Donald Trump gây hoảng loạn, Bắc Kinh đối mặt nguy cơ lịch sử
Hàng loạt dự báo cho thấy, kinh tế Trung Quốc sẽ xuống mức thấp nhất trong 30 năm và đối mặt với nguy cơ lớn trong bối cảnh ông Donald Trump ngày càng cứng rắn. Những giải pháp mà Bắc Kinh đưa ra chỉ là tạm thời.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa có một quyết định cải cách được mong đợi từ lâu: thay đổi cách tính toán lãi suất của các ngân hàng thương mại, qua đó giúp làm giảm chi phí lãi vay của một bộ phận lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh nhỏ,…
Theo đó, ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng thương mại sử dụng lãi suất cho vay cho các khách hàng lớn, khách hàng tốt nhất (loan prime rate – LPR) làm lãi suất tham chiếu cho các khoản vay mới, thay vì lãi suất cho vay cơ bản (benchmark lending rate) do PBOC ấn định. Lãi suất LPR sẽ được PBOC xem xét đưa ra vào ngày 20 hàng tháng thay vì hàng ngày như trước.
Do LPR được áp dụng cho những khách hàng tốt nhất và ít rủi ro nhất, cho nên đây là mức lãi suất cho vay tối thiểu không chính thống ở Trung Quốc.
Lãi suất LPR, MLF và lãi suất cho vay trung bình.
Cũng trong động thái mới nhất, NHTW Trung Quốc đã sử dụng tới lãi suất các khoản vay trung hạn (midterm lending facility – MFL) để điều chỉnh các chính sách tiền tệ. Lãi suất MLF hiện ở mức khoảng 3,3%/năm, thấp hơn tỷ lệ cho vay chuẩn của PBOC (thiết lập ở mức 4,35%).
Việc gắn lãi suất LPR với lãi suất các khoản vay MLF được kỳ vọng sẽ giúp giảm lãi suất cho vay nói chung. Ngay sau khi PBOC áp dụng chính sách cải cách, lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm ở mức 4,25% – giảm so với mức 4,31% trước đó, trong khi lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm ở mức 4,85%, thấp hơn con số 4,9% của lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm.
Như vậy, khác với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), PBOC không sử dụng đơn nhất một công cụ chính sách tiền tệ mà đồng thời là một nhóm các chính sách để kiểm soát cung tiền, lãi suất và tỷ giá.
Sáng 24/8, PbOC cũng đã tiếp tục giảm giá mạnh đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống sâu dưới ngưỡng nhạy cảm 7 NDT đổi 1 USD.
Cụ thể, PBOC điều chỉnh tỷ giá tham chiếu xuống ngưỡng 7,0572 Nhân dân tệ (NDT) đổi 1 USD. Đây là phiên thứ 8 NHTW Trung Quốc giảm tỷ giá tham chiếu – tỷ giá trung tâm (midpoint) xuống sâu thêm dưới ngưỡng quan trọng này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc để đồng NDT giảm giá nhanh.
Video đang HOT
Ngay sau khi PBOC công bố tỷ giá tham chiếu mới, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua: 7,0929 NDT đổi 1 USD.
Việc Trung Quốc liên tục hạ tỷ giá tham chiếu và giảm lãi suất cho vay được xem là hành động nhằm trả đũa việc ông Donald Trump hôm 1/8 công bố kế hoạch áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc cũng như tuyên bố cứng rắn cuối tuần qua rằng ông Trump sẽ đương đầu với Trung Quốc bằng mọi giá dù cuộc chiến thương mại có gây tổn hại đến nền kinh tế nước Mỹ.
Cửa khó đối với Trung Quốc
LPR ra đời từ năm 2013 và được xem là một loại lãi suất phản ánh lực cầu tín dụng trên thị trường tốt hơn so với lãi suất cơ bản. Về lý thuyết, động thái chính sách tiền tệ mới của PBOC dùng LPR thay cho BLR sẽ giúp giảm lãi suất của các khoản vay mới cho các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình.
Trong phiên giao dịch đầu tiên sau những đổi thay về chính sách lãi suất, lãi suất đã xuống. Tuy nhiên, kỳ vọng về khả năng lãi suất cho nền kinh tế giảm trên diện rộng không thực sự khả quan. Một trong những lý do là bởi nhiều ngân hàng vì muốn bảo vệ biên lợi nhuận sẽ từ chối cho vay với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất cơ bản. Trong khi bản thân lãi suất cơ bản cũng đã được giữ nguyên từ lâu, từ tháng 10/2015 đến nay.
Trong khi đó, “vũ khí” tỷ giá cũng là con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc.
Ông Donald Trump quyết đương đầu tới cùng với Trung Quốc.
Trong một báo cáo gần đây, Bank of America Merrill Lynch Global Research dự báo đồng NDT cần mất giá 10% nếu Trung Quốc muốn trung hòa tác động từ thuế nhập khẩu của Mỹ do số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ chỉ bằng một phần ba sản phẩm Mỹ mua từ Trung Quốc.
Đồng nội tệ giảm giá giúp hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn ở thị trường nước ngoài, nhờ đó có thể bù lại được ảnh hưởng của các mức thuế quan cho hàng hóa vào Mỹ.
Nhưng ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực của một đồng NDT yếu lại rất lớn, trong đó có sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc. Trước đó, cú phá giá đồng NDT hồi tháng 8/2015 đã khiến Trung Quốc lao đao, Bắc Kinh sau đó đã phải chi ra cả ngàn tỷ USD để ngăn chặn NDT lao dốc.
Những tín hiệu suy giảm tăng trưởng gần đây đã khiến Trung Quốc cuống cuồng tìm cách chống đỡ. Bắc Kinh đã đồng loạt dùng không chỉ chính sách tiền tệ mà cả tài khóa và những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc chiến thực sự đã lên một mức khốc liệt mới sau cú nổi giận lôi đình của ông Trump vào cuối tuần trước. Những biện pháp vừa được Bắc Kinh công bố xem ra không thể đủ để cân bằng các tác động tiêu cực.
Cuộc chiến Mỹ-Trung ngày càng leo thang và dự báo có thể còn nóng hơn nữa. Mức thuế mà Washington áp lên hàng hóa Mỹ thậm chí còn được dự báo có thể lên mức 45%.
Bắc Kinh đối mặt với cửa khó chưa từng có trong phát triển kinh tế.
Theo Bloomberg, nếu Mỹ chỉ áp mức thuế 10% mà ông Trump tuyên bố từ trước đó, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 6% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Nhưng giờ đây, tình hình giờ trở nên tệ hơn rất nhiều sau khi ông Trump (rạng sáng 24/8 giờ Việt Nam) tuyên bố sẽ nâng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc từ 1/10 tới. Thuế quan được áp dụng với 300 tỷ USD hàng hoá còn lại tăng từ 10% lên 15%, có hiệu lực vào ngày 1/9.
Trước đó, các nhà phân tích từ United Overseas Bank của Singapore cũng cho rằng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có nguy cơ giảm xuống dưới 6% vào năm 2020. Còn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ ở mức 6,2% vào năm 2019 và 6,0% vào năm 2020.
Các dự báo này có thể sẽ được điều chỉnh giảm xuống hơn nữa theo những căng thẳng leo thang mới.
Không những thế, trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc còn đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có sức cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, khối nợ khổng lồ của chính quyền địa phương cũng như thế giới tài chính ngầm khó kiểm soát,…
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đối mặt với những động thái cứng rắn hơn của Washington và dư luận thế giới đối với nhiều vấn đề khác như Đài Loan và Hong Kong. Bất chấp cảnh báo đáp trả của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây phê duyệt hợp đồng bán 66 chiến đấu cơ F-16 với tổng trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng tính toàn vẹn của luật pháp Hong Kong để giải quyết căng thẳng leo thang tại đặc khu này.
H. Linh
Theo vietnamnet
Vì sao Trung Quốc 'bỏ' Bắc Kinh, chọn Thương Hải là nơi đàm phán với Mỹ?
Thượng Hải là nơi Mỹ-Trung thống nhất ra thông cáo chung khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1972.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 24/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin xác nhận ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ bay tới Thượng Hải vào thứ Hai tuần tới.
Vòng đàm phán kéo dài trong 2 ngày cuối cùng của tháng 7 là lần đầu tiên quan chức cấp cao 2 bên gặp nhau để thảo luận về giải pháp cho thương chiến Mỹ-Trung sau sự cố đỗ vỡ hồi tháng 5.
Theo thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham, nội dung của vòng đàm phán mới sẽ xoay quanh các vấn đề sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại.
Trung Quốc chọn Thượng Hải vì muốn đổi gió cho các vòng đàm phán mới. (Ảnh: Bloomberg)
Lý giải về nguyên nhân chọn Thượng Hải làm địa điểm đàm phán, Bộ trưởng Mnuchin cho biết đây là quyết định mang tính biểu tượng bởi Thượng Hải là nơi Mỹ-Trung thống nhất ra thông cáo chung khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1972.
Giới quan sát cho rằng, thay vì trung tâm chính trị Bắc Kinh, việc Trung Quốc chuyển sang Thượng Hải cho thấy nền kinh tế thứ 2 thế giới đang cố nhấn mạnh vào yếu tố thương mại, giảm nhẹ nhân tố chính trị.
Chuyên gia Liao Qun tới từ Ngân hàng Quốc tế China Citic thì cho rằng Bắc Kinh đang muốn "đổi gió", mang lại hơi thở mới cho quá trình đàm phán đang giậm chận tại chỗ khi 2 nước vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung cho các bất đồng.
"Thượng Hải là cánh cửa cải cách và mở cửa của Trung Quốc cũng như trung tâm kinh tế của đất nước. Đây có thể là một thay đổi tích cực", ông Liao cho hay.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington với Bắc Kinh đổ bể hồi tháng 5/2019 sau khi Mỹ cáo buộc phía Trung Quốc từ bỏ một số điều khoản đã nhất trí trước đó. Tổng thống Trump tăng thuế đối với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu, đe dọa sẽ bổ sung thuế lên thêm 325 tỷ USD hàng hóa nữa - gần như toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ.
Cuối tháng 6, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý nối lại đàm phán và hoãn áp thuế bổ sung. Tuy nhiên, không có thời hạn đình chiến cụ thể nào được thiết lập, các mức thuế hiện hành được áp đặt trước đó vẫn được áp dụng. Cả hai bên vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong việc đi đến chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài từ giữa năm ngoái.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
doisongphapluatTin thế giới : Iran bị Mỹ tấn công, Trung Quốc sẵn sàng chìa tay cứu? Mối quan hệ của Trung Quốc và Iran đang được thử thách sau khi chính quyền Donald Trump phát lệnh trừng phạt công ty năng lượng nhà nước Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ Iran. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trò chuyện thân...