Đơn xin ân xá của tử tù giết 2 phụ nữ
Hắn sẽ ăn bữa ăn cuối cùng trước khi ra pháp trường (ảnh minh họa)
Biết chị Lan đã chết, hắn định dở trò bẩn thỉu, nhưng thấy chị Lan đang có kinh nguyệt nên thôi.
Trên tay chúng tôi là lá đơn xin ân giảm án tử hình của tử tù Lê Minh Hiếu, 30 tuổi (tên thường gọi: Ty, Sang), viết từ Trại tạm giam Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi Chủ tịch nước xin tha tội chết.
Lá đơn viết khúc triết, nét chữ đẹp, dễ đọc, chứng tỏ người viết có văn hóa. Nhưng nội dung lá đơn thì hoàn toàn trái ngược, kẻ gây ra tội ác tự nhận mình là kẻ “không được đi học”, hoàn cảnh gia đình éo le, không được dạy dỗ từ nhỏ nên phạm tội theo “bản năng”…
Hỏi ra mới biết, hắn không biết chữ thật, lá đơn do người khác viết hộ. Song dù cái bản năng “con” trong con người hắn lớn đến cỡ nào, thì cũng không biện minh được tội ác tày trời mà hắn gây ra cho đồng loại. Chính vì vậy, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã có tờ trình Chủ tịch nước bác đơn ân giảm hình phạt với Lê Minh Hiếu.
Đúng là, hoàn cảnh của hắn khá đặc biệt, chưa lọt lòng, cha hắn đã bỏ đi biệt tích. Đến năm 3 tuổi, mẹ hắn cũng đi đâu không rõ, để lại hắn cho bà ngoại ở xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nuôi dưỡng. Nhờ bà ngoại, hắn cũng được ăn học để biết nghề lái xe, cho dù không biết chữ. Do thiếu tình cảm chăm sóc, dạy dỗ của bố, mẹ ngay từ nhỏ nên khi trưởng thành, hắn như một con thú hoang, không chịu tu chí làm ăn bằng nghề nghiệp đã được đào tạo mà bỏ nhà đi “bụi” triền miên. Dĩ nhiên, để có tiền tiêu xài, hắn phải trộm cắp, cướp giật. Trong một lần như vậy, hắn bị bắt và bị TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phạt 8 năm tù giam.
Ra tù, đã chững tuổi, những tưởng hắn sẽ tu chí làm ăn. Nhưng tính hoang dã, lười lao động trong con người hắn vẫn không thay đổi. Hắn tiếp tục sống lang thang nay tỉnh này, mai tỉnh nọ, để rồi, trong hơn một tuần lễ, hắn đã gây ra 2 vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hai người phụ nữ vô tội.
Hôm đó là một ngày cuối tháng 9, hắn dắt theo người một con dao, đi bộ từ thị trấn Phước Bửu về huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tới chiều, hắn vào quán cà phê “Tình quê” tại ấp Thanh An, xã Láng Dài để uống nước và nằm nghỉ trên võng trong chòi lá của quán. Khi uống nước, hắn quan sát thấy quán chỉ có một mình chị Huỳnh Thị Tú Lan nên nảy sinh ý định giết chị Lan để cướp tài sản và hiếp dâm.
Thấy chị Lan đi ra sau quán đổ rác, hắn đi theo bóp cổ và rút dao đe dọa chị Lan. Chị Lan chống cự, đạp mạnh vào người hắn. Thì hắn như con thú điên vung dao đâm liên tiếp và bóp cổ chị Lan cho đến chết. Biết chị Lan đã chết, hắn định dở trò bẩn thỉu, nhưng thấy chị Lan đang có kinh nguyệt nên thôi. Trước khi đi, hắn cướp của nạn nhân 2 chiếc nhẫn vàng có đính hột đá, 1 điện thoại di động Nokia.
Không một chút hối hận, không một chút mảy may lo sợ về tội ác giết người. Tám ngày sau, hắn lại từ TP HCM về thị xã Bà Rịa và đi bộ đến quán cà phê “Cây điệp” ở phường Long Hương để uống cà phê. Trong lúc nằm nghỉ trên võng trong chòi lá của quán, thấy chỉ có một mình chị Nguyễn Thị Nhành trông coi quán. Hắn lại nảy ý định giết chị Nhành để cướp tài sản và hiếp dâm.
Thực hiện âm mưu này, hắn thủ sẵn một viên gạch. Lợi dụng chị Nhành đi vào trong nhà, hắn dùng gạch đập vào đầu chị Nhành làm chị choáng. Chị Nhành van xin, bảo hắn muốn lấy gì thì lấy. Sau khi lấy của chị 3 chiếc nhẫn, hắn đẩy chị Nhành vào nhà tắm thực hiện hành vi thú tính. Mặc dù chị Nhành không có ý định chống lại, nhưng sau khi lục soát không tìm thêm được tài sản gì, hắn điên tiết dùng gạch đập vào đầu chị Nhành và siết cổ chị Nhành cho đến chết. Sợ chị chưa chết hẳn, hắn còn bồi thêm 2 nhát dao vào cổ chị…
Video đang HOT
Gây án xong, hắn đón xe lên TP HCM sống lang thang. Sau đúng một tuần gây ra vụ án thứ hai, hắn bị bắt. Hai cấp Tòa sơ thẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đều tuyên án tử hình đối với Lê Minh Hiếu.
Khi tử tù Lê Minh Hiếu có đơn xin ân giảm án tử hình, TAND Tối cao đã có tờ trình gửi Chủ tịch nước. Quan điểm của TAND Tối cao là: Không thể dung thứ cho tội ác của Lê Minh Hiếu. Cùng một lúc hắn đã phạm 3 tội, trong đó có tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là “giết người”. Hành vi của hắn mang tính côn đồ, tái phạm nguy hiểm. Do đó, việc loại bỏ hắn ra khỏi xã hội là cần thiết, đúng pháp luật.
Về góc độ xã hội, tuổi thơ của Lê Minh Hiếu cũng khá thiệt thòi. Nhưng cũng biết bao nhiêu thanh niên khác có hoàn cảnh như vậy, thậm chí còn hơn vậy (bị tàn tật bẩm sinh, bị bệnh hiểm nghèo…) nhưng bằng nghị lực, bằng tình yêu lao động, bằng trách nhiệm với xã hội, bằng lòng tự trọng, tự khẳng định bản thân đã nỗ lực, vượt lên trên số phận để mưu sinh, lập nghiệp.
Vì vậy, Lê Minh Hiếu không thể vì “hoàn cảnh”, vì “sự thiếu giáo dục” mà có thể cho mình cái quyền tước đi quyền được sống của người khác… Vì vậy, việc loại bỏ tên tội phạm này vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, vừa mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Pháp luật đã cách ly hắn khỏi xã hội một lần để giáo dục cải tạo hắn nhưng ra tù hắn vẫn “chứng nào tật ấy”, gây ra tội ác đặc biệt nghiêm trọng. Bây giờ, những dòng chữ này trong đơn xin ân giảm cũng khó lòng cứu được hắn: “Từ lúc mới sinh ra, bố tôi đã bỏ đi biệt tăm, đến 5 tuổi thì mẹ chết. Tôi phải sinh sống cùng bà ngoại… Không được đi học, vì vậy không am hiểu gì về pháp luật cũng như không được sự dạy dỗ của cha mẹ về đạo đức sống trong xã hội… cho nên hành động phạm tội của tôi không xuất phát từ nhận thức mà chỉ hành động theo bản năng… Tôi thấy hối hận về hành động của mình đã gây ra đau thương lớn lao cho người khác, gánh nặng cho xã hội. Tôi xin hứa khi được ân giảm án tử hình bản thân sẽ cố gắng cải tạo tốt. Sống có ích cho đến cuối đời còn lại”.
Theo VNE
Tình mẫu tử của mẹ con
Phút gần nhau ngắn ngủi giữa mẹ con Nghĩa tại phiên tòa phúc thẩm
Nhìn khuôn mặt thư sinh với cặp kính cận dày cộp của Nguyễn Đức Nghĩa, ít ai có thể hình dung đó chính là hung thủ gây ra trọng án giết người yêu cũ, phi tang xác nạn nhân gây chấn động dư luận.
Sự ngỗ ngược của hung thủ
Sự tàn bạo của Nghĩa khiến cộng đồng xã hội cực lực lên án, đòi hỏi pháp luật phải có một bản án nghiêm khắc. Chính vì vậy, khi Nghĩa bị phiên sơ thẩm của TAND Hà Nội tuyên tử hình về tội giết người đã được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Cũng tại phiên toà này, Nghĩa cho rằng mình có chết hàng trăm nghìn lần cũng không hết tội. Thậm chí, bị cáo tuyên bố không kháng án với bất cứ lý do nào. Vậy nhưng, ít ngày sau đó, Nghĩa đã bất ngờ kháng cáo khi cho rằng hắn không giết người man rợ mà chỉ phạm tội "che giấu man rợ".
Tại phiên Toà phúc thẩm ngày 11/11, bị cáo Nghĩa một lần nữa phủ nhận những cáo buộc của cấp sơ thẩm khi quy kết hắn tội giết người với tình tiết tăng nặng "phạm tội giết người man rợ". Hung thủ này giải thích rằng, việc hắn chặt xác nạn nhân ra nhiều khúc được thực hiện sau khi nạn nhân đã chết nên hắn chỉ phạm tội "che giấu man rợ".
Khi Thẩm phán Trần Đình Dần - Chủ toạ phiên tòa - đặt câu hỏi: "Vậy bị cáo hiểu thế nào mới là man rợ?". Hắn lấp lửng: "Bị cáo nghĩ nếu giết người man rợ là phải thực hiện các hành vi tàn bạo khi nạn nhân còn sống. Bị cáo chặt chị Linh ra nhiều khúc khi nạn nhân đã chết thì không thể quy kết là giết người man rợ được".
Trước thái độ quanh co của bị cáo, đại diện Viện KSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên toà đã trích dẫn Từ điển tiếng Việt và khẳng định hành vi của hắn là man rợ, mất hết tính người, bị dư luận cực lực lên án. "Nếu chứng kiến một ai đó có hành động giết người như thế, bị cáo có thấy ghê rợn không?"- Đại diện VKS hỏi. Bị cáo Nghĩa im lặng.
Khi Thẩm phán Trần Đình Dần xét hỏi: "Động cơ nào khiến bị cáo ra tay sát hại nạn nhân", Nghĩa tỏ ra rất ngang ngược, từ chối trả lời vì nội dung này hắn đã khai tại phiên tòa sơ thẩm. Trước thái độ của sát thủ, Thẩm phán Dần giải thích, bị cáo phải có trách nhiệm khai báo tại phiên toà phúc thẩm. Có như vậy, HĐXX mới có căn cứ để xem xét khi lượng hình.
Dù phạm phải tội ác ghê rợn nhưng nhưng trong lòng bà Chuân, Nguyễn Đức Nghĩa vẫn là đứa con bé bỏng, cần che chở.
Từ đó, Nghĩa mới ngoan ngoãn khai nhận toàn bộ diễn biến vụ việc khi hắn ra tay sát hại nạn nhân Linh. Nghĩa cho rằng, việc hắn giết chị Linh là vì ghen tức khi thấy nạn nhân vừa quan hệ tình cảm với mình xong đã nói chuyện điện thoại với người con trai khác. Tuy nhiên, HĐXX đã bác ngay luận điểm này của Nghĩa.
Theo lập luận của thẩm phán Trần Đình Dần, bị cáo sát hại chị Linh là nhằm mục đích cướp tài sản. Việc bị cáo nại ra lý do ghen tức để sát hại nạn nhân là nguỵ biện nhằm giảm nhẹ tội. Thẩm phán Dần lấy dẫn chứng, tại CQĐT bị cáo khai nhận là mời chị Linh đến nhà người quen chơi, kèm theo lời nhắn nạn nhân mang theo máy tính cá nhân để chơi game.
Rõ ràng, bị cáo đã có chuẩn bị từ trước nhằm mục đích cướp tài sản. Bằng chứng là ngay sau khi sát hại nạn nhân, bị cáo đã mang máy tính của chị Linh đi bán lấy 5 triệu đồng. Trước dẫn chứng của HĐXX, Nghĩa ngỗ ngược cãi: "Nếu muốn cướp tài sản, bị cáo thiếu gì cách, thiếu gì cơ hội, đâu cần phải dụ chị Linh đến nhà".
"Chồng chết, con chết, tôi sống sao đây"?
Có mặt tại phiên toà phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Ba (bố nạn nhân Linh) luôn trầm ngâm, gương mặt biến đổi theo từng chi tiết khi Nghĩa diễn tả lại hành động sát hại con gái. Đôi lúc, ông quay mặt đi, lén lấy chiếc khăn lau ước mắt.
Ở một góc khác, bà Phạm Thị Chuân - Mẹ của Nghĩa ngồi lặng lẽ, co ro ở hàng ghế cuối. Thỉnh thoảng, bà Chuân lại khóc nấc lên khi nghe thấy những lời định tội của HĐXX về hành vi tàn độc của Nghĩa. Trò chuyện với chúng tôi, bà Chuân cho biết khi hay tin Nghĩa là hung thủ sát hại chị Linh, vợ chồng bà đã đến gia đình nạn nhân xin tha thứ, nhưng đều bị ông Ba khước từ.
Ngày 8/11, bà mang 50 triệu đồng mang đến cơ quan thi hành án nộp gửi cho gia đình nạn nhân, coi đó như một niềm an ủi nhỏ nhoi với vong linh người đã khuất. Tấm lòng của bà Chuân phần nào đó đã được đền đáp khi trong phần luận tội, đại diện VKS đã chấp thuận, khẳng định là một căn cứ giảm nhẹ cho bị cáo khi HĐXX lượng hình.
Tham dự phiên toà, nhiều người có cảm giác "lạnh khắp sống lưng" khi nghe Nghĩa tả lại từng chi tiết sát hại chị Linh. Từng chi tiết, từng cử chỉ diễn tả của bị cáo lạnh lùng, vô cảm. Nghĩa trả lời rành rọt về hành vi phạm tội của mình một cách bình thản.
Chỉ đến khi phần tranh luận nhằm gỡ tội cho bị cáo, luật sư Ngô Ngọc Thủy nhắc đến thảm kịch gia đình - ông Hùng (bố của Nghĩa) mới mất vì tai nạn giao thông. Lúc này, Nghĩa mới khuỵu xuống, người run bần bật, hai tay ôm mặt nức nở. Ở hàng ghế cuối, bà Chuân cũng òa khóc.
Được tòa cho nói lời cuối cùng trước khi vào nghị án, Nghĩa nức nở: "Tôi xin lỗi gia đình chú Ba vì đã gây ra nỗi đau quá lớn! Lúc ở trong trại, nghe tin bố mất, tôi khát khao được sống, được quay về với gia đình thắp cho bố một nén hương tạ lỗi. Tôi mong HĐXX và gia đình chú Ba khoan hồng, cho tôi cơ hội được sống". Nghe con trai khẩn khiết, bà Chuân oà khóc: "Chồng chết, con chết thì tôi sống làm sao được đây thưa quý tòa. Xin quý tòa cho con tôi được sống".
Bà Chuân năn nỉ ông Ba tha tội cho con
Đau khổ đến tột cùng, bà Chuân lại gần ông Ba cầu xin ông độ lượng, khoan hồng, cho Nghĩa cơ hội sống.
Trước sự khẩn thiết của bà Chuân, ông Ba bỏ sang ngồi hàng ghế khác. Thấy mẹ khóc lóc, Nghĩa quay lại phía mẹ xẵng giọng: "Chẳng phải xin làm gì, người ta không cho thì thôi. Con chết cũng chẳng sao, mẹ ở lại nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé". Nghĩa hỏi mẹ: "Bố mất hôm nào?". Khi được bà Chuân thông báo ông Hùng bị tai nạn khoảng một tuần, Nghĩa nói thời gian qua đêm nào hắn cũng mơ thấy bố.
Ông Ba - bố nạn nhân không thể tha thứ cho Nguyễn Đức Nghĩa
Trước hành vi tàn ác của Nguyễn Đức Nghĩa, HĐXX phiên phúc thẩm đã bác toàn bộ đơn kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội giết người. Có lẽ đã đoán được cái kết như thế nên Nghĩa tỏ ra khá bình thản và không có phản ứng nào đáng kể, trong khi những người có mặt tại phiên tòa vỗ tay tán đồng với quyết định của HĐXX phúc thẩm. Sau khi tuyên án, Nghĩa nhanh chóng được các cán bộ Công an đưa thẳng ra xe đặc chủng về trại giam trong tiếng khóc não nề với theo của bà Chuân.
Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ở Kiến An, Hải Phòng) và nạn nhân Nguyễn Phương Linh (SN 1984, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cả hai đều là sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, Hà Nội và yêu nhau từ năm 2005, đến cuối năm 2006 thì chia tay. Sau đó, Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến. Nhân dịp nghỉ lễ 30/4/2010, Yến đã gửi nhà nhờ Nghĩa trông giúp để cô về quê. Ngày 3/5, Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà của Yến để "tâm sự". Tại đây, hắn đã ra tay sát hại nạn nhân, sau đó dùng dao cắt bỏ đầu và 10 đầu ngón tay cho vào túi nilon vứt tại một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh, phần thân được Nghĩa mang lên tầng thượng giấu vào phòng xử lý rác của khu chung cư.
Theo Giadinh
4 giờ xử án và 5 tâm trạng trái ngược Chỉ hơn 4 tiếng diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người, cướp tài sản của bạn tình nhưng những người tham dự phiên tòa thấy có nhiều tâm trạng trái ngược nhau của những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cùng nhau "đụng độ" tại phiên xử. Nguyễn...