Đơn vị để xảy ra cháy nổ phải bồi thường chi phí chữa cháy
Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phòng chống cháy nổ, UBND TPHCM vừa kiến nghị Chính phủ cho phép TPHCM vận dụng quy định về bồi thường chi phí chữa cháy theo hướng đơn vị nào để xảy ra cháy nổ thì người đứng đầu đơn vị phải bồi thường.
Nếu để xảy ra cháy nổ do thiếu tinh thần trách nhiệm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bồi thường chi phí chữa cháy (ảnh minh họa)
Theo UBND TPHCM, kiến nghị này được đưa ra dựa theo tinh thần Chỉ thị số 175/CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký ban hành ngày 31/5/1991. Điều 1 của Chỉ thị này nêu: “Phải xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy, hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra cháy, gây thiệt hại về người và tài sản. Những cá nhân, tập thể, cơ quan do không chấp hành đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy để gây ra cháy phải bồi thường mọi thiệt hại do cháy gây ra và phải thanh toán mọi khoản chi phí cho việc chữa cháy, trường hợp nghiêm trọng hoặc do cố ý phải bị truy tố trước pháp luật”.
Do đó, UBND TP đề nghị cho TPHCM áp dụng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ phải bồi thường các chi phí chữa cháy bao gồm: chi phí cho chất chữa cháy và xăng dầu cho phương tiện hoạt động chữa cháy chi phí bồi dưỡng cho người dân, đội viên dân phòng và những người được huy động tham gia chữa cháy chi phí bồi thường sửa chữa các công trình nhà cửa bị phá dỡ để ngăn chặn cháy lan và tổ chức chữa cháy.
Ngoài ra, UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Công an sớm ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn việc hoàn trả, bồi thường tài sản, phương tiện được huy động tham gia chữa cháy bồi thường thiệt hại do cháy gây ra và các khoản phí, lệ phí…
Theo Dantri
Hơn 1.100 tỷ đồng giúp nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ
UBND TP Đà Nẵng vừa quyết định phê duyệt đề án "Nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ đến năm 2020". Đề án có tổng kinh phí thực hiện hơn 1.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng vừa duyệt đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để phát triển foatj động đánh bắt hải sản xa bờ
Theo lộ trình của đề án, mục tiêu đến năm 2015, Đà Nẵng sẽ có khoảng 300 tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 90 CV trở lên đến năm 2020, tăng lên khoảng 400 tàu.
Đối với tàu có công suất từ 400 CV trở lên, sẽ có hơn 70% tàu được trang bị thiết bị hỗ trở kỹ thuật khai thác hiện đại cũng như bảo quản sản phẩm như: máy định vị vệ tinh, máy dò ngang, tời thu lưới...
Đề án ưu tiên hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt hải sản hoạt động trên địa bàn có công suất lớn, đặc biệt là tàu thuyền có công suất từ 400 CV trở lên. Đồng thời đầu tư đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng chuyên nghiệp, chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.
Theo Dantri
Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao vai trò của AIPA Phiên họp toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 33 (AIPA 33) đã diễn ra sáng qua 18-9 tại thành phố Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, Indonesia. Phiên họp đã thông qua chương trình làm việc, bao gồm giới thiệu đại biểu, đề cử và bổ nhiệm đoàn...