Donald Trump hành động bất thường, cú đảo chiều chấn động nước Mỹ
Nước Mỹ vừa có một cú đảo chiều bất ngờ sau những áp lực lớn và một loạt hành động bất thường của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông chủ Nhà Trắng dường như đang có nhưng toán tính dài hơi.
Cú đảo chiều bất ngờ
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vừa bất ngờ đưa ra tín hiệu hạ lãi suất, trái ngược với những lời lẽ cứng rắn trước thềm cuộc gặp lịch sử giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 6 vừa qua.
Trong bài phát biểu chuẩn bị cho cuộc điều trần trước Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ (vào 10/7), Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh vào những rủi ro đang gia tăng đối với nền kinh tế Mỹ.
Theo đó, sự bất ổn bắt nguồn từ những “dòng nước ngược”, từ những căng thẳng thương mại và lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế thế giới và lạm phát ở mức rất thấp sẽ tác động đến triển vọng kinh tế Mỹ. Theo ông Powell, các vấn đề này chưa được cải thiện.
Giới đầu tư nhìn nhận các đánh giá của ông Powell như là một dấu hiệu “bồ câu” về chính sách tiền tệ. Nó gợi ý rằng Fed sớm muộn gì cũng sẽ cắt giảm lãi suất và có thể ngay vào cuối tháng này.
Fed nhận thấy những con nước ngược có thể ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Mỹ.
Thị trường ngay lập tức phản ứng mạnh. Đồng USD tụt giảm về ngưỡng 97 điểm, trong khi vàng tăng vọt lên 1.425 USD/ounce (tương đương 39,5 triệu đồng/lượng). Chỉ số chứng khoán tầm rộng của Mỹ S&P 500 lần đầu tiên vượt ngưỡng 3.000 điểm.
Theo ông Powell, hoạt động đầu tư doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã chậm lại “một cách đáng chú ý” trong thời gian gần đây trong khi đó những bất ổn về triển vọng kinh tế vẫn còn đeo bám. Một điểm cũng được nhấn mạnh khác là lạm phát Mỹ dao động dưới mức mục tiêu cân xứng 2%.
Ông Powell cũng cho rằng, rủi ro lạm phát yếu ớt “sẽ kéo dài hơn dự báo của chúng tôi” và lặp lại quan điểm cho rằng Fed sẽ “hành động thích hợp” để duy trì chuỗi tăng trưởng kinh tế hiện tại.
Chủ Fed cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 2 dường như đã suy yếu. Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào cuộc chiến thương mại kéo dài hơn 1 năm qua. Cuối tháng trước, ông Trump và ông Tập Cận Bình đã đồng ý nối lại đàm phán nhằm chấm dứt xung đột thương mại. Tuy nhiên, “xu hướng xung đột xuất hiện trở lại”.
Giới đầu tư hiện đang đánh giá kỹ lưỡng hơn về những suy nghĩ của Fed trong dài hạn cũng như xác nhận việc cắt giảm lãi suất tháng 7 ở mức độ nào, có tới 50 điểm phần trăm hay không. Hiện tại, thị trường vẫn đang đặt tỷ lệ cược gần 100% vào việc cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng này.
Ông Trump coi Fed là kẻ ngáng đường kinh tế Mỹ.
Donald Trump bất thường, tính con đường dài
Sự đảo chiều quan điểm của ông Powell là đáng chú ý và nó có thể là dấu hiệu về thay đổi các chính sách tiền tệ của nước Mỹ.
Hồi cuối tháng trước, ông Powell cho biết Fed sẽ sử dụng cách tiếp “đợi và xem” (wait-and-see) bởi kinh tế Mỹ thay đổi quá nhanh chóng trong thời gian qua. Ông Powell cũng thẳng thừng tuyên bố, quyết định của Fed không bị ảnh hưởng bởi “các lợi ích chính trị ngắn hạn” (short-term political interests), một ngầm ý mà được nhiều người hiểu là mong muốn giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ của ông Donald Trump.
Lời lẽ của ông Jerome Powell được xem là mạnh hơn rất nhiều so với so với trước đó và có thể khác với con người mà chính ông Donald Trump đánh giá. Trước đó, ông Trump là người không đề cử bà Janet Yellen vào vị trí chủ tịch Fed nhiệm kỳ 2, mà thay vào đó là ông Jerome Powell, người theo chiều hướng mềm mỏng hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với những diễn biến đêm qua, rõ ràng Fed đã để ngỏ khả năng giảm lãi suất ngay trong tháng 7 này. Động thái cắt giảm lãi suất, theo lý thuyết, là nhằm kích thích kinh tế. Và đó là yếu tố khiến các thị trường chứng khoán có phản ứng tích cực.
Phản ứng của ông chủ Fed cũng diễn ra trong bối cảnh, ông Donald Trump tiếp tục gây áp lực trực tiếp tới ngân hàng trung ương Mỹ hay cá nhân người đứng đầu tổ chức này với những những tuyên bố như “Fed là vấn đề khó khăn nhất của nước Mỹ”, “Fed không giúp đỡ chúng tôi gì cả”, Fed như một “đứa trẻ bướng bỉnh” (stubborn child) … và bên cạnh đó là một loạt các hành động bất ngờ.
Cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hành động bất ngờ đầu tiên chính là một thỏa thuận hòa hoãn về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bên lề cuộc họp G20 tại Nhật Bản hồi cuối tháng 6. Và sau đó là tuyên bố cấp phép các doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho Huawei.
Ngay sau thỏa thuận “đình chiến” với Bắc Kinh, rất nhiều nghị sỹ Mỹ, nhất là phía Dân Chủ đã phản đối quyết định nới lỏng hạn chế với Huawei của Tổng thống Trump do lo ngại về an ninh quốc gia.
Với các đối tác thương mại lớn khác, ông Trump tiếp tục thực thi chính sách “đập bỏ” các thỏa thuận cũ để tìm kiếm các thỏa thuận mới cân bằng hơn. Hồi đầu tháng 7, chính quyền ông Donald Trump đề xuất áp thêm thuế lên 4 tỷ USD hàng hóa EU, đích thân ông Trump chỉ trích Trung Quốc và châu Âu thao túng tiền tệ. Trước đó, Wahington từ chối đưa Ấn Độ vào danh sách được miễn trừ áp thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng…
Tình hình với Iran cũng rất căng thẳng. Ông Trump tiếp tục dọa giáng thêm đòn trừng phạt “đáng kể” lên quốc gia dầu mỏ này sau khi Tehran “phá rào” hạn mức làm giàu uranium theo thỏa thuận hạt nhân lên mức 4,5% – một ngưỡng có thể tạo ra vũ khí hạt nhân.
Cuộc chiến lâu dài với Trung Quốc.
Hàng loạt những diễn biến mới gần đây có thể là yếu tố khiến Fed chuyển biến và đưa ra những đánh giá theo chiều hướng mà ông Trump mong muốn, về sự bất ổn cũng như những gánh nặng đối với triển vọng nền kinh tế Mỹ.
Nhiều khả năng, Fed sẽ có một đợt giảm lãi suất ngay trong tháng này với mức độ thận trọng 25 điểm phần trăm. Tuy nhiên, điều mà ông Trump mong muốn có lẽ chưa dừng lại ở đấy.
Trước đó, ông Trump từng cho biết, thị trường sẽ tốt hơn rất nhiều nếu “Fed hành động đúng”. Theo đó, chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones sẽ cao hơn hàng ngàn điểm, GDP sẽ tăng hơn 4%, thậm chí hơn 5%. Mỹ cần cắt giảm lãi suất, cần nới lỏng chính sách… để bù đắp lại những gì mà “các nước khác đang làm (cắt giảm lãi suất) chống lại chúng ta”.
Với Trung Quốc, đối thủ mà ông Trump coi là số 1. Đàm phán đã được nối lại qua điện thoại nhưng vẫn ngổn ngang bất đồng.
Trên thực tế, quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa nhiều tiến triển. Theo CNBC, Mỹ và Trung Quốc sẽ “sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán này khi thích hợp”. Nhưng trước đó, cố vấn kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ, ông Larry Kudlow đã nói rằng “không có một mốc thời gian” cho các cuộc đàm phán và nhấn mạnh “chất lượng chứ không phải là tốc độ”.
Về vấn đề Huawei, Mỹ cho phép các công ty bán hàng cho doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Trung Quốc nhưng vẫn với điều kiện “nếu không có mối đe dọa an ninh quốc gia” và vẫn “không loại công ty này khỏi danh sách đen về xuất khẩu”.
M. Hà
Theo Vietnamnet
Những điểm đáng chú ý trong chiến lược tình báo mới của Mỹ
Các cơ quan tình báo Mỹ đang phải đối phó "các mối đe dọa phức tạp và đa dạng chưa từng thấy" từ một loạt các đối thủ, một báo cáo dài 36 trang về chiến lược tình báo mới của Mỹ cho biết. Trung Quốc và Nga là những cái tên được nhắc tới trong chiến lược này.
Mỹ rất lo ngại về việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và có những tiến bộ nhảy vọt về công nghệ (Ảnh: AFP)
"Thế giới đầy bất ổn và ngày càng phức tạp"
Theo CNN, trong số những cái tên được nêu ra trong chiến lược mới có Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, cũng như một loạt các nhóm phi nhà nước và các mối đe dọa khủng bố đang "gây ra các thách thức trong các lĩnh vực truyền thống, phi truyền thống, hỗn tạp, quân sự, kinh tế và chính trị".
Báo cáo tình báo được công bố tại Washington ngày 22/1 nói rằng các nỗ lực của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng và việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội nằm trong số "các mối đe dọa đa dạng chưa từng có" mà nước Mỹ phải đối mặt.
Báo cáo tình báo quốc gia, được công bố 4 năm một lần, cũng cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng như việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân, các khả năng không gian mạng ngày càng tăng của các đối thủ của Mỹ và sự bất ổn chính trị toàn cầu.
Là chiến lược dẫn dắt cho 17 cơ quan tình báo của Mỹ, báo cáo sẽ thúc đẩy định hướng chiến lược của cộng đồng tình báo Mỹ trong 4 năm tới.
Bản báo cáo dài 36 trang nói rằng Mỹ "đối mặt với một thế giới đầy bất ổn và ngày càng phức tạp, trong đó các mối đe dọa càng trở nên đa dạng và liên hệ với nhau".
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết trong một bức thư đi kèm báo cáo rằng các cơ quan tình báo phải thích nghi để đối phó với điều mà ông gọi là "một môi trường phức tạp và bất ổn".
"Chúng ta đối mặt với những thay đổi quan trọng trong môi trường nội địa và toàn cầu. Chúng ta phải sẵn sàng để đối mặt với các thách thức của thế kỷ 21 và để nhận diện các cơ hội cũng như các mối đe dọa ngày càng nổi lên".
Báo cáo không xếp hạng các mối đe dọa. Nhưng phần đầu của báo cáo nhấn mạnh tới mối đe dọa gây ra do "các đối thủ truyền thống" vốn đang cố gắng tận dụng lợi thế của một trật tự thế giới hậu Thế chiến II đang yếu đi và xu hướng ngày càng cô lập ở phương Tây.
"Các nỗ lực của Nga nhằm gia tăng ảnh hưởng và quyền hạn nhiều khả năng sẽ tiếp diễn và có thể xung đột với các mục đích và ưu tiên của Mỹ tại nhiều khu vực", báo cáo viết.
Mỹ lo Trung Quốc tiến bộ vượt bậc về công nghệ
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats (Ảnh: AP)
Báo cáo nhấn mạnh, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và có những tiến bộ nhảy vọt về công nghệ là những thách thức mà Mỹ phải đối mặt. Trung Quốc đang có những bước tiến về công nghệ trong thời gian ngắn hơn Mỹ từng mất trước đây, nhờ đó nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai nước.
SCMP dẫn lời một quan chức tình báo giấu tên từ Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia nhận định, tận dụng các lợi ích từ việc đưa hàng chục nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu tới Mỹ và một chính sách quyết tâm nhằm đánh cắp và mua công nghệ Mỹ, Bắc Kinh "thúc ép khung thời gian" để bắt kịp và giờ đây sở hữu các khả năng đáng kể.
Báo cáo cũng đặt ra một trọng tâm cho cộng đồng tình báo Mỹ trong bối cảnh công nghệ thay đổi.
Chiến lược đã nhấn mạnh tới các thay đổi lớn của thế giới do sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là cường quốc quân sự và kinh tế toàn cầu, và các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ không gian mạng. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng cả Trung Quốc và Nga đều tiếp tục theo đuổi các vũ khí chống vệ tinh nhằm làm suy yếu an ninh và quân đội Mỹ.
Ngoài việc tên Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga là các mối đe dọa chính mang tầm quốc gia, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nói thêm rằng một loạt các nhóm các như các nhóm cực đoan, tội phạm... giờ đây cũng mạnh lên giờ các công nghệ mới.
"Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là các lực lượng này kết hợp với nhau", ông Coats nói.
"Các bạn sẽ nhìn thấy các lợi kết nối giữa các đồng minh phi truyền thống", SCMP dẫn lời quan chức cấp cao giấu tên nói. "Vì thế, chúng ta cần các quan hệ đối tác với các đồng minh phi truyền thông, các quốc gia, địa phương và bản địa".
Vào thời điểm công bố chiến lược tình báo vào năm 2014, các cuộc tấn công mạng, cùng với các đe dọa đối với an ninh kinh tế và chính trị và đối với an ninh bầu cử là những vấn đề đến sau. Nhưng giờ đây, đó là những vấn đề hàng đầu, do các cuộc tấn công liên tiếp mà Mỹ cáo buộc là xuất phát từ Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây, theo chiến lược mới.
Mỹ mất vị trí dẫn đầu trong vũ trụ
Báo cáo tình báo mới của Mỹ chỉ ra rằng một lĩnh vực khác khiến giới tình báo rất đau đầu là Mỹ mất vị trí đứng đầu vốn được duy trì trong nhiều năm trong vũ trụ.
Trung Quốc và Nga đã đặt mục tiêu cụ thể là đuổi kịp Mỹ trong vũ trụ, nhưng công nghệ và sự thương mại hóa đã khiến nhiều quốc gia và các bên tư nhân cũng có được các khả năng vũ trụ. "Chúng tôi lo ngại rất nhiều về sự lợi thế", quan chức giấu tên trên nói.
Tăng cường minh bạch và nâng cao sự tín nhiệm
Ông Coats cũng cho hay, cộng đồng tình báo Mỹ phải cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan và phải sáng tạo hơn. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng phải hành động nhiều hơn để gia tăng cường sự minh bạch và nâng cao sự tín nhiệm của công chúng đối với hoạt động của họ, sau vụ rò rỉ tai tiếng của Edward Snowden vào năm 2013 về các chương trình theo dõi của Mỹ.
Theo New York Times, các lãnh đạo của các cơ quan tình báo Mỹ dự kiến sẽ có cuộc điều trần trước quốc hội vào đầu tháng 2 tới để đánh giá đầy đủ hơn về các mối đe dọa mà nước Mỹ đang đối mặt. Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nhiều khả năng sẽ phải trả lời các câu hỏi tại cuộc điều trần về hoạt động gián điệp ngày càng gia tăng của Trung Quốc và "các nỗ lực tiếp diễn của Nga nhằm can thiệp vào các tổ chức dân chủ tại Mỹ và phương Tây".
Các quan chức tình báo cấp cao tại buổi công bố chiến lược mới không nhắc tới các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ các kết quả điều tra tình báo. Ông Trump trước đó đã bày tỏ sự phản đối về các kết quả điều tra tình báo quan trọng liên quan tới cáo buộc Nga can thiệp bầu cử năm 2016 và vai trò của Ả rập Xê út trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Bộ Quốc phòng Nga bất ngờ tiết lộ đặc tính tên lửa 9M729 Tư lệnh Lực lượng tên lửa và Pháo binh Nga, ông Mikhail Matveyevsky cho biết, tầm bắn tối đa của tên lửa 9M729 là 480 km và tuân thủ các điều kiện của Hiệp ước INF (Hiệp ước INF cấm tên lửa có tầm bắn từ 500 km trở lên). Điều này đã được kiểm chứng qua cuộc tập trận "Zapad 2017". Tổ...