Donald Trump đeo cà vạt xanh dương – sắc màu hòa bình ở họp thượng đỉnh
Donald Trump đeo cà vạt xanh dương – sắc màu hòa bình ở họp thượng đỉnh
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau ở khách sạn Metropole (Hà Nội) trong cuộc gặp thượng đỉnh lần hai ở Việt Nam. Ông Trump chọn suit đen và cà vạt màu xanh dương kẻ sọc. Trước đó một ngày, tổng thống Mỹ chọn cà vạt kẻ tông hồng. Trong các lần diễn thuyết, thi thoảng ông mới đeo cà vạt kẻ sọc, đa số còn lại là một màu trơn không họa tiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đeo cà vạt xanh dương trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều. Ảnh: Reuters.
Cà vạt được coi là biểu tượng gắn liền bộ suit và là tâm điểm thu hút ánh mắt của người đối diện. Theo New York Times, các chính khách chủ yếu chọn màu sắc cà vạt để đưa đến thông điệp về chính trị. Việc tổng thống Donald Trump chọn chiếc cà vạt màu xanh dương trong cuộc họp về hòa bình mang đến nhiều ý nghĩa tích cực. Theo Viện sắc màu Pantone, xanh dương là một dải màu của những khả năng vô hạn, màu ưa thích của người châu Âu, đặc biệt là người Mỹ, Pháp, Canada, Australia, New Zealand. “Xanh dương – sắc màu của sự cương quyết. Nó là màu của hòa bình, ổn định, của sự tin cậy và trách nhiệm, tình hữu nghị, hợp tác, ước mơ và hy vọng”, Pantone viết.
Giáo sư tâm lý học Schloss của Đại học Wisconsin tại Madison, Mỹ giải thích trên Artsy: “Nếu nhìn vào tất cả vật gắn với màu xanh dương, phần lớn chúng đều tích cực. Rất khó nghĩ ra thứ gì tiêu cực có màu lam”. Năm 2016, kiểu cà vạt xanh dương kẻ sọc từng được cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đeo thường xuyên khi tới thăm Việt Nam hồi tháng 5 với thông điệp hòa bình.
Video đang HOT
Phong cách đeo cà vạt của ông Trump.
Theo Masculine Style, tổng thống Donald Trump có phong cách sử dụng cà vạt thú vị. Ông đều đeo cà vạt có màu nổi bật, bắt mắt, tương phản mạnh với màu tối của suit. Cà vạt của ông thường dài quá thắt lưng, tạo cảm giác phần thân trên ngắn lại, chân dài hơn đồng thời tăng liên kết giữa gương mặt và cơ thể.
Sao Mai
Theo vnexpress.net
Thành triệu phú đô la nhờ bán dép in... twitter của ông Trump
Làm giàu không khó, quan trọng là bạn có đủ ý tưởng và can đảm hay không?
Sam Morrison là một nhiếp ảnh gia kiêm nghệ sĩ 27 tuổi ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Anh bắt đầu bán những đôi dép in các dòng tweet khác nhau của tổng thống Donald Trump vào tháng 5 năm 2017.
Trước đó, anh chàng đam mê sáng tạo này từng thử sức với nhiều mặt hàng độc lạ như áo lụa, các bộ bài với ngăn bí mật bên trong. Nhưng trong suốt nhiều năm, hầu hết các dự án của anh đều là sản phẩm kỹ thuật số, cho đến khi ý tưởng về sản phẩm in tweet của ông Trump xuất hiện vào năm 2017.
Đôi dép in tweet của Donald Trump đem lại doanh thu hàng triệu đô la cho Morrison
"Hãy xem thử 40.000 dòng tweet của Donald Trump, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được một số ý kiến mâu thuẫn lẫn nhau. Tôi muốn làm nổi bật sự giả tạo này" - Morrison chia sẻ với tờ Business Insider.
Cụ thể, một tweet năm 2013 của ông Trump đã khuyên cựu tổng thống Obama không nên tấn công Syria. Nhưng trong tweet năm 2017, ông Trump quyết định tấn công Syria. Hay như trong tweet tháng 11 năm 2012, ông nhận xét hệ thống cử tri đoàn là "thảm họa của nền dân chủ", nhưng đúng 4 năm sau ngày đắc cử, ông lại viết tweet khen ngợi hệ thống cử tri đoàn "thật sự tốt đẹp".
2 bài tweet trái ngược về việc tấn công Syria
2 bài tweet đối lập về hệ thống cử tri đoàn ở Hoa Kỳ
Tháng 5 năm 2017, anh bắt đầu bán những đôi dép này trên website PresidentFlipFlops.com. Anh đã tự mình làm 1.000 đôi dép in tweet của vị tổng thống. Tuy không hề chi tiền vào việc quảng cáo nhưng sản phẩm của anh đã nhanh chóng trở thành một cơn sốt trên các kênh thông tin như MSNBC, HuffPost, Fortune, BBC hay Reddit, Twitter. Cứ mỗi sản phẩm bán ra, anh sẽ quyên góp 10% giá trị đôi dép cho Liên đoàn Tự do dân sự Hoa Kỳ. Anh đã bán được hàng triệu đô la nhờ sản phẩm đầy sáng tạo này.
Mọi công đoạn từ sản xuất tới bán hàng đều do Morrison đảm nhiệm
Morrison cho biết, dép in tweet của ông Trump bị giới hạn về số lượng do không đủ nhân lực và nguyên vật liệu. Sự phức tạp trong quá trình sản xuất cũng là một trong những lý do. Khi mua nguyên liệu chế tạo, anh phải đặt tối thiểu 1.000 đôi dép và chờ suốt 2 tháng mới nhận được hàng. Bên cạnh đó, anh phải tự tin nội dung tweet lên 1.000 đôi dép này, đóng gói và vận chuyển tới tay khách hàng.
Mặc dù chỉ thực hiện 3 mẫu dép với 5 kích cỡ, mức giá khoảng 30 USD nhưng Morrison đã bán hết số dép chỉ trong 1 tháng. Người dân từ 47 tiểu bang của Mỹ đã trở thành khách hàng của anh. Trong tương lai, anh quyết định sẽ làm thêm nhiều đôi dép tương tự để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo Danviet
Nước Mỹ có khả năng rơi vào 'tình trạng khẩn cấp'? Tổng thống Mỹ Donald Trump lại nhấn mạnh khả năng cao sẽ có thể tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp' đối với nước Mỹ để kêu gọi xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Người dân Mỹ khốn đốn trong thời gian dài vì Chính phủ đóng cửa, do bất đồng của ông Trump với đảng đối lập Theo BBC, bức tường...