. Trong năm qua, đã có nhiều vụ hack tài khoản Twitter của những nhân vật nổi tiếng như CEO Facebook Mark Zuckerber, CEO Uber Travis Kalanick, Ngoại trưởng Bỉ... Những vụ xâm nhập như vậy hầu như không đòi hỏi kỹ năng gì cao siêu. Chẳng hạn, kẻ xâm nhập thường giành quyền truy cập vào một tải khoản thông qua ứng dụng bên thứ ba.
Trên thực tế, tài khoản Twitter của Trump từng bị hack vào năm 2013.
Vậy ai sẽ là người đảm bảo an ninh cho tài khoản Twitter của Tổng thống Mỹ đắc cử? Theo nhiều nguồn tin, Twitter không hề có bất kỳ biện pháp an ninh đặc biệt nào cho tài khoản của các chính trị gia.
Theo ông Alex Wall, người phụ trách các vấn đề Internet của Nhà Trắng, tài khoản Twitter mang tên @POTUS mà Tổng thống Obama hiện đang sử dụng có những biện pháp an ninh đặc biệt, và tất cả đều đến từ phía Nhà Trắng. Những biện pháp này bao gồm nhiều lớp mật khẩu, và hạn chế số thiết bị mã hóa có thể đăng trạng thái lên tài khoản này.
"Chỉ có một vài thiết bị có thể đăng lên tài khoản này, và tất cả được giám sát an ninh cẩn mật", ông Wall nói.
Theo ông Wall, nếu sau khi nhậm chức, ông Trump chỉ sử dụng tài khoản @POTUS thì nguy cơ bị hack sẽ giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, có vẻ điều này sẽ không xảy ra. Mới đây, ông Sean Spicer, người được ông Trump chọn làm thư ký báo chí Nhà Trắng, cho hay ông Trump có thể sẽ sử dụng cùng lúc hai tài khoản Twitter sau khi nhậm chức.
Nếu không được tăng cường bảo mật, tài khoản @realDonald Trump có thể dễ dàng trở thành một tiêu của hacker với mục đích trục lợi tài chính, gây bất ổn chính trị, hoặc thậm chí là những điều đáng sợ hơn thế.
(Theo VnEconomy)
Ông trùm Facebook mất 3 tỷ USD một ngày Facebook Inc có lẽ sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng bùng nổ như ngày xưa, ông trùm Facebook cho biết Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành của Facebook Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg đã mất 3 tỷ USD vào ngày 3.11, nhiều hơn bất kỳ ai mất tiền trên Trái Đất, Bloomberg đưa tin. Tuy vậy,...