Donald Trump bất ngờ dẫn trước bà Clinton
Kết quả khảo sát của Los Angeles Times cho thấy rằng ứng viên Tổng thống Mỹ từ đảng Cộng hòa, Donald Trump có bước tiến vượt không lớn so với đối thủ từ đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc chạy đua Tổng thống 9 ngày trước bầu cử.
Donald Trump bất ngờ dẫn trước bà Clinton
“Ngày 30/10, có 46% trong những người được hỏi sẵn sàng dành lá phiếu cho Donald Trump, trong khi số ủng hộ Hillary Clinton là 44,1%”, tin đưa trên trang web của tờ báo.
Trong cuộc thăm dò mới có sự tham gia của 3.220 người, tờ báo cho biết khi tiến hành khảo sát xu hướng thái độ chính trị của người Mỹ. Tờ báo nhận xét rằng kết quả khảo sát quá ngang bằng nên khó có thể công bố lợi thế vượt trội rõ ràng của một trong các ứng viên.
Kênh truyền hình Fox News nêu ý kiến, việc gần đây FBI khôi phục cuộc điều tra về thư tín điện tử của cựu Ngoại trưởng Clinton sẽ gây tác động tiêu cực đến chiến dịch tranh cử nước rút của bà này.
Theo đó, sáng 29/10, bà Clinton đã có cuộc họp qua điện thoại trong khoảng 20 phút với 2 trợ lý: giám đốc chiến dịch John Podesta và quản lý chiến dịch Robby Mook, báo Nghệ An đưa tin.
Trả lời phỏng vấn, ông Podesta mô tả thông báo của ông Comey hôm 28/10 là “ám chỉ thì nhiều mà sự thật thì ít”, để cho những thành viên đảng Cộng hòa có cơ hội “bóp méo và thổi phồng”.
Video đang HOT
Nhiều thành viên đảng Dân chủ cho rằng hành động của ông Comey ẩn chứa những âm mưu chính trị trong một cuộc bầu cử vốn đã đầy rẫy những vụ lùm xùm.
Chiều 29/10, ủy ban vận động của bà Clinton đã gửi thư khẩn đến ông Comey, yêu cầu “ngay lập tức cung cấp thêm thông tin cho người dân Mỹ”.
Ít nhất 3 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã soạn thư khiếu nại và Ủy ban quốc gia Dân chủ đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ.
Theo Doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam có thể hy vọng vào bà Hillary Clinton
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Jim Butterfield nhận định: "Dựa vào kinh nghiệm theo dõi bầu cử, tôi thành thực không tin Hillary khi bà ta nói phản đối TPP. Tôi khá chắc chắn rằng bà ấy không chống lại TPP".
Cuối tháng 7 vừa qua, cố vấn ngoại giao của Hillary Clinton - bà Laura Rosenberg cho biết vị ứng viên Đảng Dân chủ sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành Tổng thống Mỹ.
Theo bà Rosenberg, đối với mọi thoả thuận bà Clinton đều có 3 trách nhiệm: (1) tạo việc làm cho người Mỹ, (2) tăng lương cho người lao động Mỹ, (3) thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, "khi xem xét bản thỏa thuận chung cuộc TPP, bà Clinton không thấy được 3 mục tiêu đó".
Cố vấn ngoại giao nhấn mạnh: "Nghĩa là hiện nay và sau ngày bầu cử tháng 11, cũng như tháng 1 năm sau, bà Clinton không thể ủng hộ TPP".
Đây là một quyết định khá bất ngờ, vì TPP là một trong những di sản của Tổng thống Obama và bà Clinton được cho là sẽ tiếp nối những đường lối ấy. Hơn nữa, điều này trái ngược với những tuyên bố ủng hộ trước đó của bà khi còn nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính quyền ông Obama.
Bà cho rằng, "TPP sẽ đặt ra tiêu chuẩn vàng trong các thỏa thuận thương mại, mở ra một môi trường thương mại tự do, minh bạc và bình đẳng, một môi trường có luật pháp và các sân chơi ở các cấp độ khác nhau".
Còn về phần Donald Trump , thái độ của ông đối với hiệp định này trước nay đều không thay đổi. Ông luôn phản đối tất cả các hiệp định thương mại tự do nói chung và trong đó có TPP và cáo buộc những hiệp định này làm mất đi việc làm của người dân Mỹ.
Phát biểu tại thành phố Pittsburgh, Trump tuyên bố sẽ "xé tan" các hiệp định thương mại - bao gồm TPP và NAFTA. "Những chính trị gia của chúng ta đang hăng hái theo đuổi một chính sách toàn cầu hóa - dịch chuyển công ăn việc làm của chúng ta, sự giàu có của chúng ta và các nhà máy của chúng ta đến Mexico và các nước khác", Trump nói.
Cuộc tranh cử Tổng thống kỳ lạ
Chưa bao giờ, nước Mỹ chứng kiến một cuộc tranh cử Tổng thống nào kỳ lạ như năm nay, khi mà hai ứng viên có nhiều điểm khác biệt từ ngoại hình, phong thái đến chính sách.
Trong buổi trao đổi với báo chí tại tòa nhà Đại sứ quán Mỹ chiều qua, ông Jim Butterfield - giáo sư khoa học chính trị ĐH Western Michigan - chia sẻ "Phải nhìn tận mắt bên ngoài, các bạn mới thấy được sự khác biệt giữa hai ứng cử viên. Trong những buổi tranh luận trực tiếp, bà Hillary thường xuyên phải đứng trên một cái bục để nói chuyện, trong khi ông Trump thì không. Ông ta to cao, còn bà Hillary thì thấp bé".
Về mặt đường lối chính sách của hai ứng viên cũng tồn tại nhiều khác biệt sâu sắc từ chính sách kinh tế, đến ngoại giao, quân sự. "Một người là lão làng trong chính trường, một kẻ ngoại lai. Một người biết Washington vận hành như thế nào, còn tôi không chắc ông Trump biết gì nhiều lắm". TS. Jim Butterfield chia sẻ.
Ngày 8/8, Donald Trump đọc diễn văn về chính sách kinh tế tại thủ phủ xe hơi Detroit thì chỉ 3 ngày sau, bà Hillary phản pháo lại với bài diễn văn đả kích chương trình của ông Trump cũng như nêu ra các chính sách kinh tế của mình.
Đồng thuận duy nhất
Tuy nhiên, kể từ sau khi bà Hillary "quay ngoắt" sang phản đối TPP, hiệp định này đã trở thành điểm tương đồng nổi bật và có lẽ là duy nhất của hai ứng viên Tổng thống đối lập trong năm nay.
Giới quan sát cho rằng động thái này của bà Hillary giúp vị ứng viên Đảng Dân chủ thu hút được sự ủng hộ của nhóm lao động và các thành viên Đảng Dân chủ. Họ là những người phản đối TPP do lo ngại sẽ mất việc làm trong ngành sản xuất và làm suy yếu luật về môi trường.
Tờ Financial Times nhận định sự thay đổi lập trường của bà Hillary Clinton đối với TPP cho thấy chủ nghĩa cơ hội trần trụi. Bà Clinton muốn đánh bại đối thủ cùng đảng là ông Bernie Sanders - thượng nghị sĩ cánh tả có cùng quan điểm chống thương mại tự do giống đa số thành viên Đảng Dân chủ và các tổ chức công đoàn - nhóm cử tri mà bà Clinton cần phải nỗ lực rất nhiều để tìm sự ủng hộ.
Nếu cả hai vị ứng viễn vẫn tiếp tục giữ quan điểm như hiện nay về TPP cho đến khi đã bước chân vào Nhà Trắng, sáu năm đàm phán TPP của Việt Nam nói riêng và 12 nước thành viên TPP nói chung sẽ chỉ còn trên giấy bút.
Dẫu vậy, trao đổi với chúng tôi, TS Jim Butterfield nhận định: "Dựa vào kinh nghiệm theo dõi bầu cử, tôi thành thực không tin Hillary khi bà ta nói phản đối TPP. Tôi khá chắc chắn rằng bà ấy không chống lại TPP. Vì mục tiêu bầu cử ở thời điểm hiện tại, Hillary phản đổi. Michigan, Ohio, Pennsylvania đều là những bang chiến trường mà bà Hillary buộc phải thắng và điều quan trọng là họ không thích TPP. Có thể Hillary sẽ thay đổi lập trường sau 6 tháng hoặc 1 năm sau khi đã trở thành Tổng thống".
Khu vực "vành đai gỉ sắt" Michigan, Ohio và Pennsylvania bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi hiệp định NAFTA được ký kết. Tại đây có một số lượng lớn nhà máy và công nhân làm việc theo dây chuyền bị mất việc làm vào tay người Mexico.
Theo CafeF
Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt? Washington Post (Mỹ) mới đây đã đăng tải một bài góc nhìn thú vị về ứng viên Tổng thống Donald Trump. Tác giả là Daniel Bonevac, giáo sư Triết học hiện đang giảng dạy tại Texas. LTS: Như chính ông Bonevac đã thừa nhận trong bài viết của mình, rất nhiều người trong giới có học thức không dám công khai ủng hộ...