Đơn xin được từ chức làm vợ
Kính thưa chồng! Hôm nay, vợ viết đơn này xin chính thức được từ chức vợ. Vợ không muốn gia hạn thêm hợp đồng, cũng không muốn tiếp tục làm vợ. Môi trường này không tốt, vợ xin rút lui.
Trước đây, khi vợ chưa xác định cưới xin gì, chồng đã nói với vợ, cưới rồi, chồng sẽ cho vợ nhiều quyền lợi. Đại loại như, hàng tháng sẽ cung cấp cho vợ một mức lương tốt để vợ tha hồ chi tiêu, chồng sẽ không cầm thẻ ATM, đó là quyền của vợ. Đặc biệt, chồng sẽ cho vợ đi làm, tự kiếm tiền, làm công việc mình thích. Ngoài ra, trong &’bản thỏa thuận’ đó, chồng còn nói, vợ có thể thỏa thích đi chơi, vui vẻ cùng bạn bè cả trai cả gái, chồng sẽ không gò bó thời gian hay ghen tuông gì cả.
Vợ đàm phán thêm, vợ muốn chồng giúp việc nhà khi có thể và khi rảnh rỗi. Vợ muốn việc trông con phải của hai người chứ không phải một mình vợ. Và cũng không muốn ràng buộc chuyện, đàn bà phải trong con, dọn dẹp, cơm nước và rửa bát quét nhà, đàn ông cũng có thể san sẻ cùng vợ khi cần thiết.
Trong bản hợp đồng kết hôn, chồng còn chốt một điều hết sức quan trọng, không ngoại tình, cấp mọi hình thức lăng nhăng với đàn bà khác. Không chấp nhận mối quan hệ ngoài luồng. Nếu bị phát hiện, mọi chuyện sẽ chấm dứt.
Nhưng khi về làm vợ, vợ đã tự ý vi phạm hợp đồng, nhất là khi đứa con ra đời. Vợ lao vào làm việc kiếm tiền, còn chăm cả việc nhà, chăm con, dọn dẹp, bếp núc, giặt giũ. Tất cả mọi việc vợ đều làm, không có sự can thiệp, giúp đỡ của chồng. Chồng không động tay chân vào chuyện bếp núc.
Cái chuyện đưa tiền cho vợ, chồng đã vi phạm. Chồng có cung cấp lương để nuôi con nhưng lại không đưa thẻ ATM cho vợ giữ, với lý do, chồng cần có một khoản tiền riêng để còn chi tiêu này kia, bạn bè và các mối quan hệ khác. Vợ đồng ý, vì điều đó vợ cảm thấy thỏa đáng. Thôi thì hủy điều kiện giữ thẻ, chỉ cần đưa lương là được.
Nhưng, 2 năm sống cùng nhau, chồng đã vi phạm một điều quan trọng trong hợp đồng, đó là gái gú. Chồng bị bắt gặp ngoại tình với cô đồng nghiệp, điều này là điều cấm kị trong cuộc hôn nhân này. Vợ không chấp nhận và không bao giờ chấp nhận, không khoan nhượng cho kẻ ngoại tình. Nhưng chồng đã van xin, đã mong vợ cho một cơ hội sửa sai, vì tình nghĩa lâu năm và vì đứa con của chúng mình. Một lần nữa, vợ lại vi phạm hợp đồng, chấp nhận lời xin lỗi.
Video đang HOT
Và hôm nay, sau nửa năm nữa, vợ lại một lần chỉ là vô tình nhưng phát hiện chồng &’ngựa quen đường cũ’. Không thể hài lòng về chồng của mình, vi phạm trắng trợn hợp đồng dù đã được một lần khoan nhượng. Hôm nay, vợ quyết định từ chức vợ.
Cái ngày cưới nhau, chồng có nói, chồng cưới vợ thì vợ được có vai vế trong nhà, có chức tước. Còn nếu là người yêu thì chẳng có tiếng nói gì. Vợ là mẹ của con trai, con lại là cháu đích tôn nên vợ có quyền nhiều hơn trước. Nhưng mà, giờ vợ không thể nào chấp nhận được chuyện này rồi. Trọng trách dâu trưởng này, vợ không gánh nổi. Vợ xin từ chức.
Hôm nay, vợ trở thành &’dân thường’, chỉ cần chồng kí vào tờ đơn ly hôn là mọi chuyện sẽ chấm dứt. Cuộc sống này cũng giống như vợ đang thực hiện chức vụ của mình vậy. Chấm dứt tại đây vì chồng đã vi phạm hợp đồng, không phải một lần mà những hai.
Theo Phununews
Đà Nẵng điều chỉnh chính sách nhằm tránh 'chảy máu chất xám'
Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc thu hút người có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và muốn gắn bó, góp sức cho sự phát triển của Đà Nẵng sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho đề án nhân tài.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh về nhân tài của Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ, đánh giá cái được lớn nhất của các dự án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đã bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức sau khi chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam. Chính sách trọng dụng nhân tài trở thành một thương hiệu của thành phố trong 15 năm qua. Đà Nẵng cũng có được đội ngũ công chức phục vụ nhân dân hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thành phố và chính quyền cũng tạo ra thói quen biết quý giá nguồn nhân lực.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhưng cái mất của Đà Nẵng, theo ông Ngữ chính là những học viên vi phạm hợp đồng đề án, sau khi đi học đã không trở về làm việc cho thành phố hoặc chưa làm việc hết thời gian 7 năm theo cam kết trong hợp đồng đã bỏ ra nước ngoài. 10% trong số hơn 630 lượt học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) vi phạm hợp đồng là một minh chứng. Thành phố mất tiền của, sự tin tưởng mà còn mất đi cơ hội sử dụng người tài theo kế hoạch. Nhìn ở góc độ tích cực hơn, dù những nhân tài này không về làm việc cho Đà Nẵng nhưng thành phố vẫn sẽ được hưởng lợi, từ nguồn tiền họ gửi về cho gia đình.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ông Ngữ cho rằng việc thu hút, đào tạo nhân tài phải liên tục điều chỉnh chính sách cho đúng với từng thời điểm. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng bây giờ không nhất thiết phải đưa hết vào bộ máy hành chính, dễ khiến học viên gò bó. Thay vào đó phải cho người tài "có đất dụng võ". "Nhiều người đi làm không hẳn đã về thu nhập, mà họ có nơi để thể hiện năng lực bản thân", ông nói thêm.
Dù Đà Nẵng là một trong số ít địa phương ở Việt Nam đưa ra hàng loạt chính sách "chiêu hiền" và "đãi sĩ", nhưng theo ông Ngữ việc giữ chân người tài vẫn đang còn là vấn đề đáng bàn. Khi thành phố bố trí công việc, đãi ngộ tốt thì những nhân tài cũng suy nghĩ về việc gắn bó. Nhưng với người tài, chỉ trọng tín, trọng đãi và trọng tình chưa đủ, mà quan trọng nhất là trọng dụng họ.
"Trọng dụng không phải là quý mến hay ưu ái, mà phải bố trí việc đúng khả năng, đúng môi trường để họ phát huy trí tuệ, năng lực, giúp họ luôn có cảm hứng để gắn bó. Hiện tại mình mới sử dụng người tài chứ chưa thực sự trọng dụng. Phải làm cho họ thăng hoa, tin dùng họ thì đó mới là trọng dụng", ông Ngữ nêu quan điểm.
Việc nhân tài "bội tín" khiến Đà Nẵng mất cơ hội bố trí nguồn nhân lực trẻ. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết số tiền thành phố chi cho các học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mỗi năm tốn hàng trăm tỷ đồng, nhưng học viên sang nước ngoài có công ty trả lương cao hơn, hay lập gia đình rồi vịn lý do không về, lại tính chuyện "xù" tiền thuế của nhân dân là "không được".
"Con số học viên vi phạm là không nhiều so với một đề án. Nhưng có học viên cá biệt còn vi phạm pháp luật, qua nước ngoài chơi cờ bạc, không học hành đến nơi đến chốn nên phải kiện. Thành phố cực chẳng đã mới phải đi kiện nhân tài để họ bồi hoàn lại tiền ngân sách. Còn đã là nhân tài thì càng phải tuân thủ luật chơi", ông Anh nói.
Để khắc phục tình trạng "chảy máu chất xám", ông Nguyễn Xuân Anh cho biết Đà Nẵng đã có những điều chỉnh. Theo đó, việc đưa học sinh đi du học phải theo ngành nghề trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phải là những ngành thực sự cần để dễ bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét duyệt cấp học bổng cũng chặt chẽ hơn trước, không tham về số lượng.
"Thành phố đang cân đối giữa việc cho đi học và thu hút nhân tài. Việc thu hút những người đã có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và thực tâm muốn gắn bó để góp sức cho sự phát triển của thành phố sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho Đề án 922. Thêm vào đó, những ngành nghề lâu nay cử đi học nhưng học viên về khó phát huy hết năng lực thì chúng tôi cũng giảm đào tạo", ông Anh nêu giải pháp.
Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận định, nhiều học viên của Đề án 922 dù hết thời gian làm việc 7 năm như cam kết nhưng vẫn tiếp tục ở lại công tác là điều thành phố thành công khi thực hiện Đề án 922 cũng như những chính sách "chiêu hiền, đãi sĩ".
Từ năm 1998, Đà Nẵng đã tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bằng chính sách đãi ngộ ban đầu với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài cho thành phố. Kết quả là đến nay thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho hơn 1.000 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên và từ đó trẻ hóa cũng như chuyển biến về chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Năm 2004, thành phố bắt đầu triển khai công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc cấp học bổng ngay từ bậc đại học. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Đà Nẵng đầu tư để tìm kiếm học sinh gỏi, xuất sắc để cấp học bổng. Đến tháng 4/2014, đã có 340 học sinh trường này tham gia đào tạo bậc đại học ở nước ngoài theo Đề án 922 (thống nhất từ Đề án 47 và Đề án 393 - Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài).
Theo đánh giá của Thành ủy Đà Nẵng, sau khi về nhận công tác, nhiều người thích ứng ngay với công việc; tự tin tham mưu, đề xuất với cấp trên các giải pháp, sử dụng ngoại ngữ tốt... Hàng chục người đã được bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng, cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương tương. Tuy nhiên mới đây, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải kiện 7 nhân tài ra tòa để bồi hoàn số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nhân tài không về Đà Nẵng vì muốn học tiến sĩ Tốt nghiệp loại giỏi và được Đại học Nottingham (Anh) cấp học bổng 3 năm học tiến sĩ, hai học viên Long và Luận xin gia hạn để theo đuổi việc học nhưng bị Đà Nẵng kiện ra tòa với số tiền hoàn trả hơn 5,4 tỷ đồng. Những ngày qua, ông Huỳnh Bửu (bố của học viên Huỳnh Văn Long) đứng ngồi...