Donald Trump đang để tướng lĩnh quân sự “lộng quyền”
Donald Trump muốn các chỉ huy từng vị trí có nhiều quyền hơn để nhanh chóng hơn trong cuộc chiến chống kẻ thù. Tuy nhiên, chính các quan điểm này của ông Donald Trump lại khiến giới tướng lĩnh Mỹ dường như đang “lộng quyền” hơn.
Nếu như Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn yêu cầu các tướng lĩnh Lầu Năm góc thảo luận với Tổng thống tình hình cụ thể mỗi lần tấn công quân sự thì đến thời Tổng thống Donald Trump, giới tướng lĩnh Mỹ dường như đang “lộng quyền” hơn, sẵn sàng hạ lệnh mà không biết đến hậu quả từ các quyết định của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Nhận định trên do tờ The New York Times đưa ra. Theo đó, khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris ra lệnh cho tàu sân bay Carl Vinson “tiến về phía Bắc” thì ông hoàn toàn không nghĩ đến những hiệu ứng mà mệnh lệnh này có thể tạo ra.
Theo NYT, hiệu ứng của mệnh lệnh này là: Đô đốc Harris đưa nhóm tàu tác chiến của Hải quân Mỹ đến phía Bắc để chống lại các hành động của Triều Tiên.
Sau đó 4 ngày, tướng John Nicolson đã ban hành lệnh ném “mẹ của các loại bom” xuống Afghanistan để tiêu diệt các phần tử thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Ngay sau đó, hành động này đã xuất hiện trên trang nhất của hầu hết truyền thông quốc tế.
Một cách vô tình, tướng Mỹ đã “gửi tín hiệu cảnh báo đến các chế độ độc tài ở Syria và Triều Tiên rằng họ có thể trở thành mục tiêu kế tiếp của “mẹ các loại bom” mà Mỹ đã ném xuống Afghanistan”.
Theo NYT, các chi tiết này cho thấy ngay cả những tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đeo 4 sao trên vai, cũng có thể sẽ không tính đến các hậu quả chính trị và chiến lược sâu rộng của các quyết định mang tính tình huống do mình ban hành.
Trong bối cảnh này, một loạt các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ, cả đương nhiệm và đã nghỉ hưu, đã cảnh báo rằng: các quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc giải phóng các tướng lĩnh khỏi chính sách thắt chặt kiểm soát từ thời ông Obama trong khuôn khổ cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
“Hiện hàng ngày các sỹ quan cấp cao trong quân đội Mỹ đang tự mình thông qua rất nhiều quyết định mà không cần tham vấn. Nhưng họ cần phải hiểu và chú ý rằng các hành động của họ có thể sẽ tạo ra các ảnh hưởng chiến lược đến các lĩnh vực đời sống mà không thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của họ”- cựu quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Mỹ bình luận trên NYT.
Hôm thứ Năm vừa qua, các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Obama cũng tuyên bố rằng tướng Nicolson đã không xin phép Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hoặc Chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng liên quân, tướng Joseph Danford trước khi quyết định ném “mẹ của các loại bom” xuống Afghanistan.
Video đang HOT
Dường như Nhà Trắng không có được các chi tiết của vụ việc này khi Thư ký Báo chí Sean Spicer và Cố vấn An ninh Quốc gia Herbert McMasster đưa ra tuyên bố về vụ việc này. Các quan chức Nhà Trắng cho biết, cả hai quan chức cấp cao này chỉ dựa vào các thông tin do Lầu Năm góc đưa ra để phục vụ bài phát biểu của mình.
Các quan chức Nhà Trắng cũng thừa nhận rằng ông Nicolson có đủ thẩm quyền cần thiết để cho ném bom vào Afghanistan vì thẩm quyền này có từ thời cựu Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm góc cũng khẳng định rằng” Nếu như cựu Tổng thống Obama vẫn đang tại vị thì tướng Nicolson sẽ phải thảo luận tình hình với ông Obama trước khi sử dụng quả bom phi hạt nhân có sức công phá lớn nhất của Mỹ.
Nhà Trắng thời Obama đã nói rất rõ ràng với Lầu Năm góc rằng Tổng thống muốn họ phải thảo luận với Tổng thống trước khi có các quyết định liên quan đến tấn công quân sự.
NYT kết luận rằng Tổng thống Donald Trump đã cho thấy ông không muốn các tướng lĩnh phải thảo luận với ông trước từng vụ tấn công quân sự. Ông muốn các chỉ huy từng vị trí có nhiều quyền hơn để nhanh chóng hơn trong cuộc chiến chống kẻ thù.
Tuy nhiên, chính các quan điểm này của ông Donald Trump lại khiến giới tướng lĩnh Mỹ dường như đang “lộng quyền” hơn.
Theo NTD
TQ đã "mệt mỏi", sẵn sàng từ bỏ đồng minh Triều Tiên?
Trung Quốc thời gian qua đã phát đi tín hiệu cho thấy nước này sẵn sàng gây áp lực, buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, dù điều này có thể gây bất ổn ở Bình Nhưỡng.
Trung Quốc đã hết kiên nhẫn với Triều Tiên "khó bảo"?
Theo Straits Times, Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, mới đây đã ủng hộ bản dự thảo do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra, nhằm lên án vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Trong số các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an, chỉ có Nga là nước phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng hoan nghênh những phát biểu của Mỹ về vấn đề Triều Tiên. "Giới chức Mỹ thực sự đã có những phát biểu tích cực và mang tính xây dựng, như sử dụng tất cả biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo. Điều này phản ánh hướng đi mà Bắc Kinh cho là đúng đắn và nên tuân thủ".
Giới phân tích trong và ngoài Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh đang cho thấy dấu hiệu thay đổi chính sách với Bình Nhưỡng, thậm chí sẵn sàng rời xa đồng minh này.
Một trong những yếu tố chính làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh nằm ở việc Triều Tiên đang ngày càng cụ thể hóa tham vọng hạt nhân và phát triển tên lửa.
Bình Nhưỡng đã 5 lần thử hạt nhân, nắm công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân vào đầu đạn tên lửa. Những đợt thử tên lửa đạn đạo mới nhất cũng cho thấy dấu hiệu tiến triển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi những hành động tích cực từ Trung Quốc.
Giáo sư Wang Xiangsui đến từ trường Đại học Beihang, ở Bắc Kinh nhận định, rõ ràng viễn cảnh Triều Tiên làm chủ công nghệ hạt nhân khiến cho "Trung Quốc không còn thời gian để áp dụng các chính sách mơ hồ".
"Bắc Kinh cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng, rằng nước này phản đối Bình Nhưỡng chế tạo vũ khí hạt nhân và muốn đồng minh hãy từ bỏ", Giáo sư Wang nói.
Viễn cảnh Hàn Quốc và Nhật Bản chạy đua vũ trang bằng vũ khí hạt nhân, để tự bảo vệ mình trước Triều Tiên, cũng đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc.
Một yếu tố khác khiến Bắc Kinh phải cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng là bởi sức ép từ bên ngoài, Giáo sư Li Mingjiang đến từ trường Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nói.
Mối quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc đang bị tổn hại vì Seoul nghĩ Bắc Kinh không nỗ lực kiềm chế Triều Tiên. Điều này cũng khiến Hàn Quốc xích lại gần hơn với Mỹ.
Binh sĩ Triều Tiên trong cuộc duyệt binh ngày 15.4 ở Bình Nhưỡng.
Từ đó, Mỹ lợi dụng tình hình bất ổn ở bán đảo Triều Tiên để tăng cường quân sự đến khu vực này, ông Li nói. Điều này tái hiện lại căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, khi quân đội Trung Quốc đụng độ trực tiếp với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Theo các chuyên gia, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phớt lờ lời nói của Bắc Kinh về vấn đề hạt nhân và thử tên lửa, Trung Quốc sẽ tạo nên sức ép cả về kinh tế và quân sự.
Các biện pháp cứng rắn hơn của Trung Quốc bao gồm siết chặt thương mại ở biên giới, kiểm soát hoạt động tài chính, khiến cho Triều Tiên khó khăn hơn trong việc huy động nguồn lực cho chương trình hạt nhân.
Giáo sư Li tin tưởng, với nỗ lực từ Trung Quốc và cả sức ép quân sự từ Mỹ, Bình Nhưỡng cuối cùng có thể chấp nhận lựa chọn từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giới thiệu nhiều loại vũ khí mới trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.
Tuy nhiên, các biện pháp kinh tế có thể phải mất nhiều tháng mới phát huy tác dụng. Ngay cả khi Bình Nhưỡng không muốn ngừng chương trình hạt nhân, tham vọng của Triều Tiên cũng sẽ giảm dần vì thiếu hụt nguồn tiền, vật tư và cả công nghệ.
Nhưng Giáo sư Jia Qingguo đến từ trường Đại học Peking ở Bắc Kinh lại tỏ ra bi quan. Ông Jia nói, việc tìm kiếm giải pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể rất khó khăn vì Bình Nhưỡng từ chối hợp tác.
"Đến cuối cùng, Trung Quốc có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng áp lực chưa từng có, dù điều này có thể gây bất ổn hoặc thậm chí khiến Bình Nhưỡng sụp đổ", Giáo sư Jia nói.
Theo đó, thông tin máy bay ném bom Trung Quốc đặt trong tình trạng "báo động cao" hay việc Bắc Kinh đưa 150.000 quân đến biên giới Triều Tiên, có thể không nhằm bảo vệ Bình Nhưỡng, mà chuẩn bị cho các tình huống bất ổn xảy ra trong khu vực.
Theo Danviet
Sức mạnh đỡ đòn "bão lửa" Mỹ nằm dưới mặt đất Triều Tiên Giới chuyên gia đánh giá, Triều Tiên là quốc gia kiên cố nhất trên thế giới, thách thức mọi đợt oanh tạc bằng tên lửa hành trình và bom thông minh của Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cương quyết theo đuổi chương trình phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân. Theo The Sun, hầu như toàn bộ các căn...