Donald Trump ra điều kiện bảo vệ NATO nếu bị Nga tấn công
Nếu Nga tấn công các thành viên NATO, chưa chắc ông Donald Trump sẽ đồng ý hỗ trợ.
Trước khi chính thức nhận đề nghị đại diện cho đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã đề cập đến những điều kiện mà các đồng minh NATO cần đáp ứng để được nước Mỹ của “Tổng thống Trump” bảo vệ.
Trong cuộc phỏng vấn tờ The New York Times, ông Donald Trump tiếp tục làm dấy lên nhiều nghi vấn về khả năng nước Mỹ tự nguyện đứng ra bảo vệ các thành viên NATO trong tường hợp đồng minh bị tấn công. Ông cho biết trước hết sẽ xem xét về mức độ đóng góp của các nước bị tấn công đối với liên minh quân sự này.
Ông Donald Trump được gia đình chào đón khi vừa đáp trực thăng xuống Cleveland. Ảnh: AP
Ông Trump một lần nữa nhấn mạnh lập trường thiên hữu của mình, khẳng định sẽ buộc các nước đồng minh phải cùng gánh vác các chi phí quốc phòng mà Mỹ đã một mình “gồng gánh” suốt nhiều thập niên qua. Donald Trump cũng khẳng định sẵn sàng hủy bỏ nhiều hiệp định quân sự mà theo ông là không có lợi cho Mỹ. Đồng thời, “Tổng thống Trump” cũng sẽ định nghĩa lại một quốc gia phải như thế nào thì mới được xem là đồng minh của Mỹ.
Ông Donald Trump rất tự tin khi khẳng định phần còn lại của thế giới sẽ phải tự tìm cách điều chỉnh theo sách lược của ông. Ứng cử viên chính thức của đảng Cộng hòa cho biết dù rất muốn tiếp tục các thỏa thuận hiện tại, ông sẽ chỉ giữ vững các cam kết nếu như các đồng minh ngưng “lợi dụng” một nước Mỹ tuy hào phóng nhưng đã hết nguồn lực.
Với tôn chỉ “nước Mỹ trước nhất”, ông Trump khẳng định sẵn sàng hủy bỏ Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada. Theo đó, NAFTA sẽ chỉ tiếp tục tồn tại nếu như các thành viên còn lại đồng ý với các điều kiện có lợi hơn đối với Mỹ so với các cam kết hiện nay.
Ông cũng không loại trừ khả năng hủy bỏ cam kết “bảo hộ an ninh” cho NATO, sẵn sàng huy động toàn bộ sức mạnh quân sự Mỹ để bảo vệ 28 thành viên của liên minh. Nhiều quốc gia khu vực Baltic mới đươc kết nạp vào NATO đang tỏ ra lo ngại trước những động thái quân sự của Nga. Nhưng nếu các thành viên NATO bị Nga tấn công, ông Trump cho biết sẽ chỉ quyết định giúp đỡ nếu các đồng minh đã “hoàn thành các nghĩa vụ đối với nước Mỹ”.
Video đang HOT
Ông Trump sẽ chỉ quyết định giúp đỡ nếu các đồng minh đã “hoàn thành các nghĩa vụ đối với nước Mỹ”
Ứng cử viên của đảng Cộng hòa thừa nhận rằng cách tiếp cận của ông trong vấn đề bạn-thù của nước Mỹ rất khác biệt so với cách thức truyền thống của đảng này. Các tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, từ sau Thế chiến thứ hai đến nay, luôn nhấn mạnh vai trò quốc tế của nước Mỹ, gọi siêu cường này là “quốc gia không thể thiếu” của thế giới.
Tuy nhiên, ông Trump cho rằng nước Mỹ hiện nay “không còn như 40 năm trước”. Ông nhận định: “Chúng ta đang trả cả một núi tiền cho quân đội, mất trắng gần 800 tỉ USD. Tôi thấy điều này chả có gì gọi là thông minh cả”.
Ông Trump luôn tìm các đơn giản hóa các lợi ích toàn cầu của Mỹ dưới góc độ lợi ích kinh tế, từ vị trí “gìn giữ hòa bình toàn cầu”, chiếc ô hạt nhân chống Triều Tiên, đến các vấn đề về nhân quyền và các cam kết bảo vệ đồng minh. Tờ The New York Times bình luận, chưa có một tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại có một cách tiếp cận như Donald Trump.
Ông Trump cho rằng việc xây dựng các tiền đồn cho quân đội Mỹ trên toàn cầu là không cần thiết. “Nếu chúng ta muốn bảo vệ nước Mỹ, chúng ta luôn có khả năng triên khai quân đội ngay từ đất Mỹ. Điều này sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều” – ông Trump cho biết.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự lại không đồng tình với quan điểm của Trump, cho rằng việc duy trì các căn cứ quân sự trên đất Mỹ sẽ tốn kém hơn. Các nước đồng minh chấp nhận cho xây dựng căn cứ Mỹ trên lãnh thổ thường kèm theo cả hỗ trợ tài chính để duy trì chúng.
KIỆT ANH
Theo PLO
Chiến thuật liều chết của không quân Đức trong Thế chiến II
Trong gian đoạn cuối Thế chiến II, không quân Đức từng áp dụng chiến thuật liều chết để chặn đà tiến công mạnh mẽ của hơn 2000 oanh tạc cơ Mỹ và Đồng minh.
Máy bay Bf-109 của Đức sau khi đâm va. Ảnh: History
Trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II, trong cơn tuyệt vọng vì bị oanh tạc cơ Mỹ và Đồng minh tấn công dồn dập, các phi công phát xít Đức đã nảy ra ý tưởng sử dụng tiêm kích để đâm va các máy bay ném bom nhằm ngăn cản đà tiến công của đối phương, theo National Interest.
Trên thực tế, việc tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Đức trong Thế chiến II không hề dễ dàng. Cuối năm 1943, đơn vị không quân số 8 trực thuộc Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu của Không quân Mỹ (AFGSC) đã mất 1/5 số oanh tạc cơ vì hỏa lực phòng không và không quân Đức khi thực hiện các phi vụ ném bom thành phố Resensburg và Schweinfurt.
Tuy nhiên, tới tháng 4/1945, hệ thống phòng không Đức tan rã, còn không quân Đức cũng bị tê liệt bởi tình trạng thiếu nhiên liệu và phi công không được huấn luyện bài bản, chỉ có thể chống đỡ bằng các cuộc tấn công nhỏ lẻ.
Để tiêu diệt các phi đội oanh tạc cơ Mỹ được trang bị súng máy, Đức đã phải sử dụng các tiêm kích bọc thép được vũ trang hạng nặng. Tuy nhiên, các tiêm kích này khó cơ động linh hoạt nên dễ trở thành mồi ngon cho các tiêm kích hộ tống Mỹ. Không còn cách nào khác, phát xít Đức nảy sinh ý tưởng lái tiêm kích đâm va vào các oanh tạc cơ Mỹ.
Theo kế hoạch đó, các tiêm kích của Đức được dỡ bỏ mọi vũ khí và lớp giáp để lao nhanh nhất có thể vào mục tiêu. Sau khi đâm va oanh tạc cơ đối phương, các phi công sẽ nhảy dù thoát hiểm, khác với chiến thuật chết cùng máy bay của các phi công liều chết Nhật Bản.
"Tiêm kích Đức sẽ bổ nhào xuống mục tiêu, nhắm vào phần đuôi hoặc phần cánh máy bay. Để tránh bị vướng, cánh quạt động cơ máy bay được sử dụng như một chiếc cưa tròn để xé nát các bộ phận của oanh tạc cơ đối phương", sử gia Adrian Weir cho biết.
Tuy nhiên, với hành động đâm va này, các phi công Đức có rất ít cơ hội sống sót. Điều khiển tiêm kích Me-109 nặng hai tấn đâm va vào một oanh tạc cơ B-17 nặng 33 tấn với đầy đủ vũ khí khi đang hành trình ở vận tốc 643 km/h là hành động rất nguy hiểm, đặc biệt khi các phi công Đức không được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm.
Ngoài ra, các chiến đấu cơ Đức khi ấy không được trang bị ghế phóng thoát hiểm nên phi công buộc phải mở cửa vòm kính buồng lái và nhảy dù khỏi chiếc máy bay bị hư hại sau cú đâm va.
Dù vậy, người Đức hy vọng chiến thuật tập kích, đâm va vào đội hình đông đảo oanh tạc cơ Mỹ sẽ gây thiệt hại nặng cho đối phương và phần nào ngăn chặn được đà tấn công đường không.
Ngày 7/4/1945, gần 200 phi công Đức thuộc đơn vị đặc nhiệm Elbe, một đơn vị gồm các phi công tình nguyện lái chiến đấu cơ liều chết thành lập đầu năm 1945, đã lên chiến đấu cơ và nổ máy xuất kích, nhằm chặn cuộc tấn công của 1.300 oanh tạc cơ B-17 và B-24 cùng 850 tiêm kích hộ tống của Mỹ.
Oanh tạc cơ B-17 của Mỹ. Ảnh: History
Kế hoạch của họ là sử dụng các tiêm kích Me-262 để tấn công đội hình chiến đấu cơ hộ tống Mỹ trong khi các tiêm kích khác của không quân Đức sẽ tấn công các oanh tạc cơ như thường lệ, tạo điều kiện cho các phi công thuộc đơn vị đặc nhiệm Elbe đâm va mục tiêu.
Trên bầu trời trải dài hàng trăm km2 ở vùng nông thôn Đức, một cuộc không chiến dữ dội đã diễn ra, các tiêm kích tấn công nhau, bắn phá oanh tạc cơ, các oanh tạc cơ bắn trả và các chiến đấu cơ lao tới đâm va.
Sử gia Weir mô tả về một vụ đâm va và âm thanh khủng khiếp sau khi các cánh quạt giống như những chiếc răng ngoạm vào đuôi oanh tạc cơ Mỹ, trong khi chiếc tiêm kích Đức văng ra xa. Âm thanh ghê rợn này bắt nguồn từ độ rung của động cơ Daimler-Benz khi cánh quạt cắt sâu vào đuôi oanh tạc cơ Mỹ và sau đó là tiếng va chạm của chiếc tiêm kích bị kéo vào cùng với nạn nhân của nó.
Theo Weir, phi đội hộ tống của Mỹ đã bắn hạ 47 tiêm kích của đơn vị đặc nhiệm Elbe Đức, trong khi lực lượng này chỉ tiêu diệt được 15 oanh tạc cơ Mỹ, không đủ để ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội của gần 1.300 oanh tạc cơ còn lại.
"Trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, không quân Đức với các phi công lái máy bay chiến đấu không được đào tạo bài bản thường bị bắn hạ với tỷ lệ rất lớn. Lý do mà cả phát xít Đức và Nhật chọn hình thức tấn công bằng máy bay tự sát có tổ chức như vậy là vì họ đã đến bờ vực thất bại trong chiến tranh và không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để kháng cự lại đà tấn công của Đồng minh", chuyên gia quân sự Michael Peck củaNational Interest nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Những chiếc bánh vẽ hoành tráng Do quá hiểu nhau hay quá khát vốn mà Moscow vẫn tin tưởng, chờ đợi Bắc Kinh, dù thực tế đã chứng minh Trung Nam Hải chỉ gửi cho Kremlin những chiếc bánh vẽ?Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày mai 25/6, một chuyến thăm được giới quan sát rất chú ý vì nó diễn ra trong...