Donald Trump có khả năng bỏ cuộc giữa chừng
Hiện đang có nhiều đồn đoán, tỷ phú Donald Trump không hề thích làm Tổng thống Mỹ, mà chỉ muốn là người chiến thắng trong cuộc đua.
Tờ “New York Times” ngày 7.7 có bài viết cho rằng không loại trừ nhà tỷ phú Donald Trump sẽ rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sau khi được đảng Cộng hòa đề cử hoặc thậm chí cả sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Bài báo đưa ra dự đoán này dựa trên một tình tiết, đó là trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, khi được hỏi là ông sẽ nói gì khi trúng cử, thì ông Trump, thay vì nói rằng những người phản bác ông đã sai, rằng ông đã đánh bại bà Hillary Clinton và trở thành Tổng thống, ông Trump đã “nở một nụ cười tinh quá” và nói: “Tôi sẽ cho bạn biết tôi cảm thấy như thế nào sau khi điều đó xảy ra”.
Tờ báo nhận định, dấn thân vào cuộc đua Nhà Trắng, mục đích của Donald Trump chỉ là để được biết đến nhiều hơn, được thể hiện và được khẳng định cái tôi.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên, Donald Trump lửng lơ chuyện rút lui. Trước đó, hồi năm 2015, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Trump nói rằng nếu như thất bại trong vòng bầu cử sơ bộ, ông vẫn có thể ung dung quay lại công việc kinh doanh.
Donald Trump.
Mới đây nhất, hồi tháng 6.2016, giữa lúc phải chịu tới tấp những thông tin tiêu cực, ông đã nói đùa trước đám đông rằng ông sẽ xem xét rời khỏi cuộc đua để lấy 5 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, là người lắm chiêu trò, Donald Trump hoàn toàn có thể đang “bày chuyện” để được xuất hiện trên mặt báo nhiều hơn. Song không loại trừ khả năng ông Trump quan tâm tới việc giành được chức vụ tổng thống hơn là việc đảm đương chức vụ ấy.
Từ khi Donald Trump xuất hiện, thế giới đã được chứng kiến hình ảnh của một ứng cử viên tổng thống Mỹ mạnh miệng với những phát ngôn gây sốc. Nhiều người đã tỏ ý hoài nghi, liệu ông Trump có thực sự nghiêm túc khi chạy đua tranh cử. Thậm chí, một số nhà ngoại giao kỳ cựu còn không thể hiểu nổi, chiến lược của ông Trump là gì khi ông vô tư đả kích, chê bai và đưa ra những quan điểm trái ngược với phần còn lại của thế giới.
Thậm chí, ngay cả những tuyên bố của ông Trump cũng chọi nhau chan chát, không nhất quán, không đem lại được sự tin cậy trong một nền văn hóa chính trị coi trọng tính kỷ luật trong các thông điệp mà các ứng cử viên đưa ra.
Những hoài nghi này đã dịu bớt sau khi ông Trumps đánh bại các đối thủ đảng Cộng hòa và nắm chắc sự đề cử. Tuy nhiên, khi cuộc đua đã chuyển sang giai đoạn mới và đa số các cuộc khảo sát cho thấy ông Trump thua bà Clinton, những đồn đoán đã rộ lên thành những cuộc thảo luận chính trị ở Washington, New York và những nơi khác, xoay quanh chủ đề liệu ông Trump có tìm kiếm một chiến lược rút lui êm đẹp hay không.
Ông Stuart Stevens, cố vấn cao cấp cho ông Mitt Romney hồi năm 2012 và là một trong số những người chỉ trích ông Trump nặng nề nhất, nói ông Trump là “một kẻ bịp bợm” và đang tìm kiếm một lối thoát chiến lược. Ông Steven cho rằng ông Trump không có chút kinh nghiệm quản lý nào và thậm chí còn không biết cách tiến hành một chiến dịch tranh cử. Ngay cả những người ủng hộ ông Trump cũng thừa nhận rằng chiến dịch của ông có vẻ giống như một chuyến du lịch tiêu khiển.
Tuy nhiên, một số người ủng hộ ông Trump đã bác bỏ thông tin rút lui này. Thomas Barrack Jr., nhà đầu tư tài chính và bất động sản là bạn thân của ông Trump, khẳng định: “Ông ấy sẽ không rút lui”.
Ông Sean Spicer, người phát ngôn của Ủy ban Toàn quốc của đảng Cộng hòa khẳng định: “Những tin đồn ông Trump sẽ rút lui là ngu xuẩn. Ông ta tranh cử là để chiến thắng”.
Theo Danviet
Sau thắng lợi ngoạn mục ở Syria, Putin lại qua mặt phương Tây tại Libya
Tổng thống Nga Putin đang áp dụng mô hình và chiến thuật ông đã thử nghiệm thành công ở Syria cho Libya. Và một lần nữa, phương Tây lại bị nhà lãnh đạo Nga "qua mặt", ông Azeem Ibrahim, Giáo sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Chiến tranh Lục quân Mỹ bình luận.
Sau thắng lớn ở Syria, Tổng thống Putin dường như đang tiếp tục "qua mặt" Mỹ và phương Tây tại Libya.
Theo ông Azeem Ibrahim, sau khi giành được thắng lợi ngoạn mục tại Syria, giúp chính quyền Tổng thống Assad đứng vững, giải phóng nhiều phần đất nước bị các phần tử khủng bố chiếm đóng đồng thời cũng giúp Nga cân bằng ảnh hưởng với Mỹ tại đây, ông chủ Điện Kremlin bắt đầu chuyển sự chú ý sang Libya, nơi phương Tây đang nắm giữ ảnh hưởng đáng kể sau cuộc can thiệp quân sự lật đổ cố lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011.
Về mặt kỹ thuật, Nga và phương Tây đều tuyên bố sứ mệnh chung tại Libya là tiêu diệt các phần tử khủng bố, đặc biệt là ngăn chặn sự bành trường của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại đất nước Bắc Phi.
Tuy nhiên, sự đối đầu giữa 2 bên được phản ánh thông qua việc phương Tây ủng hộ chính phủ có khuynh hướng dân chủ được Liên Hợp Quốc bảo trợ, trong khi Moscow ủng hộ chính quyền quân sự do Tướng Haftorah lãnh đạo ở thành phố Tobruk, kiểm soát miền Đông Libya, nơi tập trung các mỏ dầu có trữ lượng lớn. Và như vậy, một lần nữa, Tổng thống Putin lại qua mặt phương Tây, Azeem Ibrahim nhấn mạnh.
Giải thích về điều này, ông Azeem Ibrahim cho hay, sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011, Libya đã không thiết lập nổi một Chính phủ thống nhất. Do đó, đất nước Bắc Phi cùng tồn tại hai chính phủ song song.
Trong khi "Chính phủ quốc gia Libya" được các nước phương Tây hậu thuẫn đang đứng trên bờ vực tan rã, thì "Nghị viện Libya" do Tướng Haftorah lãnh đạo ở Tobruk ngày càng mạnh lên với sự ủng hộ của Nga.
Chính quyền do Tướng Haftorah lãnh đạo ở miền Đông Libya càng mạnh, Nga càng giành được nhiều ảnh hưởng tại đất nước Bắc Phi.
Theo hãng tin Al Arabiya, Nga đang dốc sức hỗ trợ Tướng Haftarah xây dựng các cơ cấu quốc gia ở phía Đông ngang hàng với chính phủ thân phương Tây ở phía Tây đất nước.
Trong thời gian tới, Moscow sẽ trợ giúp kinh tế, viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí cho tướng Haftarah đánh bại các phần tử khủng bố vốn hiện diện ít hơn so với phía Tây.
Với sự trù phú, giàu có vượt trội hơn hẳn so với phía Tây kết hợp với sức mạnh quân sự, chính quyền phía Đông Libya rõ ràng có nhiều cơ hội để tiến tới thống nhất đất nước, xây dựng một chính quyền Libya thân Nga.
Còn chính quyền thân phương Tây hiện tại sẽ khó lòng nhận được sự hậu thuẫn đáng kể để giành ưu thế trước chính quyền ở phía Đông. Lý do là, chính quyền Obama đang bước vào giai đoạn "di sản" và do đó, gần như không có khả năng, ông chủ Nhà Trắng sẽ đưa ra quyết định can thiệp mạnh mẽ hơn vào Libya để tránh sa vào một vũng lầy mới trong thời điểm ông sắp rời Nhà Trắng.
Trong khi đó, những "cầu thủ" châu Âu từng can thiệp vào Libya năm 2011 như Anh và Pháp cũng đang phải vật lộn đối phó với những vấn đề nghiêm trọng trong nước. Anh đang chuẩn bị trưng cầu dân ý để quyết định ở lại hay rời khỏi Liên minh châu Âu. Còn chính phủ Pháp đang lao đao đối phó với làn sóng đình công, biểu tình phản đối dự luật lao động mới.
Theo đó, ông Azeem Ibrahim nhấn mạnh, khi chính quyền phía Đông Libya được Nga hậu thuẫn ngày càng gia tăng ảnh hưởng, thì mô hình và chiến thuật Tổng thống Putin áp dụng để giành lại ảnh hưởng tại các quốc gia Trung Đông cũng ngày càng thành công.
Theo Danviet
NATO chuẩn bị tham gia đánh IS NATO sẽ triển khai máy bay trinh sát Awacs tạo vòng cung quanh Iraq, Syria và Libya Cuối tuần này, hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw (Ba Lan) sẽ bật đèn xanh để NATO tham gia cuộc chiến chống IS và chống buôn người từ Libya. Ngày 4-7 (giờ địa phương), Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo như trên. Phải...