Đơn vị sự nghiệp được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp

Theo dõi VGT trên

Bộ Tài chính đang xin ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL).

Đơn vị sự nghiệp được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp - Hình 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet.

Theo đó, để thuận lợi cho hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp, dự thảo bổ sung Điều 16a (quy định về liên doanh, liên kết) vào Điều 16. Dự thảo quy định, ĐVSNCL được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
ĐVSNCL có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định loại hình đơn vị, cơ chế hoạt động của cơ sở mới. Đối với trường hợp góp vốn liên doanh, liên kết để thành lập ĐVSNCL trực thuộc, áp dụng cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và nghị định này.
Đối với trường hợp góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác, thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Căn cứ tỷ lệ vốn góp, thành viên tham gia góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần có cổ phần).
Dự thảo cũng nêu rõ, việc quản lý, sử dụng tài sản của ĐVSNCL sau khi góp vốn liên doanh liên kết do pháp nhân mới quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Đơn vị được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa nếu đáp ứng danh mục các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Đối với việc áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, dự thảo cũng có một số sửa đổi. Theo đó, tại Điều 19a quy định, ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).
Các đơn vị này được xác định vốn điều lệ và có trách nhiệm bảo toàn vốn. Việc quản lý doanh thu, chi phí; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng như doanh nghiệp. Trong đó, chi phí tiền lương được thực hiện theo doanh thu hoặc lương khoán được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị ( ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
Căn cứ vào tình hình thực tế kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị có thể áp dụng hệ số thang bảng lương của người quản lý và người lao động áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để quyết định chi trả tiền lương theo kết quả hoạt động và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau: Trích tối đa 30% vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện; trích quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý, kiểm soát viên; quỹ dự phòng cho người lao động không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện của người lao động; trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên theo mức quy định thì ĐVSNCL được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm tài chính.
Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, ĐVSNCL được thực hiện theo 1 trong 2 phương án như sau: Bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị hoặc nộp ngân sách nhà nước.

Thuỳ Linh

Theo baohaiquan.vn

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra

Trao quyền tự chủ đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường đại học công lập là giải pháp chiến lược và là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học của Việt Nam.

Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tự chủ tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam.

Hành lang pháp lý đối với tự chủ tài chính giáo dục đại học

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với tự chủ đại học. Quyền tự chủ của trường đại học được ghi nhận từ năm 2005 trong Luật Giáo dục với các nội dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển.

Video đang HOT

Tiếp đó, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái khẳng định các nội dung tự chủ đại học. Có thể kể đến như: Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác cũng được các bộ, ngành ban hành.

Kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL được thực thi, đã có nhiều chuyển biến tích cực: Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn... Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật.

Do đó, việc ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể thấy, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và đối với GDĐH nói riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ công theo hướng khuyến khích các tổ chức kinh tế và nhân dân đầu tư để thực hiện và cung cấp một số dịch vụ công, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực sự nghiệp, thu hút được nguồn nội lực đáng kể cho phát triển sự nghiệp.

Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giáo dục đại học

Tổng kết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/ NQ-CP về thí điểm tự chủ ở các cơ sở GDĐH cho thấy, tính đến cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết số 77/NQ-CP cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 3 trường có thời gian tự chủ từ 1 - 2 năm, 5 trường có thời gian tự chủ dưới 1 năm và 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.

Kết quả thực hiện tự chủ tài chính của các trường cho thấy, phần lớn các trường đã đảm bảo tương đối tốt toàn bộ hoạt động chi thường xuyên, đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học thông qua việc miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích học bổng khuyến khích theo quy định và có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên so với giai đoạn trước.

Tổng nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa có sự thay đổi nhiều giữa giai đoạn trước và sau khi thực hiện tự chủ. Thu sự nghiệp (chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí) vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) và còn phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo và mức tăng học phí.

Thu từ dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp đồng tư vấn... vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn thu. Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho các trường chủ yếu là nguồn kinh phí cho các dự án đang triển khai từ trước khi tự chủ, hỗ trợ miễn, giảm học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng chính sách.

Cùng với đó, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy định của Nhà nước.

Sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu chi thay đổi theo hướng tăng chi hoạt động sự nghiệp và giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng từ 70,6% giai đoạn trước tự chủ (2013 - 2014) lên 72,4% giai đoạn sau tự chủ (2015 - 2016) tập trung chủ yếu vào chi cho con người, chi học bổng sinh viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm.

Chi từ NSNN cấp vẫn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Tốc độ tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn chênh lệch thu - chi được các trường trích lập các quỹ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, chính sách học bổng cho sinh viên, đầu tư hoạt động tư vấn và nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, các chính sách của Nhà nước về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng, thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các trường chủ động hơn trong khai thác nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và ngoài nước. Các trường thực hiện thí điểm tự chủ tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong tự chủ tài chính đối với GDĐH.

Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) là tất yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển GDĐH.

Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn phòng, công tác phí... sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và công nhân viên.

Thực tế cho thấy, nguồn tăng thu của các trường đại học hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chưa huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước...

Một số trường đại học được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo dục ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu.

Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ sung thu nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy, dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị quá tải.

Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức giờ giảng theo quy định, có những trường hợp vượt tới 150% - 200% định mức giờ giảng. Điều này khiến cho việc giảng viên đại học không có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Một số vấn đề đặt ra

Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL, cần quan tâm đến một số nội dung sau:

- Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định (nhất là máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính sách phí, lệ phí cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí, lệ phí. Các cơ sở GDĐH công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở GDĐH công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí. Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí... tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp cận GDĐH.

- Các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ.

Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Cùng với đó, các trường cần xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các trường đại học hoạt động theo đúng luật pháp.

- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở GDĐH theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở GDĐH đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh phí đặt hàng đào tạo từ NSNN.

Tài liệu tham khảo:

Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017;

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 - 2017;

Chính phủ, các nghị định: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015;

Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn 2012 - 2020.

Theo tapchitaichinh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

9 ngày nữa sang năm Ất Tỵ, có 4 con giáp "lộc dày", đường công danh may mắn nhất, đếm tiền mỏi tay9 ngày nữa sang năm Ất Tỵ, có 4 con giáp "lộc dày", đường công danh may mắn nhất, đếm tiền mỏi tay
10:32:02 21/01/2025
Top 3 con giáp kiếm được nhiều tiền nhất tháng GiêngTop 3 con giáp kiếm được nhiều tiền nhất tháng Giêng
11:18:56 22/01/2025
Càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệpCàng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệp
12:02:59 22/01/2025
Tiền vào như nước: 4 con giáp nào sẽ ấm no cả năm nhờ lộc Thần tài trong tháng Giêng?Tiền vào như nước: 4 con giáp nào sẽ ấm no cả năm nhờ lộc Thần tài trong tháng Giêng?
11:40:12 22/01/2025
"Nhìn đâu cũng thấy tiền": Bậc thầy tử vi "phán" về vận tài lộc khủng của tuổi Dậu năm Ất Tỵ 2025"Nhìn đâu cũng thấy tiền": Bậc thầy tử vi "phán" về vận tài lộc khủng của tuổi Dậu năm Ất Tỵ 2025
11:03:46 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thườngTử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường
12:03:17 21/01/2025
Năm Ất Tỵ 2025 có 3 tuổi xông đất, mở hàng, khai trương cực tốt, đem lại may mắn, tiền bạc cả năm cho gia chủNăm Ất Tỵ 2025 có 3 tuổi xông đất, mở hàng, khai trương cực tốt, đem lại may mắn, tiền bạc cả năm cho gia chủ
21:38:54 21/01/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 22.1.2025Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 22.1.2025
16:40:20 22/01/2025

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025
Sao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷSao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷ
16:03:31 22/01/2025
Thích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhàThích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhà
19:12:07 22/01/2025
Sao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờSao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờ
16:59:38 22/01/2025

Tin mới nhất

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

16:43:01 22/01/2025
Vào ngày 23 tháng Chạp 2025, ngày Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, các gia đình đều làm lễ cúng ông Công ông Táo và khấn vái ông Táo trình báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Tử vi Ất Tỵ 2025 của 12 con giáp: Tuất có vận đào hoa rực rỡ, dễ thăng tiến

Tử vi Ất Tỵ 2025 của 12 con giáp: Tuất có vận đào hoa rực rỡ, dễ thăng tiến

16:24:09 22/01/2025
Năm 2025, người tuổi Tuất có vận đào hoa rực rỡ, công việc và sự nghiệp cũng có những bước tiến dài nhờ sự trợ giúp của quý nhân.
Tử vi Ất Tỵ 2025 của 12 con giáp: Hợi vượt biến động lớn, công thành danh toại

Tử vi Ất Tỵ 2025 của 12 con giáp: Hợi vượt biến động lớn, công thành danh toại

16:06:20 22/01/2025
Khả năng ứng biến linh hoạt là yếu tố then chốt của người tuổi Hợi năm 2025, nếu có thể vượt qua biến động để tìm kiếm cơ hội thì sẽ công thành danh toại.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/1/2025: Thìn may mắn, Thân thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/1/2025: Thìn may mắn, Thân thuận lợi

15:51:03 22/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/1/2025, Thìn hãy tin tưởng vào khả năng của mình, Thân không nên chủ quan.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/1/2025 cho thấy
Lịch âm 22/1 - Xem lịch âm ngày 22/1

Lịch âm 22/1 - Xem lịch âm ngày 22/1

15:43:27 22/01/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 22/1/2025; Âm lịch: 23/12/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Song Ngư hung cát đan xen, Bạch Dương hãy mạnh dạn tỏ tình trong ngày 22/1

Song Ngư hung cát đan xen, Bạch Dương hãy mạnh dạn tỏ tình trong ngày 22/1

15:40:39 22/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Tử vi 12 con giáp ngày 22/1: Tuất may mắn từ tiền đến tình, Tỵ, Mùi phát tài

Tử vi 12 con giáp ngày 22/1: Tuất may mắn từ tiền đến tình, Tỵ, Mùi phát tài

15:38:25 22/01/2025
Tử vi 12 con giáp ngày 22/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Tử vi tuổi Hợi 2025: Hợi nên làm gì để vượt qua năm xung khắc?

Tử vi tuổi Hợi 2025: Hợi nên làm gì để vượt qua năm xung khắc?

15:25:38 22/01/2025
Năm 2025, dự báo sẽ mang đến nhiều biến động cho người tuổi Hợi. Với bản chất hòa nhã, kiên trì, Hợi cần tập trung hơn vào việc tận dụng cơ hội...
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/1 - tử vi 12 chòm sao hôm nay

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/1 - tử vi 12 chòm sao hôm nay

15:18:32 22/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay
Tử vi 12 con giáp hôm nay 22/1/2025: Sửu rắc rối, Tuất suôn sẻ

Tử vi 12 con giáp hôm nay 22/1/2025: Sửu rắc rối, Tuất suôn sẻ

15:15:28 22/01/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 22/1/2025 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.
Tử vi ngày 22/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cảm thấy bối rối

Tử vi ngày 22/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ cảm thấy bối rối

15:08:36 22/01/2025
Dường như mọi quyết định mà bạn đưa ra đều gặp phải sự phản đối, và bạn khó có thể nhận được sự hỗ trợ hay ủng hộ từ những người xung quanh.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/01: Kim Ngưu phát triển, Song Ngư ổn định

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/01: Kim Ngưu phát triển, Song Ngư ổn định

15:05:00 22/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu, hôm nay, Kim Ngưu hãy tiếp tục nỗ lực, Song Ngư cần tự tin hành động.

Có thể bạn quan tâm

Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30

Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30

Netizen

21:55:34 22/01/2025
Hàng loạt lời khen dành cho ngày trọng đại của cặp đôi trai tài gái sắc này. Ngay từ những ngày đầu năm, dân tình đã được hóng đám hỏi, đám cưới rộn ràng của loạt cặp đôi đình đám trên MXH.
Bị bắt vì ma tuý, nam ca sĩ đình đám trở lại với lời tuyên bố gây sốc cả MXH

Bị bắt vì ma tuý, nam ca sĩ đình đám trở lại với lời tuyên bố gây sốc cả MXH

Sao châu á

21:53:40 22/01/2025
Nam Tae Hyun bị phát hiện đã đăng dòng trạng thái bày tỏ sự hối hận về những sai lầm trong quá khứ trên 1 diễn đàn.
"Cá thể boy phố vượt trội" bị tố ăn cắp chất xám, loạt rapper vào cuộc nêu quan điểm

"Cá thể boy phố vượt trội" bị tố ăn cắp chất xám, loạt rapper vào cuộc nêu quan điểm

Nhạc việt

21:49:52 22/01/2025
Ngày 17/1, rapper KayC đã đăng tải dòng trạng thái trên nền tảng Threads và ngay lập tức thu hút sự chú ý không nhỏ của cư dân mạng.
Ngoại binh V.League nói tiếng Việt đỉnh hơn cả Xuân Son, Tết đến còn khoe sắm đủ quất, đủ đào

Ngoại binh V.League nói tiếng Việt đỉnh hơn cả Xuân Son, Tết đến còn khoe sắm đủ quất, đủ đào

Sao thể thao

21:48:06 22/01/2025
Bạn thân của Xuân Son ở Nam Định flex trình tiếng Việt cực đỉnh. Tiền vệ Hendrio hiện đang thi đấu cho CLB Nam Định, là đồng đội của Xuân Son và Văn Toàn.
Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Nhạc quốc tế

21:38:26 22/01/2025
Ở tuổi 21, công chúa Kpop ngày càng xinh đẹp, trưởng thành. Nhan sắc bảo chứng của Jang Wonyoung thăng hạng nhờ 1 điều.
Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Pháp luật

21:32:06 22/01/2025
Trong vụ án, vợ chồng Bùi Minh Chánh (42 tuổi) và Nguyễn Thị Cẩm My (41 tuổi) bị bắt giữ, do đã thành lập nhiều công ty để sản xuất, phân phối phân bón giả.
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thế giới

21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Tin nổi bật

21:14:56 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu lực lượng chức năng điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 4 người thương vong mới xảy ra trên địa bàn huyện Thường Tín.
Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Sao việt

20:58:00 22/01/2025
Diva Hồng Nhung đã hoàn thành một đợt điều trị ung thư vú và sẽ cố gắng vượt qua chặng hành trình nhiều khó khăn và thử thách sắp tới.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.