Đón xuân giữa làn ranh sinh tử
Mai vàng lộc biếc, bánh chưng và những vật dụng đã trở nên rất đỗi thân quen trong tâm thức mỗi người vào dịp Tết cổ truyền, dù chỉ được phục dựng trong một phạm vi hạn hữu song cũng đã làm hành lang phòng mổ Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) bớt trống trải, lạnh lẽo và gợi nhắc những bệnh nhân đang giữa làn ranh sinh tử một nơi chốn thân thuộc để quay về.
Sô ng – chê t mong manh
17 giờ 30 ngày 26 Tết, Khoa Giải phẫu Hồi sức ngoại 1 đặt trên tầng 1 dãy A Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) vẫn đông nghịt. Các điều dưỡng, hộ lý hối hả đẩy băng ca chuyển bệnh nhân từ khoa cấp cứu vào khu vực cách ly của phòng mổ. Người nhà bệnh nhân ngồi chật các hàng ghế đặt san sát dọc hàng lang, mắt dán lên màn hình để chờ thông báo về người thân. Nhiều người trải chiếu dọc lối đi và tranh thủ ngả lưng sau nhiều giờ chờ các bác sỹ giành lại mạng sống của người thân từ tay tử thần. Gương mặt ai cũng căng thẳng, mệt mỏi.
Thi thoảng, cánh cửa phòng hậu phẫu lại mở ra để chuyển bệnh nhân đã phẫu thuật về các khoa tiếp tục điều trị hoặc gọi người nhà đến thông báo tình trạng, diễn tiến của bệnh nhân. Tiếng kim loại va đập loảng xoảng; tiếng rít ken két của bánh xe nghiến xuống nền gạch nghe lạnh người.
Lau vội khóe mắt, chị Xuân (31 tuổi, ngụ TPHCM) cho hay đã đưa chồng vào phòng mổ từ cuối tuần trước nhưng đến hôm nay chồng chị vẫn chưa hồi tỉnh, dù ca phẫu thuật đã thành công. Suốt mấy hôm nay, chị bỏ hết công việc ở cơ quan, hai đứa con gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc để ngồi trước phòng săn sóc đặc biệt chờ một phép màu.
Một góc xuân được bố trí cạnh phòng mổ khoa Giải phẫu hồi sức ngoại 1 thuộc Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Huy Thịnh
Chị Xuân ngậm ngùi chồng chị là lái xe. Chiều 23 tháng Chạp, ông ấy chở sếp đi chúc Tết, đến lúc về cơ quan lấy xe máy thì mệt lả, mặt mày bị xây xẩm. Ổng điện cho tôi kêu lên rước về. Cứ tưởng làm việc nhiều quá bị mệt sau đó nằm gục trên ghế. Bác sỹ nói chồng chị bị tai biến, xuất huyết não, phải mổ gấp. Ca mổ thành công nhưng chồng chị bị nặng nên mấy hôm rồi vẫn chưa tỉnh, phải thở máy. “Chắc năm nay tôi ăn Tết trong bệnh viện với chồng tôi”, chị Xuân nói.
Ngồi nép mình trong góc tối, thi thoảng, ông Minh – người nhà của một bệnh nhân ở TPHCM lại động viên chị Xuân như động viên chính mình. Người đàn ông có gương mặt đen sạm, khắc khổ, mái tóc bạc trắng này, dù mới qua tuổi 70 đã đưa em gái từ An Giang lên TPHCM chữa trị căn bệnh cột sống.
Video đang HOT
Ông Minh nói: “Tội nghiệp! Em gái tôi nó khổ lắm. Chồng con không có, đi làm thuê làm mướn, tiền kiếm được không bao nhiêu. Nó bị bệnh 4-5 năm rồi nhưng cắn răng chịu đau, không muốn phiền đến ai. Hôm rồi đau quá nó mới gọi điện cho tôi. Mấy anh em tức tốc đưa em gái đến bệnh viện. Bác sỹ bảo đến bệnh viện trễ quá nhưng còn nước còn tát…”.
Xuân hy vo ng…
Phòng hồi sức thuộc Khoa Giải phẫu Hồi sức ngoại 1 đang chăm sóc cho khoảng 50 bệnh nhân nặng, hầu hết đang trong tình trạng hôn mê, phải thở ô xy. Và, người nhà bệnh nhân vẫn phải túc trực và nằm ngồi vật vờ suốt nhiều ngày ngoài hành lang để chờ thân nhân hồi tỉnh và sẵn sàng đáp ứng một số yêu cầu của đội ngũ thầy thuốc.
Theo ghi nhận của PV Tiê n Phong, trong những ngày cận Tết, để người nhà bệnh nhân bớt trống trải trong những ngày túc trực tại bệnh viện nhằm tiếp thêm niềm hy vọng về một phép màu, tập thể các y bác sỹ Bệnh viện Nhân dân 115 đã dành một khu nhỏ trước phòng mổ để trưng bày tiểu cảnh về ngày Tết. Dãy hành lang sâu hun hút và lúc nào dường như cũng toát ra cảm giác lành lạnh trở thành một ngôi nhà chung cho hàng chục người nhà bệnh nhân đang lưu trú.
Sắc mai vàng rực, nồi bánh chưng bốc khói, gian nhà tranh phên nứa, bàn ghế tre, lu nước hay chiếc đơm cá… dù chỉ là những hiện vật được phục dựng vẫn mang lại chút cảm giác ấm áp đầu xuân cho những người bất đắc dĩ phải đón Tết trong bệnh viện.
Bác sỹ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, từ năm 2001 đến nay, bệnh viện tổ chức Hội thi trang trí Góc Xuân nhằm tạo không khí vui tươi ấm áp trong không khí Tết cho người bệnh và thân nhân người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện, tôn vinh nét đẹp văn hóa về Tết cổ truyền của dân tộc.
Tất cả các các khoa, phòng trong bệnh viện đều tổ chức trang trí Góc Xuân với chủ đề “Mừng Đảng – Mừng Xuân”. Đây là hoạt động mang tính truyền thống của bệnh viện mỗi khi Tết đến Xuân về được các cán bộ y tế của khoa, phòng trong bệnh viện nhiệt tình hưởng ứng và đông đảo thân nhân người bệnh trong toàn bệnh viện quan tâm.
Theo bác sỹ Trần Văn Sóng, không chỉ quan tâm đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, bệnh viện luôn chú trọng mang đến cho người bệnh các giá trị tinh thần. Trong dịp Tết Canh Tý 2020, Bệnh viện 115 tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như tặng trên 11.000 suất quà tết tại bệnh viện và nhiều nơi khác. Ngoài ra, bệnh viện còn chuẩn bị 1.000 suất ăn dinh dưỡng phục vụ bệnh nhân nghèo dịp Tết, chuẩn bị sữa cho bệnh nhân nghèo có chỉ định uống sữa.
HUY THỊNH
Theo tienphong.vn
Vật vờ ở Bến xe Miền Đông chờ có vé về quê ăn Tết
"Năm ngoái tôi mua vé trước Tết nên chủ động, năm nay không sắp xếp được công việc nên tính ra bến xe rồi mua luôn, ai ngờ hết vé", anh Đặng Văn Hải.
Sáng 19/1 (25 tháng Chạp), Bến xe Miền Đông chật kín người về quê đón Tết. Dòng người "tay xách, nách mang" những balo, túi, quà cáp... liên tục vào ra nơi đây.
Những hàng ghế trước các quầy bán vé không còn một chỗ trống. Nhiều người ngồi vật vờ trước cổng hay chọn một góc còn trống bên trong để ngồi tạm, chờ đến giờ xe chạy.
Hành khách ngồi chật kín những hàng ghế trước quầy bán vé. Ảnh: Thư Trần.
Theo ghi nhận của Zing.vn, bên cạnh hành khách đến bến xe gần giờ khởi hành, có nhiều người khác chưa có vé hoặc phải chờ đợi rất lâu trước giờ xe chạy.
Chị Phạm Thị Ngọc Bích (36 tuổi, quê Đắk Lắk) có mặt ở Bến xe Miền Đông từ 11h sáng. Chị cho biết mình từ Tây Ninh đi chuyến xe lúc 10h xuống TP.HCM để nối chuyến về Tây Nguyên, theo chị đó cũng là chuyến xe duy nhất; nếu không đi thì phải chờ đến ngày mai mới có xe.
"Tôi mua vé xe Tết về Đắk Lắk từ tháng 11/2019. Từ Tây Ninh xuống đây chỉ có một chuyến lúc 10h sáng nên phải đi. 19h xe mới chạy đi Đắk Lắk, ngồi ở đây vừa chơi vừa chờ", chị Bích tỏ ra lạc quan.
Chị Bích phải di chuyển từ Tây Ninh xuống TP.HCM rồi mua vé xe về Đắk Lắk. Ảnh: Thư Trần.
Vừa nghe nhạc để "giết" thời gian, Huỳnh Quang Phú (23 tuổi, quê Bình Định) tựa lưng vào ghế thiu thiu ngủ. Phú mua vé hơn một tháng trước để được khởi hành sáng sớm nay, nhưng hãng xe cậu đi không may bị hỏng ôtô, phải đổi qua xe khác.
"Có nhiều chuyến khác chạy sớm hơn nhưng không còn ghế, xe còn ghế trống thì 16h mới chạy. Lỡ ra đây từ 6h sáng nên đành ngồi chờ luôn chứ biết làm sao", Phú thở dài.
Có người chờ đợi mệt mỏi nên ngủ trên ghế. Ảnh: Thư Trần.
Không may mắn như nhiều người đã có vé, anh Đặng Văn Hải (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) dự định ra bến xe mới mua vé. Tuy nhiên, khi anh đến nơi thì tất cả các chuyến xe sáng đã bán hết vé. Hải phải ngồi chờ từ 9h đến chiều, cầu may có khách bỏ chỗ.
"Năm ngoái tôi mua vé trước Tết nên chủ động, năm nay không sắp xếp được công việc nên tính ra bến xe rồi mua luôn, ai ngờ hết vé. Giờ cũng không biết làm sao, chiều mà không có vé thì phải đành đi chuyến sáng mai", Hải cười xòa.
Ghi nhận của Zing.vn đến 16h cùng ngày, lượng người ngồi chờ vẫn chật kín Bến xe Miền Đông.
Theo danviet.vn
Buổi chiều hoài niệm của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc Chiều 18/1, Thứ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc tới chúc Tết và làm việc với Phòng CSGT Hà Nội, nơi ông công tác cách đây 10 năm. Cùng về thăm lại nơi Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhiều năm công tác có Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng và Phó giám đốc...