Donald Trump liên tục bị phản đối vì dùng nhạc trái phép
Hết Adele, Aerosmith hay Neil Young, giờ đây, các nhóm nhạc huyền thoại Queen và Rolling Stone cũng đã lên tiếng phản đối vị ứng viên tổng thống gây tranh cãi này.
Bạn không thể luôn luôn có được thứ mình muốn (You Can’t Always Get What You Want) chính là ca khúc nổi tiếng từng làm nên tên tuổi nhóm nhạc lừng lẫy Rolling Stone. Ca khúc vừa được tỉ phú Donald Trump sử dụng để kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị quốc gia của đảng Cộng hoà vừa diễn ra ngày 21/7.
Trước hành động tuỳ tiện trên của vị ứng viên tổng thống, nhóm nhạc đã rất tức giận và tuyên bố thẳng thắn trên Twitter rằng: “Rolling Stones không cho phép ông Trump làm điều này. You Can’t Always Get What You Want đã được sử dụng mà không có sự cho phép của nhóm nhạc.
Ứng viên tổng thống Donald Trump bị nhiều nghệ sĩ phản đối vì dùng nhạc trái phép. Ảnh: Rolling Stone
Trước đó, vào tháng 5, ông Trump cũng từng phát bài hát Start Me Upcủa nhóm trong 4 giờ liền tại buổi tiếp xúc cử tri ở vùng Carmel, bang Indianna. Khi đó, nhóm nhạc cũng đã có phản ứng mạnh mẽ: “Rolling Stones chưa bao giờ cho phép ông Trump sử dụng các bài hát của họ khi tranh cử và yêu cầu ứng cử viên của đảng Cộng hòa ngừng ngay việc này lại”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía Donald Trump vẫn tỏ thái độ phớt lờ toàn bộ lời phản đối và không đưa ra bất cứ phản hồi nào về vấn đề này.
Đây không phải là lần đầu tiên ứng viên Donald Trump bị nghệ sĩ phản đối vì tự tiện sử dụng âm nhạc cho chiến dịch tranh cử. Ngày 19-7, nhóm nhạc rock huyền thoại của Anh – Queen cũng đã lên tiếng phản đối việc ông sử dụng bài hát We are the champions trong lần xuất hiện tại Hội nghị quốc gia của đảng Cộng hoà ngày 18-7.
“Việc sử dụng (bài hát) không xin phép tại hội nghị đảng Cộng hòa trái với ý muốn của chúng tôi”, nhóm nhạc khẳng định trên Twitter.
Tháng 2, Donald Trump từng sử dụng ca khúc Rolling in the deep của “hoạ mi nước Anh” Adele nhằm hâm nóng bầu không khí trước các buổi diễn thuyết của ông, khiến Adele giận dữ và lên tiếng phản đối.
Bình luận về việc ca khúc của Adele được sử dụng trong một đợt diễn thuyết của ông Trump tổ chức tại Lexington, South Carolina, biên tập viên khu vực Bắc Mỹ của đài BBC là Jon Sopel cho rằng đây là “một sự kết hợp không thể chấp nhận được”.
Hồi năm ngoái, các luật sư đại diện cho ca sĩ Steven Tyler của nhóm rock lừng danh Aerosmith cũng yêu cầu ông Donald Trump phải chấm dứt ngay lập tức việc dùng ca khúc Dream on của nhóm vào các chuyến diễn thuyết vòng quanh nước Mỹ.
Phía ca sĩ Steven Tyler nhấn mạnh rằng việc sử dụng ca khúc của ông Trump khiến công chúng bị ngộ nhận rằng Tyler ủng hộ Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Trước đó nữa, “ông trùm hoa hậu” cũng đã dùng ca khúc Rockin’ in the free world của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Neil Young, nhưng bị Young yêu cầu ngưng ngay hành động, đồng thời tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Bernie Sanders của đảng Dân Chủ.
Sau đó ông Trump chuyển qua dùng ca khúc It’s the end of the world as we know it (And i feel fine) của nhóm REM, khiến ca sĩ Michael Stipe ra tuyên bố mạnh mẽ: “Không được dùng âm nhạc của nhóm hoặc giọng hát của tôi vào các chiến dịch tranh cử của ông.”
Theo Zing
Bản hit 'Sorry' của Justin Bieber và Skrillex bị tố đạo nhạc
Khi vụ kiện đã được đưa ra tòa có lẽ đã quá muộn để Justin Bieber và Skrillex nói lời "Xin lỗi".
Nữ ca sĩ Casey Dienel, còn được biết đến với cái tên White Hinterland vừa đệ đơn kiện bản hit Sorry của Justin Bieber và nhà sản xuất Skrillex.Trong đơn kiện, Dienel khẳng định Bieber và Skrillex đã khai thác những điểm độc đáo trong kỹ thuật chạy giọng nữ trong ca khúcRing the bell phát hành năm 2014 của cô. Dienel đã chia sẻ trên trang Facebook của mình "Tác giả, nhà sản xuất không có một giấy phép nào cũng như chưa có sự cho phép của tôi để sử dụng ca khúc đó".
Đây là lần thứ 2 Justin Bieber gặp rắc rối liên quan tới bản quyền sau vụ kiện ca khúcSomebody to Love vào năm năm ngoái.
Đồng sáng tác ca khúc Sorry, Julia Michaels, Justin Tranter và Michael Tucker cũng bị lôi vào vụ kiện. Dienel nói rằng Bieber có thể xin phép cô ấy thay vì copy như vậy. "Sau khi Sorry ra mắt, luật sư của tôi đã gửi cho Bieber và nhà sản xuất của cậu ấy một bức thư với nội dung đề cập đến sự vi phạm bản quyền này, nhưng Bieber một lần nữa đã lờ đi. Tôi đã hẹn gặp họ để nói chuyện riêng và họ đã từ chối lời đề nghị đó".
Chính vì vậy, Dienel cho rằng cô không còn sự lựa chọn nào khác là đâm đơn kiện Bieber và nhóm của anh. "Chắc chắn cậu ta và nhóm của mình sẽ phản pháo lại tôi."
Theo Zing
Bruno Mars liên tiếp bị kiện đạo nhạc Đồng nghiệp cũ của nam ca sĩ da màu bất ngờ tuyên bố anh mới là tác giả của "Grenade" và đòi Bruno bồi thường 20 triệu USD. Jonathan Puckett gây xôn xao làng nhạc gần đây khi cáo buộc nhạc sĩ/ca sĩ/nhà sản xuất tài năng Bruno Mars và hãng đĩa Atlantic Records vi phạm bản quyền. Theo nguyên đơn, bản hit...