Đơn vị quản lý cây xanh vô cảm hay sợ trách nhiệm?
Sau khi Báo An ninh Thủ đô đăng loạt bài phản ánh về một lái xe hãng Taxi Mai Linh tử nạn vì cây đổ trong khi vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm ngay trong ngày, nhiều bạn đọc đã gọi điện đến tòa soạn bày tỏ bức xúc về vấn đề trên.
Cây cổ thụ đổ trên phố Lê Thánh Tông sáng 18-8
Ông Lê Thanh Tùng, trú tại phố Lò Đúc nêu thắc mắc về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội là đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ quản lý hệ thống cây xanh toàn thành phố nhưng sau khi xảy ra cái chết của lái xe hãng Mai Linh mà thủ phạm gây ra là cây đổ, phía doanh nghiệp này không hề cử đại diện đến thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng với gia đình nạn nhân.
Video đang HOT
Điều này cũng được đại diện gia đình lái xe taxi xấu số Phạm Tuấn Anh khẳng định với phóng viên ANTĐ vào chiều 20-8. Phải chăng, trước sự việc đau lòng nêu trên, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã vô cảm hay cho rằng mình không có trách nhiệm về cái chết oan uổng này. Trong khi đó, khi biết hoàn cảnh gia đình của người lái xe này rất khó khăn, không chỉ chính quyền địa phương mà cả hàng xóm láng giềng đã quan tâm, tận tình giúp đỡ, chia sẻ với gia đình nạn nhân, lo hậu sự chu đáo cho người đã khuất.
Theo ông Hồ Chương – Phó Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh kiêm Tổng Giám đốc Mai Linh miền Bắc cho biết: Sau sự việc đáng tiếc xảy ra với anh Phạm Tuấn Anh, lái xe của hãng bị tử nạn do cây đổ chiều 17-8, cán bộ, nhân viên, lái xe của Mai Linh miền Bắc đã ủng hộ gần 100 triệu đồng để lo mai táng và hỗ trợ gia đình. Sắp tới quỹ Vì cộng đồng của Tập đoàn Mai Linh sẽ có kế hoạch tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ vợ con nạn nhân để ổn định cuộc sống.
Ông Phạm Đức Dũng, trú tại nhà số 4 khu tập thể Bộ Giao thông Vận tải, phố Vọng Hà, phường Chương Dương thì bức xúc: “Thực tế ở Hà Nội đã có khá nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người theo kiểu này. Ví dụ vụ tai nạn một thanh niên thiệt mạng do vướng phải dây cáp viễn thông, trách nhiệm đó chắc chắn là của ngành viễn thông. Nếu một bốt điện bị hở điện khiến người qua đường chạm vào bị giật, đơn vị quản lý điện bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Nếu một hố ga bị mất nắp không chịu thay khiến người dân bị tai nạn, công ty thoát nước phải đứng ra giải quyết. Vậy mà trong trường hợp này, đơn vị quản lý cây xanh của Hà Nội lại giữ thái độ im lặng thì quả thực không thể hiểu nổi. Tôi không nói đến việc cây đổ có phải do lỗi của đơn vị quản lý hay không. Nhưng ít nhất trong trường hợp này, người đứng đầu đơn vị quản lý đã hành xử một cách thiếu tình người.
Những ngày vừa qua, không ít cơ quan thông tin còn cho biết, trước đó người dân từng kiến nghị về việc cây xanh này sắp đổ, vậy mà vẫn không được ai quan tâm giải quyết. Nếu như vậy thì có thể nói, anh Tuấn Anh chết là do sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của công ty cây xanh. Đáng buồn là sự vô cảm ấy đến tận bây giờ vẫn tồn tại mà bằng chứng là việc thiếu sự thăm hỏi với gia đình nạn nhân. Đổ lỗi tất cả cho ông trời là việc quá dễ bởi trời chẳng kiện ai bao giờ. Nhưng tôi tin, nếu cứ giữ cách quản lý và hành xử kiểu trời ơi đất hỡi như vậy thì sẽ còn nhiều người dân bị chết oan bởi tai họa từ trên trời rơi xuống như thế”.
Theo ANTD
Mặt sau của "thiên tai"
Cơn bão số 5 mới chỉ lướt nhẹ qua Hà Nội, đã có tới 200 cây xanh bật gốc. Có ai giật mình không? Nhưng lần này thì khác, sự bức xúc trong dư luận dâng cao vì đã có người thiệt mạng vì cây đổ. Không quá đáng khi nhiều người lập tức tưởng tượng một ngày nào đó mình trở thành nạn nhân của những cái bẫy chết người "giăng" ở ven đường.
Vì sao ngay cả đến người dân cũng biết nguyên nhân khiến những cây xà cừ cả trăm năm tuổi đó đổ kềnh - bộ rễ chùm vốn đã ăn nông lại bị xén gọt không thương tiếc trong quá trình lắp đặt ống cáp, nước ngầm - nhưng các cơ quan hữu trách lại lờ đi như không biết? Sau cơn bão số 5, một số phóng viên báo chí đã thử khảo sát tại một số tuyến đường trung tâm và phát hiện chỉ trên 1,2km của phố Lò Đúc có tới gần 30 cây lớn đang chờ đổ mà nhân viên công ty cây xanh vẫn chưa xử lý hết. Người dân sống hai bên đường cứ vậy nơm nớp "sống trong sợ hãi" là bởi vậy cứ mỗi khi mưa lớn.
Ngoài "tội" làm đổ cây, cùng thời điểm đó, cơn bão số 5 còn bị quy thêm "tội" gây ra sụt đất, tạo thành "hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Đổ cho thiên tai là dễ nhất, vì thiên tai không phản biện được, nó cũng là thứ khó đề phòng và khắc phục. Nhưng rõ ràng chúng ta có thể nhìn ra yếu tố "nhân tai" song hành. Vấn đề là có ai nhận trách nhiệm và khắc phục hay không.
Quay lại với những cây xà cừ cổ thụ. Mưa bão, cây vẫn đổ như bao lần khác, nhưng giờ đây có người đã chết, liệu những cái "bẫy" đầy nguy hiểm đó có được cơ quan nào đứng ra khắc phục triệt để, cho dân được nhờ?
Theo VNE
Hà Nam: Người đàn ông chết oan vì bị trả thù nhầm Bị đánh, một số thanh niên thôn Lại Khê (xã Nhân Bình, Lý Nhân, Hà Nam) đã phục 2 bên đường, cầm gạch đá ngồi chờ để trả thù. Khi anh Hưng đi tới, tưởng nhầm là đối thủ, các đối tượng đã ném đá tới tấp, dẫn đến cái chết oan của anh Hưng. Công an huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam...