Đơn vị trao bằng giáo sư âm nhạc cho Ngọc Sơn bị yêu cầu giải trình
Sáng 23/8, Bộ Công thương đã yêu cầu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam giải trình việc cấp bằng giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn gây hoang mang dư luận vừa qua.
Những ngày qua, cư dân mạng xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc ca sĩ Ngọc Sơn được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng giáo sư.
Nhiều giáo sư, nhà lãnh đạo của Cục Nghệ thuật đã lên tiếng khẳng định tấm bằng giáo sư của Ngọc Sơn không có giá trị. Học vị giáo sư vốn cao quý, ghi nhận sự cống hiến, đóng góp lớn của cá nhân người được tặng trong lĩnh vực mình nghiên cứu và thường do nhà nước trao tặng.
Ngọc Sơn tặng bằng khen cho mẹ. Ảnh: Tử Văn.
Trước phản ứng của dư luận, ông Lê Ngọc Dũng – người ký quyết định tặng bằng khen lại cho biết: “Anh ấy khai thế nào thì chúng tôi ghi thế thôi”. Điều này đã khiến dư luận càng thêm phẫn nộ vì người ký quyết định phủi bỏ trách nhiệm của mình.
Sáng 23/8, trước những ý kiến từ dư luận, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam báo cáo về việc tặng bằng khen cho ca sĩ Ngọc Sơn trước ngày 25/8.
Phía Bộ Công thương cho biết thêm Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 992/QĐ-BNV ngày 3/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và tổ chức hoạt động theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-BNV ngày 21/3/2014.
Video đang HOT
Theo đó, Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, trong đó có Bộ Công thương theo quy định của pháp luật.
Bộ Công thương nhấn mạnh, ngay khi nhận được báo cáo từ Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam sẽ thông tin cụ thể tới truyền thông, khán giả.
Ngọc Sơn khẳng định mình được gọi là giáo sư âm nhạc khi dạy nhạc cho người Nhật.
Trước đó, trả lời Zing.vn về ồn ào vừa qua, Ngọc Sơn cho biết: “Tôi từng sang Nhật Bản dạy nhạc, ở đó họ gọi tôi là ‘giáo sư’. Còn ở Việt Nam mọi người gọi là ca sĩ nên tôi chỉ nhận mình là tấm thân nhỏ bé trước đại gia đình. Tôi đi hát quá nhiều, không màng chuyện mọi người đàm tiếu này kia”.
Theo nam ca sĩ, anh sang Nhật dạy nhạc từ năm 2000-2003. Học trò của anh hiện có người rất thành đạt và năm nào cũng về Việt Nam thăm hỏi anh.
Đáp trả lại những ý kiến cho rằng giọng ca Tình cha không xứng đáng để có được học hàm giáo sư, anh cho biết: “Nếu nhạc sĩ nào nói Ngọc Sơn chưa đủ trình độ, đẳng cấp thì xin mời ra đây, chất vấn và kiểm tra xướng âm với tôi”.
“Tôi đã sáng tác rất nhiều tác phẩm. Bản thân tôi lại tốt nghiệp Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Trong các kỳ thi quốc tế chưa có ai xướng âm tại chỗ, hát bất cứ nhạc nào cũng được như tôi”, Ngọc Sơn tự tin.
Theo Zing
Ngọc Sơn có nhầm khi nghĩ giáo sư cũng giống "ông hoàng nhạc sến"?
Sau những lùm xùm vài ngày qua, ca sĩ Ngọc Sơn đã chính thức lên tiếng về danh hiệu "Giáo sư âm nhạc" được Hội Nghệ nhân và thương hiệu trao tặng.
Việc Ngọc Sơn được Hội Nghệ nhân và thương hiệu VN ghi trên tấm bằng khen là "Giáo sư âm nhạc" đang khiến dư luận xôn xao mấy ngày hôm nay. Bản thân phía ca sĩ thì nghĩ, đây là một chức danh mà Ngọc Sơn được Hội Nghệ nhân và thương hiệu VN trao tặng nên rất lấy làm hãnh diện và tự hào vì là ca sĩ Việt Nam duy nhất cho đến thời điểm này nhận được chức danh này.
Trả lời báo chí, anh cho biết: "Mọi người đặt cho tôi rất nhiều danh hiệu như &'Ông hoàng nhạc sến', nhạc sĩ, giáo sư... nhưng đó chỉ là phù du, tôi lúc nào cũng chỉ là tấm thân nhỏ bé của đại gia đình chứ không sân si bất cứ điều gì. Bằng gì thì bằng nhưng tấm bằng quan trọng nhất là tình yêu của đại gia đình khán giả dành cho Ngọc Sơn, thành ra bằng khác nếu có thì vui thôi chứ không quan trọng".
Ngọc Sơn quỳ xuống tặng mẹ tấm bằng khen của Hội Nghệ nhân và thương hiệu trong đêm nhạc mừng thọ bà
Như vậy, theo cách hiểu của ca sĩ Ngọc Sơn thì danh hiệu Giáo sư âm nhạc mà anh vừa được ghi trên bằng khen của Hội Nghệ nhân và thương hiệu VN cũng không khác gì các danh hiệu mà trước đó mọi người đặt cho anh là "ông hoàng nhạc sến", hay nhạc sĩ. Có thêm cái danh xưng "Giáo sư âm nhạc" cũng chỉ để cho vui, là chuyện phù du, còn Ngọc Sơn chỉ là "tấm thân nhỏ bé của đại gia đình".
Nói cho cùng, Ngọc Sơn hoàn toàn không có lỗi gì trong câu chuyện lùm xùm này, anh chỉ nhầm một chút thôi khi nghĩ rằng danh hiệu "Giáo sư âm nhạc" thì cũng giống như mọi người đã từng gọi anh là "ông hoàng nhạc sến". Ngọc Sơn cũng chẳng cần phải biết rằng, theo như quy định của quy trình phong học hàm giáo sư, thì anh phải làm đơn, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước. Trong quyết định 174 cũng nói những người được các trường Đại học có uy tín ở nước ngoài phong là Giáo sư có nguyện vọng đặc cách công nhận là Giáo sư của Việt Nam thì phải có hồ sơ, sơ yếu lý lịch có nguyện vọng gửi về hội đồng, hội đồng sẽ gửi cho hội đồng chuyên ngành về văn hóa và âm nhạc, xem xét và góp ý và sau đó sẽ quyết định.
Tức là nếu muốn trở thành Giáo sư âm nhạc đúng nghĩa, Ngọc Sơn phải làm đơn, phải có hồ sơ, phải được hội đồng chức danh Giáo sư xét duyệt đàng hoàng chứ không phải chỉ nhờ Hội Nghệ nhân và thương hiệu ghi trên tấm bằng khen là xong, vì Hội này hoàn toàn không có quyền xét tặng chức danh đó.
Vậy lỗi ở đây thuộc về ai? Ai gây nên sự lùm xùm khiến báo chí tốn giấy mực và khiến rất nhiều người cảm thấy hoang mang, khó hiểu này?
Đó chính là Hội Nghệ nhân và thương hiệu VN. Nếu Hội này nhầm lẫn, tưởng Ngọc Sơn là Giáo sư âm nhạc do Nhà nước phong tặng thì chính Hội này phải lên tiếng đính chính, xin lỗi về sự nhầm lẫn của mình. Còn nếu như Hội Nghệ nhân và thương hiệu cho rằng, tự Hội có quyền phong tặng chức danh Giáo sư âm nhạc cho ca sĩ Ngọc Sơn thì cũng phải lên tiếng để cho công luận được rõ. Việc ông TS Lê Ngọc Dũng- Chủ tịch Hội hẹn làm việc với báo chí vào ngày hôm qua, 21.8 rồi lại trốn biệt, không gặp gỡ, không trả lời điện thoại cho thấy một kiểu ứng xử thiếu đàng hoàng với dư luận.
Chính những kiểu danh hiệu tự xưng, tự phát ồ ạt, thiếu kiểm soát này đã làm loạn các hệ giá trị, quy chuẩn mà chúng ta đã đặt ra. Ngọc Sơn hay bất kỳ ca sĩ nào đó có thể được những người hâm mộ anh gọi là "ông hoàng", "ông vua", "thần thánh"... điều đó thì không ai có quyền cấm đoán. Tuy nhiên việc Hội Nghệ nhân và thương hiệu vô tình hoặc cố ý nhầm lẫn khi ghi chức danh Ngọc Sơn là Giáo sư âm nhạc trên tấm bằng khen của Hội mình như thể đó một chức danh của Nhà nước trao tặng là chuyện cần phải làm rõ.
Theo Danviet
Ngọc Sơn và những trò "kỳ quái" nổi tiếng làng giải trí Việt Năm 15 tuổi, Ngọc Sơn giành hạng nhất những giọng ca hay của các tình miền Tây (1985). Kể từ đó, cái tên Ngọc Sơn nổi lên như một hiện tượng âm nhạc đặc biệt. Thông tin Ngọc Sơn vừa được phong tặng danh hiệu "Giáo sư âm nhạc" trên tấm Bằng khen của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN đang khiến...