Donald Trump mà có quyền, thế giới tha hồ xài… vũ khí hạt nhân
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Mỹ, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố bản thân ông sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Ông Donald Trump đang cổ súy cho việc phổ biến vũ khí hạt nhân – Ảnh: Reuters
Nước Mỹ hết tiền?
Phát biểu trên kênh truyền hình MSNBC hôm 30.3, ông Trump – ứng viên tổng thống đang dẫn đầu đảng Cộng hòa – từ chối phủ nhận việc sẽ không dùng vũ khí hạt nhân tại châu Âu và Trung Đông. Ông tuyên bố: “Tôi sẽ không bác bỏ khả năng nào hết. Tại sao chúng ta lại làm ra chúng (vũ khí hạt nhân)?”. Nhưng có lẽ cảm thấy như thế cũng hơi “mạnh miệng” quá, ông Trump sau đó quay lại với lối nói nước đôi: “Tôi sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng tôi sẽ không bác bỏ một khả năng nào hết”.
Trước đó, ông Trump cũng đã làm thiên hạ giật mình với tuyên bố rằng cứ để cho các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc tự sản xuất vũ khí hạt nhân, Mỹ không cần phải bỏ công, bỏ của đem “cái ô hạt nhân” của mình cho 2 nước này che chung nữa.
Trong khi bao nhiêu đời tổng thống ở Mỹ đều tìm mọi cách ngăn cản phổ biến vũ khí hạt nhân thì ông Trump nói rằng cứ để cho Nhật phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tự bảo vệ mình trước Triều Tiên, rằng Hàn Quốc đủ giàu và đủ thông minh để làm điều tương tự (?).
Nhắc đến món nợ 19 nghìn tỉ USD của nước Mỹ, ông Trump bảo tiền là lý do quan trọng nhất để Mỹ thu hẹp chiếc ô hạt nhân: “Chúng ta không đủ tiền nữa. Đơn giản thế thôi”.
Lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung – Ảnh: Reuters
Có tiến bộ!
Có lẽ điều duy nhất mà Trump vừa khoe được cho thế giới thấy là ông cũng đã hiểu biết thêm kha khá về vũ khí hạt nhân sau lần “quê độ” vì lộ rằng không biết những kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực này tại cuộc một tranh luận hồi tháng 12.2015.
Còn cách lập luận phải để cho đồng minh tự “gồng” để khỏi tốn công, tốn tiền của dân Mỹ xem ra không thuyết phục tí nào.
Báo Time phân tích toàn bộ các chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ chỉ chiếm khoảng 10% trong ngân sách quốc phòng hàng năm, vào khoảng 600 tỉ USD của Lầu Năm Góc, trong đó gần phân nửa ngân sách hạt nhân là dùng để “đe” Trung Quốc và Nga – 2 nước hiếm hoi sở hữu vũ khí hạt nhân khác. Còn phí để “che chung” ô hạt nhân cho Hàn Quốc và Nhật ở con số nhỏ xíu so với ngân sách chung. Chi phí lớn hơn nhiều nằm ở lực lượng lính Mỹ chính quy, phi hạt nhân đang đồn trú ở cả 2 nước này.
Video đang HOT
Ở Nhật, Mỹ đang duy trì khoảng 53.000 binh sĩ, thêm 43.000 người phụ thuộc và 5.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng. Mỗi năm Nhật thanh toán 1,6 tỉ USD tiền giữ chân lính Mỹ nhưng con số này không thấm tháp vào đâu so với tổng chi phí. Còn Hàn Quốc trả khoảng 1/2 cho chi phí duy trì gần 30.000 lính Mỹ trên đất nước này.
Dẫu thế, nếu nhìn xa ra, Mỹ vẫn cứ lời to. Ở khía cạnh thương mại, Mỹ hốt bạc nếu Đông Á vẫn cứ ổn định, còn nếu xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân và tệ hơn chiến tranh hạt nhân, Mỹ mất tất cả. Time cho rằng lợi ích kinh tế đem lại cho người Mỹ vượt xa chi phí quân sự mà Mỹ đang bỏ ra để cố giữ Đông Á ổn định.
Biểu tình chống vũ khí hạt nhân ở Nhật – Ảnh: Reuters
Khủng bố rung đùi
Kể từ năm 1970, gần như cả thế giới đều bị ràng buộc bởi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), chỉ có 5 nước được công nhận sở hữu loại vũ khí có thể xóa bỏ cả trái đất này: Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Anh. Thêm 4 nước khác cũng đã sở hữu vũ khí hạt nhân ở những cấp độ khác nhau: Ấn Độ, Israel, Triều Tiên và Pakistan.
Công nghệ không phải là điều quá lớn để ngăn cản các nước phát triển loại vũ khí đáng sợ kể trên. Cứ đơn giản nhìn một nước nghèo nàn, bị cấm vận bao vây tứ bề như Triều Tiên mà còn phát triển được vũ khí hạt nhân thì nhiều nước khác trên thế giới này có khả năng làm điều đó. John F. Kennedy ngay trước khi được bầu làm tổng thống Mỹ vào năm 1960 đã dự đoán rằng khoảng 10, 15 hoặc thậm chí 20 nước có năng lực hạt nhân chỉ vào 4 năm sau đó. NPT đã góp phần đáng kể ngăn viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân ra rộng rãi.
Báo Time bình luận rằng nếu như lời đề nghị của Trump mà được thực hiện thì chẳng mấy chốc những quốc gia và lãnh thổ như Đài Loan hay Ả Rập Xê Út cũng sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân.
Và một khi một loạt nước nắm vũ khí hạt nhân thì khả năng nó lọt vào tay khủng bố cũng sẽ rất nhanh. Những kẻ khủng bố chẳng cần phải nắm tới một quả bom hạt nhân đầy đủ, chỉ cần một số vật liệu nguyên tử để sản xuất bom bẩn là đã đủ bắn kha khá phóng xạ vào các thành phố đông đúc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đáp máy bay đến Mỹ dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, khai mạc trong ngày hôm nay, 31.3 ở thủ đô Washington – Ảnh: Reuters
Một số tổ chức khủng bố, trong đó bao gồm al-Qaeda từng nói rõ là muốn nắm vũ khí hạt nhân. Chính quyền Bỉ mới đây cũng tiết lộ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy mạng lưới IS đứng sau vụ khủng bố làm 32 người thiệt mạng vừa qua đã theo dõi một quan chức cao cấp tại một nhà máy điện hạt nhân ở Bỉ. Ngoài ra, 2 nhân viên tại một cơ sở nguyên tử khác ở Bỉ từng sang Syria vào năm 2012, trong đó một người đã chết, còn một người đã trở về Bỉ và đang tự do.
Cuối cùng, dưới đây là một đoạn trong một báo cáo mới thuộc Dự án quản lý nguyên tử của Đại học Harvard: “Nếu IS thực sự đang tìm kiếm vũ khí hạt nhân, tổ chức này có nhiều tiền bạc hơn, kiểm soát nhiều lãnh thổ và nhân lực hơn, có nhiều khả năng tuyển dụng các chuyên gia quốc tế hơn hẳn al-Qaeda ngay cả vào thời mạnh nhất”.
Và người tiếp tay cho IS nắm vũ khí hạt nhân sẽ là ông Donald Trump?
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Donald Trump nguy cơ bị phản đòn vì chế giễu phụ nữ
Trong khi đảng Cộng hòa dùng chiến lược đề cao bình đẳng giới trong nỗ lực giành lại Nhà Trắng, ứng viên Donald Trump lại đưa ra nhiều phát ngôn hạ thấp phụ nữ gây tranh cãi.
Bà Hillary Clinton có thể sử dụng những phát ngôn xem thường phụ nữ mà tỷ phú Donald Trump đưa ra để chống lại ông này trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh minh họa: ABC News
Tuần trước, sau khi một tổ chức vận động bầu cử đăng tải video có sử dụng hình ảnh vợ Donald Trump nhằm công kích ông, tỷ phú bất động sản đã nổi giận và quay sang bôi nhọ vợ của đối thủ Ted Cruz. TheoCNN, hành động này đã phá vỡ những quy tắc thông thường về hành vi được chấp nhận trong các mùa bầu cử Mỹ.
Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump thậm chí còn tuyên bố sẽ "tiết lộ chuyện thâm cung bí sử" của bà Heidi Cruz, người từng là lãnh đạo của ngân hàng Goldman Sachs. Hôm 23/3, ông cũng đăng tải một bức ảnh không mấy tích cực về bà Heidi Cruz, bên cạnh bức ảnh vợ mình kèm theo chú thích "một bức hình đáng giá hơn cả nghìn lời nói".
Tức giận trước đòn công kích của đối thủ, thượng nghị sỹ Ted Cruz hôm sau lên tiếng đáp trả. "Donald, ông là một tên hèn nhát yếu đuối, hãy để Heidi được yên", ông Cruz nói trước các phóng viên ở bang Wisconsin, đồng thời kêu gọi cử tri đảng Cộng hòa đoàn kết ủng hộ mình để đánh bại ông Trump.
"Những phụ nữ mạnh mẽ sẽ khiến Donald sợ hãi", ông Cruz nói thêm.
Chĩa mũi dùi vào phụ nữ
Trang Twitter của ông Donald Trump đăng hình ảnh so sánh bà Heidi Cruz (trái) và bà Melania Trump. Ảnh: Twitter
Các bình luận trên Twitter của ông Donald Trump về bà Heidi Cruz là diễn biến mới nhất, và có lẽ mang tính khiêu khích mạnh nhất, trong hàng loạt đối đáp qua lại "ầm ĩ" giữa tỷ phú bất động sản với những gương mặt nữ nổi tiếng, vốn có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới đảng Cộng hòa trong mùa bầu cử tổng thống năm nay, quan sát viên Nia-Malika Henderson từCNN đánh giá.
Với việc bà Hillary Clinton rất có thể sẽ giành được vị trí đại diện đảng Dân chủ ứng cử tổng thống, những phát ngôn hạ thấp phụ nữ của ông Trump thậm chí sẽ còn gây ra nhiều rắc rối hơn, khiến vấn đề bình đẳng giới trở thành một chủ đề nóng và khó lường, có khả năng thay đổi cục diện cuộc đua.
"Ông ta đã hành động phân biệt đối xử với phụ nữ như vậy trong suốt 30 năm qua và luôn chỉ trích phụ nữ khi ông ấy không đạt được thứ mình muốn", chiến lược gia đảng Cộng hòa Tara Setmayer nhận xét.
"Vì thế, việc biện hộ cho những hành động đó sẽ rất khó khăn nếu ông ấy trở thành người đại diện cho đảng của chúng tôi trong cuộc tổng tuyển cử. Bạn có nghĩ bà Hillary Clinton sẽ bỏ qua những chuyện như thế này không? Tất cả những điều này chưa thấm vào đâu so với những gì ông ấy sẽ phải đối mặt trong mùa tổng tuyển cử" , ông Setmayer nhấn mạnh.
Các nhà phê bình có thể dễ dàng thu thập rất nhiều tư liệu nếu họ muốn khắc họa ông Trump như một nhà lãnh đạo đi đầu trong cái gọi là "cuộc chiến chống lại phụ nữ". Ông từng có cuộc "đấu khẩu" gay gắt với người dẫn chương trình Megyn Kelly của kênh Fox News đến nỗi kênh này phải gọi vụ việc đó là một "nỗi ám ảnh kinh tởm".
Ông Trump cũng có lần gọi nữ diễn viên hài Rosie O'Donnell là "một con lợn béo", hay gửi tới cây bút Gail Collins của tờ New York Times một ghi chú nói rằng bà có "khuôn mặt của một con chó".
Nhóm Our Principles, một tổ chức vận động bầu cử chống lại ông Trump, gần đây cho phát một video trong đó xuất hiện rất nhiều phụ nữ. Họ đọc lại những câu nói trước đây mà ông Trump từng phát ngôn, chỉ trích bề ngoài của phụ nữ.
"Người đàn bà lẳng lơ. Chó. Con lợn béo", những phụ nữ trong đoạn video liệt kê. "Đây là cách ông Donald Trump nói về những người mẹ, người chị, và con gái chúng ta".
Hồi đầu tuần trước, khi được phóng viên CNN chất vấn quanh một số bình luận của ông về phụ nữ, Trump cho rằng nhiều câu nói được đăng tải chỉ là "chuyện của làng giải trí" và khẳng định dù gì thì ông vẫn là lựa chọn tốt hơn nếu so với bà Clinton.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 giành chiến thắng và có nhiều hơn đối thủ đảng Cộng hòa 11% số phiếu ủng hộ từ phụ nữ. Chính vì điều này, Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa đã tuyên bố phải cải thiện tình hình, đưa ra đề xuất về thông điệp mà các ứng viên cần truyền tải cũng như tập trung vào "xây dựng một tầm nhìn tiến bộ cho những ứng viên Cộng hòa sẽ tranh cử, có sức thu hút phụ nữ", theo một bản báo báo được đưa ra sau mùa bầu cử năm 2012.
Nhưng với những lời lẽ chế nhạo nhằm vào phụ nữ, ông Trump đang thực sự chôn vùi định hướng trên. Một khảo sát do CNN thực hiện mới đây cho thấy bà Clinton đang có sự ủng hộ của 60% cử tri nữ, so với mức 33% của ông Trump, với giả định hai người sẽ đối đầu nhau trong cuộc tổng tuyển cử.
Những người ủng hộ Trump lập luận rằng ông không chỉ công kích nữ giới về ngoại hình của họ mà còn nhắm vào cả nam giới. Điển hình như việc ông từng chê bai hai thượng nghị sĩ Rand Paul và Marco Rubio về chiều cao của họ. Ông cũng thường chế giễu việc đối thủ Rubio hay đổ mồ hôi dưới ánh đèn sân khấu giữa các cuộc tranh luận.
Dù vậy, ngay cả những người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ nhất cũng bắt đầu lên tiếng phê phán ứng viên này.
"Tôi thật sự đã hy vọng ông ấy sẽ đứng ngoài những tranh cãi và không kéo Heidi vào việc này, bởi theo tôi Melania Trump là một phụ nữ đáng tôn trọng. Bà thông thạo 5 ngoại ngữ và có học vấn cao", Kayleigh McEnany, cộng tác viên của kênh CNN, nói. "Tương tự, Heidi Cruz là một phụ nữ thông minh. Với tôi, cả hai đều là những phụ nữ kiểu mẫu".
Ông Trump hiện vẫn chưa phải gánh hậu quả vì những bình luận không hay về phụ nữ. Theo một cuộc thăm dò khác của CNN, 44% phụ nữ tham gia khảo sát ủng hộ "tỷ phú bạo miệng", trong khi con số này của đối thủ Ted Cruz là 32%.
Trong ngắn hạn, tập trung thu hút sự quan tâm của các cử tri nữ có thể là cách để ông Cruz cản bước ông Trump tiến tới mốc 1.237 đại biểu ủng hộ cần thiết để được đề cử.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn sắp gặp để bàn về Triều Tiên Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tuần sẽ gặp các lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Từ trái sang là Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo. Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật...